Chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ logistics

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics bên thứ ba (3pl) thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với việt nam (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ

1.3. Chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ logistics

Hiện nay, khi đánh giá trình độ phát triển và hiệu quả hoạt động logistics của một quốc gia, các báo cáo thường sử dụng một chỉ số được công nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới, đó là chỉ số LPI – chỉ số năng lực quốc gia về logistics. Thông qua chỉ số này sẽ đánh giá được năng lực phát triển ngành logistics của một quốc gia, từ đó làm đầu mối đánh giá khả năng phát triển dịch vụ logistics thuê ngoài nói chung và dịch vụ 3PL nói riêng của quốc gia đó.

Từ ngày 01/3, Thông tư số 12/2021/TT-BKHĐT ngày 31/12/2021 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư “Quy định Hệ thống chỉ tiêu thống kê logistics của Việt Nam” bắt đầu có hiệu lực.Thông tư quy định về Chỉ số hiệu quả Logistics (LPI), chỉ số quan trọng đánh giá tình trạng hoạt động và hiệu quả hoạt động của ngành dịch vụ logistics Việt Nam mà hiện nay chúng ta chưa tự xây dựng được.

Về khái niệm, phương pháp tính LPI Thông tư nêu rõ “Logistics là một mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ việc chuyển dịch hàng hóa, thương mại qua biên giới và thương mại nội địa, vì vậy Chỉ số LPI gồm hai chỉ số thành phần là LPI quốc tế và LPI trong nước”.

a) Chỉ số LPI quốc tế được đánh giá trên 6 tiêu chí bao gồm:

- Hạ tầng: Chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải (cơ sở hạ tầng về cảng biển, sân bay, đường sắt, đường bộ, đường biển, hàng không, phương tiện chuyển tải, kho bãi, hạ tầng công nghệ thông tin và các dịch vụ IT).

- Vận tải quốc tế: Mức độ dễ dàng khi thu xếp vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu với giá cả cạnh tranh, liên quan đến các chi phí như phí đại lý, phí cảng, phí cầu đường, phí lưu kho bãi....

- Năng lực, chất lượng dịch vụ logistics: năng lực và chất lượng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics, ví dụ các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và vận tải đa phương thức; doanh nghiệp kho bãi và phân phối; đại lý giao nhận; cơ quan hải quan; cơ quan kiểm tra

19

chuyên ngành; cơ quan kiểm dịch; đại lý hải quan; các hiệp hội liên quan đến thương mại và vận tải; người giao và người nhận hàng.

- Khả năng theo dõi và truy xuất: Khả năng theo dõi và truy xuất các lô hàng.

- Thời gian giao hàng: việc giao hàng đúng lịch khi tới đích so với thời hạn đã định: các lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu làm thủ tục thông quan và giao đúng thời hạn.

- Thông quan: Hiệu quả của các cơ quan kiểm soát tại biên giới, ví dụ như tốc độ, tính đơn giản, và khả năng dự đoán trước của các thủ tục khi thông quan.

b) Đối với LPI trong nước gồm 4 tiêu chí:

- Hạ tầng: Chất lượng của cơ sở hạ tầng liên quan đến thương mại và vận tải (cơ sở hạ tầng về cầu cảng, sân bay, đường sắt, đường bộ, đường biển, hàng không, phương tiện chuyển tải, lưu kho, lưu bãi, hạ tầng công nghệ thông tin và các dịch vụ IT);

- Dịch vụ: Năng lực, mức độ phát triển của dịch vụ logistics;

- Thủ tục và thời gian làm thủ tục tại biên giới: Thủ tục hải quan và kiểm tra chuyên ngành;

- Độ tin cậy của chuỗi cung ứng: Khả năng đáp ứng của các nhà cung cấp dịch vụ logistics trong nước.

1.3.2. Nhân tố ảnh hưởng

Nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ 3PL bao gồm các nhân tổ khách quan và nhân tố chủ quan đến từ phía bên trong các doanh nghiệp. Trong đó nhân tố khách quan bao gồm các yếu tố về chính trị - pháp luật, kinh tế, công nghệ và cơ sở hạ tầng. Các yếu tố tiềm lực tài chính của daonh nghiệp, hệ thống thông tin và nguồn nhân lực là các nhân tố chủ quan quyết định đến sự phát triển dịch vụ của các LSP.

1.3.2.1. Nhân tố khách quan

Thứ nhất, các quyết định ban hành về chính trị, pháp luật sẽ ảnh hưởng đến đường lối phát triển của kinh tế - xã hội, trong đó có hoạt động logistics như quy định về thủ tục hải quan, giao nhận vận tải, định hướng phát triển,…Các quyết định của

20

Chính phủ về ký kết các hiệp định thương mại, điều ước quốc tế cũng ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu như quy định về đóng gói, chứng từ, yêu cầu về chất lượng sản phẩm,..Do đó, các doanh nghiệp không chỉ cần hiểu rõ về chính trị, pháp luật của nước sở tại mà còn cả đất nước của các đối tác làm ăn. Khi thâm nhập một thị trường mới doanh nghiệp cần tìm hiểu môi trường chính trị có ổn định không, có rào cản, xung đột pháp luật nào không hay tìm hiểu về mối quan hệ ngoại giao giữa hai nước và các hiệp định được ký kết để đưa ra quyết định lựa chọn thị trường mục tiêu.

Thứ hai là các yếu tố kinh tế như tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu nền kinh tế quốc dân, tỷ lệ lạm phát và chính sách của Nhà nước trong việc kiểm soát lạm phát, tình hình tài chính của quốc gia, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, tỷ giá hối đoái, lãi suất, chính sách thuế,…đều có thể làm thay đổi mục tiêu, chiến lược kinh doanh, quy trình, phương thức hoạt động của doanh nghiệp.

Thứ ba là công nghệ - yếu tố tiếp theo tác động đến sự phát triển của các doanh nghiệp logistics 3PL. Trong thời đại 4.0 cùng với sự phát triển vượt bậc của thương mại điện tử, các doanh nghiệp này muốn có lợi thế cạnh tranh hay đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng cần phải liên tục cải tiến, đưa công nghệ thông tin vào dịch vụ của mình như hệ thống thông tin quản trị dây chuyền cung ứng toàn cầu, hệ thống quản lý kho hàng (warehouse management system – WMS), công nghệ định vị bằng sóng radio,.. để đưa ra các quyết định chính xác hơn, truyền đạt thông tin về tình trạng hàng hóa tới khách hàng nhanh chóng hơn.

Thứ tư, CSHT nhất là hệ thống giao thông vận tải sẽ quyết định đến chất lượng dịch vụ vận tải của các công ty 3PL, ảnh hưởng đến thời gian vận chuyển nguyên vật liệu, bán thành phẩm giữa các kho và thời gian giao hàng cho khách hàng.

Do đó, việc đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông sẽ giúp tối ưu thời gian vận chuyển, giảm thiểu rủi ro, nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố tự nhiên như mưa gió, bão, lũ lụt, động đất,…đều có thể gây ra những rủi ro, thiệt hại hay sự cố bất khả kháng đến hoạt động logistics.

21 1.3.2.2. Nhân tố chủ quan

Thứ nhất, đó là tiềm lực tài chính của doanh nghiệp. Một nguồn lực tài chính lớn mạnh để có thể đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, đa dạng hóa dịch vụ, từ đó nâng cao sức mạnh cạnh tranh, chất lượng phục vụ khách hàng cũng như gây dựng uy tín, thương hiệu cho công ty.

Thứ hai là hệ thống thông tin liên quan đến việc cập nhật kịp thời, chính xác, nhanh chóng thông tin về thị trường hàng hóa, thị trường tài chính-tiền tệ,…thông tin về nhà cung cấp, nguồn khách hàng, đối thủ cạnh tranh,...để có thể đưa ra các quyết định, chiến lược đúng đắn, phù hợp với tình hình thị trường và nắm bắt được các cơ hội.

Thứ ba liên quan đến yếu tố nhân lực bao gồm cả trình độ quản lý của cấp lãnh đạo và nghiệp vụ chuyên môn của nhân viên. Đây là yếu tố quan trọng quyết định lớn kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Ban lãnh đạo có khả năng quản lý, điều phối giỏi, có quyết định sáng suốt, biết sử dụng đúng người đúng việc sẽ phát huy được thế mạnh của từng nhân viên, tối ưu hóa kết quả làm việc.Đội ngũ nhân viên nghiệp vụ chuyên môn thành thạo giúp hài lòng khách hàng, tránh được những sai sót, rủi ro tác nghiệp làm phát sinh chi phí kinh doanh.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã cung cấp cơ sở lý luận chi tiết về dịch vụ logistics và 3PL về lịch sử hình thành, khái niệm, đặc điểm và phân tích vai trò quan trọng của dịch vụ 3PL đối với các doanh ngiệp và nền kinh tế của một quốc gia. Chương cũng đã giưới thiệu về chỉ tiêu đánh giá logistics và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ 3PL.

22

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics bên thứ ba (3pl) thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với việt nam (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)