CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL
3.1. Thực trạng phát triển dịch vụ 3PL tại Việt Nam
3.1.3. Thực trạng các DN TPL tại Việt Nam
Theo VLA (2018) trong giai đoạn 2016-2018, số lượng doanh nghiệp logistics tại Việt Nam tăng vọt lên 30.000 vào năm 2018 trong đó có 4000 DN cung cấp dịch vụ logistics quốc tế. Số lượng công ty có cung cấp dịch vụ logistics quốc tế năm 2018 tăng khoảng 15% so với năm 2016 và chỉ chiếm khoảng 13% trong tổng số doanh nghiệp logistics cả nước.
Theo số liệu của VLA (2018) tuy các DN logistics Việt Nam chiếm tỷ trọng lớn (90%) nhưng hầu hết là các SME cung cấp các dịch vụ chưa có giá trị gia tăng cao, vì vậy thị phần thuộc phần lớn các DN logistics nước ngoài (70%). Thứ trưởng Bộ Công thương (2022) cho rằng : “Ở cả chiều mua và bán, doanh nghiệp logistics trong nước đều bị hạn chế về sân chơi”. Thậm chí, DN logistics Việt Nam chủ yếu dừng ở mức 1PL, 2PL. Số lượng DN 3PL Việt Nam rất ít mà chủ yếu là công ty nước ngoài hoặc có vốn đầu tư nước ngoài. Một số 3PL nước ngoài nổi tiếng ở Việt Nam như Tập đoàn Deutsche Post DHL Group, FedEX, Tập đoàn A.P. Moller- Maersk,…DHL là công ty logistics hàng đầu Thế giới, có mặt ở hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đáng chủ ý, tháng 11 năm 2021, DHL đã đưa ra quyết định đóng cửa mảng dịch vụ DHL eCommerce tại Việt Nam khi mảng logistics tại thị trường TMĐT Việt Nam đang phát triển nóng và cạnh tranh khốc liệt bất chấp tình hình dịch bệnh căng thẳng trong thời gian qua. Cũng giống như DHL, FedEX là một trong những công ty chuyển phát nhanh lớn nhất Thế giới. Tại Việt Nam, nó tập trung chủ yếu vào dịch vụ giao hàng xuyên biên giới, xuất nhập khẩu hàng hóa. Về phía DN 3PL của Việt Nam được biết đến nhiều với những cái tên như Gemadept, Transimex Sài Gòn, Vinafco. Theo Tomorrow Marketers (2020) dịch vụ 3PL đã tạo ra nguồn doanh thu lớn cho Gemadept, duy trì tốc độ phát triển ổn định trên 1000 tỷ đồng qua nhiều năm nay với “8 trung tâm phân phối logistics từ Nam ra Bắc và đang phục vụ cho hơn 40 khách hàng lớn, cả đa quốc gia (Samsung) lẫn trong nước (Vinamilk, Masan, Kinh
53
Đô)”. Với Transimex Sài Gòn, đã có sự tăng trưởng lớn trong doanh thu trong năm 2014, tăng gấp 2,7 lần năm 2011 nhờ việc nâng cấp cảng ICD (cảng thông quan nội địa) và đầu tư thêm các trung tâm phân phối. Về phía Vinafco, công ty đã chú trọng ứng dụng CNTT như phần mềm quản lý kho tiên tiến và tập trung cung cấp dịch vụ 3PL tại các vùng kinh tế trọng điểm. Việc ứng dụng CNTT đã giúp công ty có khả năng phản ứng nhanh trước những biến động của thị trường và rút ngắn thười gian làm việc khoảng 50%.
Về tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics tại Việt Nam năm 2018, kho hàng, làm thủ tục XNK, vận tải, dự báo nhu cầu và thu mua nguyên vật liệu là những dịch vụ có tỷ lệ thuê ngoài cao nhất và cũng là những dịch vụ logistics cơ bản nhất. Nhu cầu đối với dịch vụ xử lý đơn hàng, lắp ráp, quản lý tồn kho,…chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
VLA(2018) xác định khoảng 60-70% là tỷ lệ thuê ngoài của ngành dịch vụ logistics.
Hình 3.2. Tỷ lệ thuê ngoài dịch vụ logistics tại Việt Nam năm 2018 (%)
Nguồn: Báo cáo logistics Việt Nam năm 2018 Ngoài ra, theo sách trắng logistics năm 2018 của VLA cho thấy sự gián đoạn trong quy trình nghiệp vụ (54,8%), chi phí cao (41,9%) và rủi ro về bảo mật thông tin (32,3%) là những lý do chính khiến các chủ hàng e ngại việc thuê ngoài toàn bộ dịch vụ logistics.
Về nguồn nhân lực, đây là nhân tố quyết định đến năng lực cạnh tranh của ngành, tuy nhiên quy mô và chất lượng nguồn nhân lực logistics của Việt Nam chưa
002.72.72.75.45.48.18.18.110.816.2 24.327 32.432.4 40.5 70.370.370.373 78.4 100
0 20 40 60 80 100 120
Khác Xử lý đơn hàng Lắp ráp Thu hồi hàng về Chuỗi cung ứng Phân phối Kiểm tra chất lượng Khai báo hải quan Môi giới bảo hiểm Dự báo nhu cầu Vận tải nội địa Kho hàng
54
thực sự đáp ứng nhu cầu của thị trường. Sách trắng logittics năm 2018 của VLA đã đưa ra các đánh giá: “trên 45% nhân viên có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm làm việc được đánh giá ở mức tốt, như vậy có thể thấy chất lượng nguồn nhân lực đảm bảo về mặt chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm làm việc của các doanh nghiệp logistics Việt Nam về cơ bản là đảm bảo nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong việc chiêu mộ nguồn nhân lực logistics chất lượng cao. Kết quả khảo sát về trình độ IT và khả năng ngoại ngữ chỉ có khoảng 29% số nhân viên được đánh giá tốt và trên 41%
được đánh giá mức khá, điều này dẫn đến khả năng làm việc trong môi trường quốc tế của người lao động được đánh giá ở mức tốt là 29,5% và mức khá là 33,6%. Kỹ năng mềm đối với ngành dịch vụ logistics bao gồm rất nhiều các kỹ năng như thương lượng, đàm phán ký kết hợp đồng logistics, soạn thảo văn bản, kỹ năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề,... kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ được đánh giá tốt và khá là gần như tương đồng chiếm khoảng 38%”. Chính những hạn chế trên là nguyên nhân đẫn đến việc nhiều DN logistics gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự có trình độ chuyên môn cao. Trong đó, nhóm nguyên nhân chính là lao động thiếu kiến thức, kỹ năng chuyên môn, khả năng ngoại ngữ, thiếu đam mê và kinh nghiệm.
Hình 3.3. Mức độ tác động của các yếu tố tới việc khó tuyển dụng nhân lực logistics (điểm)
Trong đó: 1=không tác động; 2 = tác động ít; 3 = tác động trung binh; 4 = tác động mạnh; 5 = tác động rất mạnh
Nguồn: Báo cáo logistics Việt Nam 2021
2.84 3.01
3.05 3.2
3.26 3.27 3.32 3.33 3.33 3.46
3.5
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
Lao động thiếu chứng chỉ nghề nghiệp cần thiết Yêu cầu lao động cam kết làm việc lâu dài Môi trường làm việc ảnh hưởng đến sức khỏe Áp lực thời gian cao Mức lương không cạnh tranh và tương xứng Áp lực công việc cao Thiếu nguồn cung ứng lao động trên thị trường Lao động thiếu kinh nghiệm Lao động hạn chế khả năng ngoại ngữ Lao động thiếu đam mê công việc Lao động thiếu kiến thức và kỹ năng chuyên môn
55
Về việc đầu tư vào CNTT, chuyển đổi kĩ thuật số của các DN logistics còn gặp nhiều trở ngại, chủ yếu phát sinh từ việc khó khăn trong tương thích công nghệ với bên đối tác, về yêu cầu tài chính, nguồn vốn và sự hiểu biết về công nghệ phù hợp.
Hình 3.4. Những khó khăn khi doanh nghiệp áp dụng chuyển đổi số
Nguồn: Báo cáo logistics Việt Nam 2021 Tuy việc đầu tư phát triển vào CNTT, chuyển đổi số gặp nhiều trở ngại nhưng nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực đầu tư các CNTT cần thiết. Cụ thể, theo Báo cáo logistics Việt Nam 2021 của Bộ Công thương có “75% doanh nghiệp đang sử dụng FMS (phần mềm quản lý giao nhận); 63,89% doanh nghiệp đang sử dụng phần mềm OMS và WMS (phần mềm quản lý đơn hàng, phần mềm quản lý kho hàng); 61,11%
doanh nghiệp đang sử dụng TMS (phần mềm quản lý vận tải). Tuy nhiên, những ứng dụng có thể tối ưu hóa công tác vận hành như VRP (hệ thống định tuyến phương tiện) hay hệ thống lưu trữ và lấy hàng tự động AS/RS hay xe lấy hàng tự động (Automatic guided vehicle) thì còn rất ít doanh nghiệp sử dụng với tỉ lệ tương ứng là 19,4%, 16,67% và 11,11%”.