Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội (Trang 46 - 51)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀNG MAI HÀ NỘI

2.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh

Trong giai đoạn 2017 – 2021 một mặt Chi nhánh chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, mặt khác do môi trường cạnh tranh đầy thách thức, phải chia sẻ thị phần với nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn hoạt động nên kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, Chi nhánh Hoàng Mai cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực cố gắng của cán bộ nhân viên Chi nhánh nên lợi nhuận trước thuế của BIDV – Chi nhánh Hoàng Mai vẫn đạt được kết quả khả quan. Một số kết quả kinh doanh chính của Chi nhánh như sau:

Bảng 2.1. Một số kết quả kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2017 – 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

TT Chỉ tiêu

Năm

2017 2018 2019 2020 2021

1 Huy động

vốn 3.041,2 3.536,5 4.133,4 3.987,1 3.862,6 2 Dư nợ tín

dụng 3.371,3 3.643,9 4.025,2 4.227,6 4.358,5 3 Tỷ lệ nợ xấu

(%) 1,23 1,05 1,00 1,17 1,15

4 Thu từ dịch

vụ 15,5 16,7 17,31 21,42 23,88

5 Lợi nhuận

trước thuế 140,2 147,7 151,8 145,2 140,7 (Nguồn: BIDV - Chi nhánh Hoàng Mai 2017, 2018, 2019, 2020, 2021) Về hoạt động huy động vốn: trong thời gian qua BIDV - Chi nhánh Hoàng Mai luôn quan tâm đến hoạt động huy động vốn vì hoạt động này là cơ sở để ngân hàng thực hiện việc cấp tín dụng cho khách hàng cũng như các hoạt động khác.

Chính vì vậy, hoạt động huy động vốn luôn được BIDV chi nhánh Hoàng Mai chú trọng và coi vốn là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh, quyết định sự tồn tại

của Chi nhánh. Do đó, Chi nhánh đã khai thác triệt để những lợi thế của mình như uy tín thương hiệu, chất lượng phục vụ, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ, thế mạnh về công nghệ thông tin, chính sách lãi suất linh hoạt hấp dẫn…nhằm huy động vốn. Qua bảng số liệu cho thấy, vốn huy động của Chi nhánh biến động tăng từ 3.041,2 tỷ đồng năm 2017 lên 4.133,4 tỷ đồng năm 2019, tuy nhiên sang năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nên vốn huy động của Chi nhánh giảm xuống còn 3.987,1 tỷ đồng, giảm 146,3 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 3,5% và năm 2021 vốn huy động của Chi nhánh tiếp tục giảm đạt 3.862,6 tỷ đồng, giảm 124,5 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 3,1% so với năm 2020.

- Về hoạt động tín dụng:

Song song với công tác huy động vốn từ nền kinh tế, hoạt động tín dụng được xác định là nhiệm vụ trọng yếu của Chi nhánh. Cùng với sự phát triển kinh tế của quận Hoàng Mai, của thành phố Hà nội, BIDV – Chi nhánh Hoàng Mai đã cung cấp vốn cho các khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế đủ điều kiện vay vốn theo quy định chung của Ngân hàng Nhà nước cũng như của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tình hình dư nợ tín dụng của Chi nhánh như sau:

Hình 2.2. Dƣ nợ tín dụng của BIDV - CN Hoàng Mai giai đoạn 2017 – 2021 (Nguồn: BIDV - Chi nhánh Hoàng Mai 2017, 2018, 2019, 2020, 2021) Từ năm 2017 đến năm 2021 dư nợ tín dụng của Chi nhánh liên tục tăng qua các năm, cụ thể năm 2018 dư nợ tín dụng của Chi nhánh đạt 3.643,9 tỷ đồng, tăng

272,6 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 8,1%. Năm 2019, dư nợ tín dụng đạt 4.025,2 tỷ đồng, tăng 381,3 tỷ đồng, tăng trưởng 10,5% và năm 2020 dư nợ tín dụng tiếp tục đạt 4.227,6 tỷ đồng, tăng 202,4 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 5% và năm 2021 đạt 4.358,5 tỷ đồng, tăng trưởng 3,1% so với năm 2020. Trong những năm 2018, 2019 tốc độ tăng trưởng tín dụng của Chi nhánh khoảng 8-10% hàng năm, nhưng đến năm 2020, 2021, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nên tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp chỉ khoảng 3 – 5%.

Bảng 2.2. Cơ cấu tín dụng của BIDV - Chi nhánh Hoàng Mai giai đoạn 2017 – 2021

Đơn vị tính: Tỷ đồng, %

Tiêu

chí Cộng

Theo kỳ hạn Theo đối tƣợng khách hàng Ngắn hạn Trung và dài

hạn

Khách hàng doanh nghiệp

Khách hàng cá nhân Giá trị TT

(%) Giá trị TT

(%) Giá trị TT

(%) Giá trị TT (%) Năm

2017 3.371,3 1.532,4 45,5 1.838,9 54,5 2.163,5 64,2 1.207,8 35,8 Năm

2018 3.643,9 1.714,3 47,0 1.929,6 53,0 2.261,5 62,1 1.382,4 37,9 Năm

2019 4.025,2 1.957,1 48,6 2.068,1 51,4 2.317,7 57,6 1.707,5 42,4 Năm

2020 4.227,6 2.236,9 52,9 1.990,7 47,1 2.324,1 55,0 1.903,5 45,0 Năm

2021 4.358,5 2.584,3 59,3 1.774,2 40,7 2.258,4 51,8 2.100,1 48,2 (Nguồn: BIDV - Chi nhánh Hoàng Mai 2017, 2018, 2019, 2020, 2021) Qua bảng số liệu cho thấy tại BIDV - Chi nhánh Hoàng Mai trong giai đoạn 2017 – 2021 đang có sự dịch chuyển từ dư nợ cho vay trung và dài hạn sang dư nợ cho vay ngắn hạn, cụ thể dư nợ cho vay ngắn hạn năm 2017 chiếm 45,5%, sang

năm 2019 chiếm 48,6% tăng 3,1% so với năm 2017 và sang năm 2021 tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm 59,3%, tăng 10,7% so với năm 2019. Dư nợ tín dụng trung và dài hạn đang có xu hướng giảm dần từ chiếm tỷ trọng 54,5% trong tổng dư nợ năm 2017 xuống chiếm còn 40,7% trong năm 2021.

Cơ cấu dư nợ tín dụng theo đối tượng khách hàng cho thấy tại BIDV chi nhánh Hoàng Mai dư nợ cho vay dịch chuyển từ đối tượng khách hàng doanh nghiệp sang đối tượng khách hàng cá nhân là các nhân, dân cư: năm 2017 dư nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp là 2.163,5 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 64,2%, sang năm 2019 dư nợ đối tượng khách hàng này là 2.317,7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 57,6%

giảm 6,6% so với năm 2017 , sang năm 2021 dư nợ tín dụng khách hàng doanh nghiệp giảm còn 51,8%. Trong khi đó tỷ trọng dư nợ tín dụng khách hàng cá nhân tăng từ 35,8% năm 2017 lên 48,2% năm 2021. Cơ cấu cho vay dịch chuyển theo hướng hợp lý đảm bảo an toàn hơn cho nguồn vốn của Ngân hàng và cũng phù hợp với chiến lược kinh doanh hiện nay của Chi nhánh là tập trung vào đối tượng KHCN, tăng cường hoạt động ngân hàng bán lẻ và cung cấp dịch vụ ngân hàng.

- Về tỷ lệ nợ xấu:

Tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh luôn ở mức giới hạn cho phép của NHNN, năm 2017 tỷ lệ nợ xấu của Chi nhánh đạt mức cao nhất: 1,23%, sang năm 2018, 2019 Chi nhánh đã thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm kiểm soát nợ xấu nên tỷ lệ nợ xấu đã giảm xuống lần lượt năm 2018 là 1,05% và năm 2019 là 1%. Tuy nhiên, sang năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, theo chủ trương của Chính phủ, của NHNN, BIDV thực hiện đẩy mạnh triển khai hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nên nợ xấu của Chi nhánh tăng lên ở mức 1,17% và năm 2021 là 1,15%.

- Về hoạt động dịch vụ

Những năm gần đây, cùng với việc hiện đại hóa hệ thống giao dịch ngân hàng, BIDV chi nhánh Hoàng Mai đã đẩy mạnh phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng mới như thẻ, bảo hiểm, Mobile banking, dịch vụ đại lý bán vé máy bay... tốc độ tăng trưởng lớn về số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ sản phẩm như thanh

toán trong nước, kinh doanh ngoại tệ, thẻ ATM, dịch vụ Mobile Banking, bảo hiểm ABIC, chứng khoán ngày càng tăng, nên thu nhập ròng từ hoạt động dịch vụ của Chi nhánh ngày càng cao trong giai đoạn 2017 – 2021, cụ thể thu từ hoạt động dịch vụ tăng từ 15,5 tỷ đồng năm 2017 lên 23,88 tỷ đồng năm 2021. Hoạt động dịch vụ đã góp phần quan trọng vào kết quả kinh doanh chung của Chi nhánh.

- Về lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh

Trong giai đoạn 2017 – 2021 môi trường cạnh tranh đầy thách thức, phải chia xẻ thị phần với nhiều tổ chức tín dụng trên địa bàn, dịch bệnh covid 19 nên lợi nhuận của Chi nhánh cũng có những biến động không ổn định.

Hình 2.3. Lợi nhuận trước thuế của BIDV - CN Hoàng Mai

(Nguồn: BIDV - Chi nhánh Hoàng Mai 2017, 2018, 2019, 2020, 2021) Qua hình trên cho thấy, lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh tăng từ 140,2 tỷ đồng năm 2017 lên 147,7 tỷ đồng năm 2018 tăng 7,5 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 5,3% và đạt 151,8 tỷ đồng năm 2019. Tuy nhiên, sang năm 2020 lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh lại giảm xuống còn 145,2 tỷ đồng, giảm 6,6 tỷ đồng với tỷ lệ giảm 4,4%

so với năm 2019 và năm 2021, lợi nhuận trước thuế tiếp tục giảm xuống còn 140,7 tỷ đồng, giảm 4,5 tỷ đồng, tỷ lệ giảm 3% so với năm 2020. Nguyên nhân giảm lợi nhuận là do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, BIDV đã triển khai các gói tín dụng lãi suất ưu đãi với tổng quy mô lên đến 368 nghìn tỷ đồng và đã chủ động giảm thu

nhập 2.500 tỷ đồng để hỗ trợ khách hàng. Đồng thời Chi nhánh cũng giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn do dịch bệnh. Với việc điều chỉnh giảm lãi suất của BIDV là hành động thiết thực để hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế trước tác động của đại dịch COVID-19; thể hiện vai trò, trách nhiệm của Ngân hàng trong việc thực thi chủ trương, chính sách điều hành của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, đề hạn chế rủi ro tín dụng, BIDV - Chi nhánh Hoàng Mai cũng đã tăng cường trích lập dự phòng rủi ro cho vay nên đã làm giảm lợi nhuận trước thuế của Chi nhánh trong giai đoạn này.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hoàng mai hà nội (Trang 46 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)