CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 3PL
2.2. Thực trạng phát triển dịch vụ 3PL tại Trung Quốc
2.2.2. Tình hình phát triển dịch vụ logistics 3PL với những thành quả đạt được
Thị trường 3PL ở Trung Quốc được đánh giá có tốc độ phát triển cao, quy mô lớn, doanh thu thị trường đóng góp lớn vào GDP quốc gia, từ đó là nhân tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế của quốc gia này. Trong giai đoạn 2010 – 2020, thị trường 3PL ở Trung Quốc đã đạt được nhiều thành tựu nổi bật, nâng vị thế cạnh tranh của các DN 3PL Trung Quốc trên trường quốc tế.
29
Thứ nhất, chỉ số LPI của Trung Quốc có sự tăng nhẹ trong giai đoạn từ năm 2010 - 2018 (bảng 2.2)
Bảng 2.2. Chỉ số LPI của Trung Quốc giai đoạn 2010-2018
Năm
Xếp hạng (chỉ số
LPI)
Chỉ số LPI
Thông
quan Hạ tầng Vận tải quốc tế
Chất lượng và năng lực logistics
2010 27 3,49 3,16 3,54 3,31 3,49
2012 26 3,52 3,25 3,61 3,46 3,47
2014 28 3,53 3,21 3,67 3,5 3,46
2016 27 3,66 3,32 3,75 3,7 3,62
2018 26 3,61 3,29 3,75 3,54 3,59
2019
(ước tính)
25 3,60 3,27 3,66 3,53 3,58
2020
(ước tính)
25 3,60 3,26 3,64 3,53 3,59
Nguồn: https://lpi.worldbank.org Năm 2018, chỉ số LPI của Trung Quốc đạt mức 3,61 tăng 0,12 điểm so với năm 2010 và xếp thứ 26 trên toàn cầu. Trong giai đoạn 2010 – 2018, dịch vụ vận tải quốc tế và cơ sở hạ tầng có sự cải thiện rõ rệt nhất tăng lần lượt là 0,23 điểm và 0,21 điểm, các chỉ tiêu còn lại cũng được cải thiện như chất lượng thông quan tăng 0,13 điểm, năng lực logistics tăng 0.1 điểm. Dự báo đến năm 2020 chỉ số LPI của Trung Quốc là 3,6 điểm xếp thứ 25 trên toàn cầu.
Điều đặc biệt, theo hình 2.5, Trung Quốc xếp thứ nhất với mức 8,86 về chỉ số Logistics các thị trường mới nổi. Theo nghiên cứu của Research And Markets (2021) đã đưa ra cái nhìn lạc quan, đầy triển vọng để tiếp tục phát triển mạnh mẽ của thị
30
trường này: Thị trường logistics ở Trung Quốc sẵn sàng tăng 73,78 tỷ USD trong giai đoạn 2021-2025, đạt tốc độ CAGR là gần 7%.
Thứ hai, về chi phí logistics và doanh thu dịch vụ 3PL tại Trung Quốc năm 2020 được ghi nhận lần lượt là 2.134,8 tỷ USD (chiếm 14,5% chi phí GDP) và 227,4 tỷ USD. Mức doanh thu này này chỉ thấp hơn Mỹ 4,1 tỷ USD và chiếm khoảng 58,3%
doanh thu 3PL khu vực APAC và chiếm 23,6% toàn thế giới. Như vậy, tuy ngành logistics chịu nhiều áp lực bởi tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc nhưng vẫn vẫn đạt doanh thu cao bởi nhu cầu logistics cao đảm bảo cho sự phát triển kinh tế cũng như nền kinh tế quốc dân ngày càng phụ thuộc vào sự phát triển của logistics.
Bảng 2.3. Chi phí logistics và doanh thu 3PL của Trung Quốc năm 2020 (tỷ USD)
Quốc gia
GDP Chi phí logistics theo
GDP
Chi phí logistics
Phần trăm doanh thu 3PL đóng góp
vào GDP
Doanh thu 3PL
Trung Quốc
14.722,8 14,5% 2.134,8 10,6% 227,4
APAC 30.301,6 12,9% 3.896,9 10% 389,9
Thế giới 84.574,8 10,8% 9.092,1 10,6% 961,8
Nguồn: https://www.3plogistics.com Thứ ba, CSVC cùng hệ thông giao thông vận tải (GTVT) ngày càng được Chính phủ Trung Quốc tăng cường tập trung đầu tư phát triển hiện đại. Ở Trung Quốc phương thức vận tải chính là đường bộ, chiếm khoảng 73,89% (hình 2.6).
31
Hình 2.6. Cơ cấu phương thức vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc trong tháng 3/2022
Nguồn: Báo cáo tình hình thị trường logistics trung quốc số tháng 4/2022 của Bộ Công thương Cũng theo “Báo cáo tình hình thị trường logistics trung quốc số tháng 4/2022”
của Bộ Công thương thì “tổng lượng vận tải hàng hóa đường bộ trong tháng 3/2022 đạt gần 3,14 tỷ tấn, tăng 50,44% so với tháng trước nhưng vẫn giảm 4,7% so với tháng 3/2021. Tính chung 3 tháng đầu năm 2022, tổng lượng vận tải hàng hóa đường bộ của nước này đạt 8,15 tỷ tấn, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2021”.
Hình 2.7. Vận tải hàng hóa bằng đường cao tốc của Trung Quốc (tỷ tấn)
Nguồn: Báo cáo tình hình thị trường logistics trung quốc số tháng 4/2022 của Bộ Công thương
73.89 16.1
10 0.01
Đường bộ Đường thủy Đường sắt Đường hàng không
3.31 3.43 3.48 3.48 3.39 3.44 3.5 3.42 3.48 3.43 2.93
2.09 3.14
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4
32
Vận tải đường bộ phát triển mạnh bởi hệ thống đường cao tốc của Trung Quốc lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Mỹ. Theo N.Quang (2022), Trung Quốc đã tạo ra
“mạng lưới đường sắt cao tốc dài nhất thế giới, khoảng 38.000 km, và hệ thống đường bộ lớn nhất liên kết tất cả các vùng của đất nước. Chiều dài đường cao tốc ở Trung Quốc là 170.000 km, gần gấp đôi con số của Mỹ và ở Nga là không quá 7.000 km”.
Mạng lưới vận tải biển tại quốc gia này gồm hơn 2000 cảng nhỏ và 34 cảnh lớn, trong đó cso 7 cảng năm trong danh sách 10 cảng lớn nhất thế giới. Trong 3 tháng đầu năm 2022, có 3.630,9 triệu tấn hàng hóa qua các cảng Trung Quốc, tăng 1,6%
so với cùng kỳ năm 2021, và 67,4 triệu TEU sản lượng container thông qua các cảng Trung Quốc, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đặc biệt thành công gần đây nhất vào ngày 22/4/2022, một con tàu mang tên Zhi Fei – tàu container không người lái đã hoàn thành chuyến đi đầu tiên ở ngoài khơi thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc.
Thứ tư, về các DN 3PL, tuy thị trường 3PL còn phân mảnh chủ yếu vẫn là các SME kinh doanh dịch vụ vận tải và kho bãi nhưng theo SmartLog (2017), một số doanh nghiệp 3PL lớn của Trung Quốc đã “từng bước đa dạng hóa lĩnh vực dịch vụ của mình như năng lượng, thực phẩm, giải pháp cung ứng một điểm đến (one-stop service), sản xuất ô tô, các dịch vụ tài chính toàn diện bao gồm thanh toán, cung cấp tài chính và quản lý tài sản”. Sinotrans và Anji là hai doanh nghiệp 3PL nổi bật trong nước và trên thế giới với doanh thu lần lượt là 737,312 tỷ CNY và 22,32 tỷ CNY năm 2018. Ngoài ra, còn có một số hoạt động mua bán sáp nhập (Mergers and Acquisitions – M&A) lớn diễn ra trong năm 2018. Tháng 7 năm 2018 COSCO mua lại OOIL đưa các hãng vận tải biển Trung Quốc trở thành hãng vận tải lớn thứ ba thế giới. Cũng thời gian đó DB Schenker, đã ký một sự thỏa thuận với thành phố Pinghu ở phía đông bắc Trung Quốc để thiết lập một đại cơ sở. Theo DB Schenker, Pinghu là nơi có vị trí chiến lược khi các khu vực đô thị của Thượng Hải, Hàng Châu, Tô Châu, và khu vực nước sâu Dương Sơn, Zhapu đều cách không xa Pinghu.