CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 3PL
2.4. Thực trạng phát triển hoạt động 3PL tại Indonesia
Trong những năm gần đây, nhờ có các điều kiện kinh doanh thuận lợi cùng với lợi thế về giá trị của sản xuất và chuỗi cung ứng đã giúp các quốc gia Đông Nam Á vươn lên về sức cạnh tranh, trong đó có Indonesia. Trong lĩnh vực logistics, Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia mới nổi, có tiềm năng để phát triển nhưng Indonesia đã có những bước tiến nhanh hơn và lọt top ba các thị trường logistics mưới nổi sau Trung Quốc và Ấn Độ, đây cũng chính là những lý do tác giả lựa chọn thị trường 3PL ở Indonesia để nghiên cứu và rút ra các bài học cho Việt Nam.
2.4.1. Động lực thúc đẩy dịch vụ 3PL
Cũng như Ấn Độ, Indonesia được đánh giá là thị trường tiềm năng cho hoạt động logistics khi nắm bắt được các cơ hội, nhân tố thúc đẩy sau:
Thứ nhất, TMĐT đã có vai trò quan trọng trong việc gia tăng nhu cầu sử dụng các dịch vụ 3PL tại quốc gia này. Mỗi năm có hàng triệu người dân Indonesia thực hiện mua sắm trực tuyến, bán hàng qua các mạng xã hội và các nền tảng TMĐT. Theo một báo cáo của AC Ventures (2020) thương mại điện tử Indonesia đã có mức tăng trưởng vượt bậc kể từ năm 2015 và được dự báo sẽ đạt 97 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025.
Sở dĩ TMĐT phát triển cũng bởi Indonesia là một trong những quốc gia có tỷ lệ sử dụng Internet cao nhất với khoảng 77,9% vào năm 2021 tăng gần gấp đôi so với năm 2015 và dự báo tăng hơn 80% trong những năm tiếp theo (hình 2.8).
39
Hình 2.8. Tỷ lệ người sử dụng Internet ở Indonesia từ năm 2015 đến năm 2025(%)
Nguồn: https://acv.vc Thêm vào đó, đại dịch COVID-19 khiến nhu cầu sử dụng TMĐT tăng cao, nhất là trong các khoảng thời gian phong tỏa, giãn cách xã hội, người dân buộc phải sử dụng các dịch vụ mua sắm trực tuyến làm tăng doanh thu dịch vụ giao vận của 3PL.
Tăng trưởng xuất khẩu và nhập khẩu đang là động lực thứ hai thúc đẩy thị trường 3PL tại Indonesia. Theo nghiên cứu của Mordor Intelligence (2021) thì
“Indonesia đang ở trong tình trạng phục hồi kinh tế tốt, với điều kiện đại dịch COVID- 19 tiếp tục được quản lý hợp lý, với mức tăng trưởng GDP phục hồi lên tới 3,7% vào năm 2021 và dự kiến là 5,94% vào năm 2022. Nhập khẩu trong nửa đầu năm 2021 gần như ngang bằng với năm kỷ lục 2012 khi nhập khẩu hàng hóa trị giá khoảng 191,7 tỷ USD. Đồng thời, Indonesia đã xuất khẩu hàng hóa trị giá 102,9 tỷ USD từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2021, tăng 34,8%.”
Thứ ba, cũng như Ấn Độ và Trung Quốc, các chính sách, chiến lược phát triển thị trường 3PL của Chính phủ Indonesia cũng góp phần tạo nên thành công trong ngành khi Chính phủ nỗ lực đầu tư, cải thiện CSHT giao thông vận tải, giúp dịch vụ 3PL trở nên nhanh gọn, tiết kiệm chi phí và thời gian hơn.
2.4.2. Tình hình phát triển dịch vụ 3PL và một số kết quả đạt được tại Indonesia.
Sự quan tâm đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng của chính phủ cùng sự phát triển của TMĐT và hoạt động xuất nhập khẩu tại Indonesia đã thúc đẩy thị trường 3PL phát triển và đạt được một số kết quả sau:
43.1 51.3 54.8 64.8 69.3 73.8 77.9 81.5 84.7 87.5 85.8
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025
40
Thứ nhất, nghiên cứu về chỉ số LPI của Indonesia, dựa theo dữ liệu của The World Bank có bảng dưới đây:
Bảng 2.4. Chỉ số LPI và một số chỉ tiêu khác của Indonesia
Năm
Xếp hạng (chỉ số
LPI)
Chỉ số LPI
Thông
quan Hạ tầng Vận tải quốc tế
Chất lượng và năng lực logistics
2010 75 2,76 2,43 2,54 2,82 2,47
2012 59 2,94 2,53 2,54 2,97 2,85
2014 53 3,08 2,87 2,92 2,87 3,21
2016 63 2,98 2,69 2,65 2,9 3
2018 46 3,15 2,67 2,9 3,23 3,1
2019
(ước tính)
45 3,0 2,60 2,8 3,1 2,98
2020
(ước tính) 44 2,98 2,6 2,65 2,8 2,8
Nguồn: https://lpi.worldbank.org Từ năm 2010 chỉ số LPI của Indonesia bắt đầu tăng cho đến năm 2016 lại tụt hạng do xuất nhập khẩu trong nước sụt giảm đáng kể và sau đó thị trường đã phục hồi và vươn lên vị trí thứ 46 trên toàn cầu vào năm 2018. Thị trường logistics của quốc gia này ngày càng phát triển được thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá ngày càng tăng như hiệu quả thông quan, dịch vụ vận tải quốc tế và đặc biệt là CSHT và chất lượng, năng lực logitics từ năm 2010 đến năm 2018. Đến năm 2020, chỉ số LPI của quốc gia này được dự báo khoảng 2,98 điểm xếp thứ 44 trên toàn cầu.
Ngoài ra, hình 2.5 – chỉ số logistics các thị trường mới nổi, Indonesia ở mức 6,3 và xếp thứ ba sau Trung Quốc và Ấn Độ. Theo Market Watch (2022) thì “thị
41
trường vận tải và hậu cần Indonesia dự kiến sẽ đạt giá trị thị trường 383 tỷ USD vào năm 2023”. Các số liệu trên cho thấy Indonesia đang là một thị trường Logistics tiềm năng và đầy hứa hẹn.
Thứ hai, doanh thu hoạt động logistics 3PL năm 2020 của Indonesia đạt 18 tỷ USD theo số liệu của A&A. Trong năm 2019, doanh thu dịch vụ vận tải đường bộ ở Indonesia đã đóng góp vào GDP 2,47%; đối với vận tải đường hàng không và đường biển lần lượt là 1,62% và 0,34%.
Thứ ba về CSHT liên quan đến hoạt động 3PL, chính phủ Indonesia đang nỗ lực đầu tư cho hệ thống GTVT. Theo báo cáo cuả AC Ventures (2020), Chính phủ đã dự thảo ngân sáchs CSHT 400 triệu đô la giai đoạn 2020-2024, trong đó 60% chi tiêu sẽ dành cho CSHT liên quan đến gaio thông vận tải. Chính phủ đã cam kết giảm thời gian ở tại các cảng lớn như Cảng container quốc tế Jakarta ở Tanjung Priok, Jakarta và cảng Tanjung Perak ở Đông Java với việc thành lập hệ thống Cơ chế một cửa quốc gia Indonesia. Theo Chương trình Đường cao tốc Hàng hải, chính phủ đã thành lập các cảng Kuala Tanjung và Bitung làm trung tâm quốc tế và bắt đầu chạy các chuyến vận tải biển theo lịch trình trên sáu tuyến đường nối các thành phố lớn đến các vùng sâu vùng.
Ở Indonesia, logistics sử dụng dịch vụ vận tải đường bộ vẫn là trụ cột của ngành dịch vụ vận tải. Vận tải đường bộ chiếm 70-80% tổng lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm trong biên giới Indonesia. Thị phần của thị trường vận tải hàng hóa đường bộ nằm trong khoảng 40-50% tổng quy mô thị trường logistics. Ngành vận tải biển đóng một vai trò quan trọng trong thương mại của Indonesia vì hàng hóa xuất khẩu của Indonesia được giao qua đường biến chiếm khoảng 90% tổng lượng hàng hóa xuất khẩu.
Thứ tư là các tiến bộ trong công nghệ: Các công nghệ như theo dõi GPS, Thẻ RFID đang khá phổ biến ở Indonesia và được các công ty sử dụng với chi phí bổ sung theo yêu cầu của khách hàng. Các công nghệ sắp ra mắt khác bao gồm hệ thống quản lý nhiên liệu thời gian thực, Platooning, ASRS, hệ thống quản lý kho bãi, hệ thống quản lý hàng hóa và hệ thống thông tin và liên lạc như EDI có thể được sử dụng để giảm bớt thủ tục giấy tờ và giảm thiểu thời gian thực hiện các thủ tục tuân thủ.
42
Thứ năm, tìm hiểu về bối cảnh cạnh tranh, ngành 3PL của Indonesia không có mức độ tập trung ngành cao, đặc biệt là đối với các DN nước ngoài. Các DN nước ngoài chiếm khoảng 30% quy mô thị trường, 70% còn lại là các DN trong nước với mức độ tập trung trung bình, và ngay cả mười công ty lớn nhất cũng không chiếm hơn 30% thị trường địa phương. Một số công ty chủ chốt trên thị trường là Samudera, Siba Surya, Kamadjaja Logistics, và CKB Logistics. Do thị trường phân tán, có tính cạnh tranh cao và có khá nhiều thương vụ mua bán và sáp nhập diễn ra trên thị trường.
Vào tháng 10 năm 2020, công ty khởi nghiệp hậu cần của Indonesia Shipper đã mua lại hai công ty giao hàng địa phương là Porter và Pakde. Việc mua lại cho phép Shipper cung cấp cho người bán thương mại điện tử các giải pháp lưu kho và vận chuyển hàng hóa trên giải pháp tổng hợp vận chuyển cốt lõi của mình. Vào tháng 2 năm 2021, Warung Pintar đã mua lại công ty khởi nghiệp dịch vụ hậu cần B2B Bizzy Digital.
2.4.3. Một số vấn đề gặp phải và nguyên nhân 2.4.3.1. Chi phí logistics cao
Đầu tiên phải nhắc đến chi phí logistics của quốc gia này vẫn ở mức cao. Theo số liệu từ A&A, chi phí logistics năm 2020 của Indonesia khoảng 233,1 tỷ USD chiếm 22% GDP, trong khi đó chi phí logistics theo GDP của một số nước trong khu vực như Thái Lan là 15%, Việt Nam 20%, Myanmar 17,2%.
Chi phí logistics cao một phần do sự kết nối CSHT còn yếu kém. Với đặc điểm địa lý của Indonesia vận tải đa phương thức (đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không) là cần thiết để vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, việc thiếu cơ sở hạ tầng tích hợp khiến cho việc giao hàng tốn kém. Kết quả là 90% hoạt động hậu cần dựa vào vận tải đường bộ nhưng việc thiếu kết nối mạng lưới đường bộ ở Indonesia khiến thời gian thực hiện lâu hơn và tỷ lệ đường trải nhựa của Indonesia tương đối thấp, dẫn đến tắc nghẽn, từ đó làm tăng chi phí hậu cần.
2.4.3.2. Đại dịch COVID-19 gây ra những ảnh hưởng nặng nề đến DN logistics Ngoài ra, Indonesia đã phải gánh chịu nhiều hậu quả khôn lường bởi đại dịch COVID-19. Theo Hiệp hội Logistics Indonesia (ALI), các công ty logistics đã suy
43
giảm khoảng 50% hiệu suất kinh doanh tổng thể kể từ khi bùng phát COVID-19 tấn công Indonesia vào đầu tháng 3 năm 2020. Theo báo cáo, khối lượng logistics đã giảm 60-70% trên diện rộng do các biện pháp khẩn cấp được thực hiện bởi chính phủ để ngăn chặn sự lây truyền COVID-19. Dịch vụ giao hàng từ doanh nghiệp đến người tiêu dùng (B2C) và khách hàng đến khách hàng (C2C) đã có sự tăng trưởng mặc dù bùng phát, nhưng mức tă ng quá nhỏ để bù đắp cho sự sụt giảm mạnh của phân khúc doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B).