CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀNG MAI HÀ NỘI
3.1. Mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam và của Chi nhánh Hoàng Mai
3.1.1. Mục tiêu phát triển Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Với mục tiêu phát triển tối đa các dịch vụ phục vụ nhu cầu của khách hàng Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh HoàngMai chú trọng phát triển đồng bộ các sản phẩm dịch vụ, nhất là các sản phẩm dịch vụ đi kèm với sản phẩm tiền vay đến với khách hàng. Mục tiêu đề ra là 100%
khách hàng cá nhân được chi trả lương có nhu cầu vay tín chấp được cung cấp sản phẩm BSMS đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin về dư nợ, lãi suất, tỷ giá, kỳ trả nợ… triển khai sản phẩm internet Banking, mobil Banking đến khách hàng nhằm đưa các dịch vụ của Ngân hàng đến với mọi đối tượng một cách nhanh chóng, d dàng và thuận tiện nhất giúp khách hàng theo dõi và kiểm soát tối đa khoản nợ của mình tại Ngân hàng đồng thời Ngân hàng cũng có thể nâng cao hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng đối với khoản vay của khách hàng.
Thương hiệu: BIDV Chi nhánh Hoàng Mai với thương hiệu là NHBL gắn với các dịch vụ hiện đại.
Quy mô: BIDV Chi nhánh Hoàng Mai trở thành ngân hàng top 10 trong hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và nằm trong top 2 chi nhánh BIDV trên địa bàn. Trong đó phát triển tăng tốc về quy mô gắn với cơ cấu lại toàn diện các mặt hoạt động, trọng tâm là nâng cao tiềm lực tài chính, tăng trưởng nhanh huy động vốn, tín dụng đi đôi với phát triển bền vững nền khách hàng, mở rộng thị phần hoạt động, kiểm soát rủi ro nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động.
- Tăng quy mô huy động vốn dân cư mục tiêu chiếm lĩnh thị phần lớn trên địa bàn, đa dạng hóa các hình thức và phương thức huy động, cải thiện cơ cấu kỳ
hạn theo hướng trung dài hạn đảm bảo ổn định nguồn.
- Tăng trưởng đột phá tín dụng bán lẻ gắn với kiểm soát chất lượng tín dụng, đẩy mạnh phát triển các dòng sản phẩm đang là mũi nhọn của hệ thống như tín dụng nhà ở, tín dụng phát triển nông nghiệp công nghệ cao…
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả dịch vụ ngân hàng bán lẻ theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ bán lẻ trong tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Sản phẩm dịch vụ bán lẻ: Cung cấp cho khách hàng một danh mục dịch vụ đa dạng, đa tiện ích. Hướng tới cung cấp dịch vụ trọn gói để tăng lợi nhuận, đẩy mạnh bán chéo dịch vụ nhằm thiết lập mối quan hệ với khác hàng.
Kênh phân phối: phát triển hợp lý các kênh phân phối theo hướng thân thiện, tin cậy, d tiếp cận và hiện đại đối với khách hàng nhằm cung ứng kịp thời, đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ NHBL tới khách hàng. Kênh phân phối truyền thống tăng đủ số lượng và nâng cao chất lượng hoạt động. Kênh phân phối hiền đại ATM, POS, Internet banking, Mobile banking… tiếp tục trên nền tảng công nghệ hiện đại theo hướng trở thành kênh phân phối chính đối với sản phẩm NHBL.
Nguồn nhân lực: tăng đủ số lượng nhân lực theo yêu cầu hoạt động, tập trung bổ sung nhân lực cho hoạt động bán lẻ và các hoạt động kinh doanh trực tiếp, đồng thời đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp theo yêu cầu.
3.1.2. Mục tiêu phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Chi nhánh
- Hoạt động tín dụng: Cơ cấu lại danh mục tín dụng theo hướng tăng tỷ trọng tín dụng khách hàng DNNVV và bán lẻ. Chi nhánh thực hiện chủ trương cơ cấu lại danh mục tín dụng, tăng phân khúc khách hàng SME và bán lẻ; phát triển các chuỗi liên kết, cung cấp tổng thể giải pháp dịch vụ tài chính cho từng khách hàng, nhóm khách hàng; đa dạng cơ cấu doanh thu.
- Hoạt động huy động vốn:Tập trung nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn huy động, đặc biệt chú trọng tăng trưởng các nguồn vốn có chi phí thấp từ việc sử dụng tài khoản thanh toán mới và từ các gói sản phẩm dịch vụ ưu đãi. Mở rộng cơ sở khách hàng có giao dịch với khu chế xuất, khách hàng thanh toán quốc tế, tài
trợ thương mại.
- Ưu tiên phát triển chiến lược Ngân hàng số digital banking trên tất cả các mặt hoạt động kinh doanh, phù hợp với xu hướng phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và thực hiện áp dụng Basel II theo hướng dẫn của Hội sở chính.
- Hoạt động khác: Tập trung bán chéo, bán thêm sản phẩm đối với các nhóm khách hàng có tiềm năng sử dụng đa dạng SPDV ngân hàng. Sử dụng chính sách giá, lãi suất linh hoạt để gia tăng thu dịch vụ, đặc biệt là thu từ các sản phẩm thẻ, tài trợ thương mại, ngân hàng điện tử, bảo hiểm.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, số hóa trong mọi mặt hoạt động. Tiếp tục xây dựng hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ trên nền tảng công nghệ hiện đại để đáp ứng tối đa nhu cầu và tăng cường trải nghiệm khách hàng, thúc đẩy bán chéo, chuyển dịch kênh phân phối. Phân tích dữ liệu và áp dụng trí tuệ nhân tạo trong quản lý điều hành. Đặc biệt chú trọng triển khai các công cụ thanh toán hiện đại nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Chính phủ, NHNN. Tăng cường ứng dụng các công nghệ mới đảm bảo an toàn bảo mật và gia tăng tiện ích cho khách hàng, triển khai ứng dụng tự động hóa, nhận diện qua sinh trắc học.
Cụ thể hóa mục tiêu:
Huy động vốn bản lẻ chiếm tỷ trọng 90% tổng vốn huy động Cho vay bán lẻ chiếm tỷ trọng 70% trong tổng dư nợ tín dụng
Thu nhập ròng từ dịch vụ thẻ/tổng thu nhập ròng từ ngân hàng bán lẻ chiếm tỷ lệ 15%
Thu nhập ròng từ dịch vụ thanh toán/tổng thu nhập ròng NHBL chiếm tỷ trọng 11%
Thu nhập ròng từ dịch vụ ngân hàng điện từ chiếm tỷ lệ 16% tổng thu nhập của chi nhánh
Thu nhập ròng từ dịch vụ ngân hàng điện tử khác chiếm tỷ lệ 11% tổng thu nhập của Chi nhánh
Tỷ lệ nợ xấu cho vay bán lẻ 0,5%
Tổng số Phòng giao dịch: 8 phòng, tổng số máy ATM: 20 máy, máy POS:
250 máy