Đánh giá tình hình phát triển dịch vụ logistics 3PL tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics bên thứ ba (3pl) thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với việt nam (Trang 65 - 69)

CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL

3.2. Đánh giá tình hình phát triển dịch vụ logistics 3PL tại Việt Nam

Với sự nỗ lực từ bản thân các DN 3PL và các chính sách ưu đãi của Chính phủ, các gói đầu tư lớn vào CSHT, thị trường 3PL tại Việt Nam đã có những kết quả nhất định cũng như biết tận dụng, nắm bắt các cơ hội phát triển.

44.74 42.11 42.11 39.47 28.95

15.79 5.26

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50

Tương thích công nghệ với đối tác Kinh phí hạn hẹp Nhân lực hạn chế Chưa tìm được công nghệ chuyển đổi phù hợp Không biết đầu tư bao nhiêu và bắt đầu từ đầu Khó khăn trong việc chuyển đổi lượng thông tin …

DN xem xét tính an toàn, bảo mật thông tin

56

Thứ nhất, 3PL ở Việt Nam là thị trường hấp dẫn các nhà đầu tư.

Việt Nam lọt top đầu thị trường logistics mới nổi cùng với việc tận dụng được cơ hội của xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại 3PL tại Việt Nam sẽ là thị trường hấp dẫn thu hút các FDI, mở rộng cơ hội được liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài, từ đó tăng quy mô, nguồn vốn, tận dụng được CNTT, học hỏi được nhiều kinh nghiệm, đa dạng hóa dịch vụ. Trong năm 2019, đã có nhiều thương vụ M&A lớn tại thị trường này. 42,6 triệu USD là số tiền đầu tưu của công ty Symphony International Holdings để có thể mua cổ phần công ty ty Cổ phần Giao nhận và Vận chuyển Indo Trần. 10% vốn tại Công ty Cổ phần Gemadeapt đã được mua lại bởi Tập đoàn Sumitomo, công ty hậu cần Suzuyo và một quỹ công tư Nhật Bản với số tiền là 4 tỷ Yên tương đương 37 triệu USD. Qua thương vụ này, Gemadept đã được định giá tới 370 triệu USD.

Thứ hai, TMĐT là động lực phát triển thị trường 3PL.

Cùng với xu thế toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại thì sự phát triển nóng của TMĐT cũng tạo ra nhiều cơ hội cho ngành 3PL. Thị trường TMĐT Việt Nam đã đạt 20 tỷ USD vào năm 2020 tức tăng gấp 3 lần so với năm 2016 và đạt CAGR là 25%

trong giai đoạn 2016 – 2020. TMĐT phát triển làm tăng nhu cầu đối với dịch vụ giao hàng chặng cuối và thúc đẩy việc xây dựng các trung tâm logistics thực hiện việc chia chọn, phân tách đơn hàng. Năm 2021, Việt Nam đã xây dựng thành công Trung tâm logistics Miền Nam Viettel Post là một trung tâm tự động ứng dụng công nghệ cao, thực hiên hàng loạt các công việc như nhập hàng, lưu kho, dán nhãn, vận chuyển, lưu trữ tự động.

Thứ ba, vai trò phát triển của dịch vụ 3PL được Nhà nước nhận thức rõ.

Về phía Chỉnh phủ, Nhà nước đã nhận thức rõ được tầm quan trọng và cơ hội phát triển ngành nên đã đưa ra các quyết định, nghị quyết định hướng mục tiêu phát triển, các tiêu chuẩn quốc gia trong ngành logistics như : “TCVN 13196-2020, DV Vận tải - Chuỗi vận tải - Hệ thống khai báo”; “TCVN 13197-1-2020, Đơn vị vận tải đa phương thức - Ghi nhãn”,… Chính phủ cũng quan tâm đầu tư hệ thống cơ sở giao thông vận tải, hàng loạt các dự án xây dựng đang trong quá trình triển khai; thực hiện phổ biến, tuyên truyền, mở rộng hiểu biết về ngành thông qua các phwuong tiện

57

truyền thông như: Tạp chí Vietnam Logistics Review (VLR), Website logistics Việt Nam của Bộ Công Thương http://logistics.gov.vn/, Chương trình Việt Nam Logistics trên kênh truyền hình VTV9,…

Thứ tư, một số doanh nghiệp logistics lớn đang nỗ lực áp dụng thành công CNTT vào hoạt động sản xuất.

Trong năm 2021 nhiều DN logistics lớn của Việt Nam đã ứng dụng thành công CNTT vào hoạt động kinh doanh của mình. Ngày 12/05/2021, Gemadept đã triển khai thành công ứng dụng Cảng thông minh SmartPort nhằm đồng bộ hóa các bộ phận, kết nối giữa các cảng, hãng tàu,…giúp chủ DN dễ dàng kiểm soát hoạt động kinh doanh của mình. Năm 2021, Công ty Cổ phần giải pháp chuỗi cung ứng Smartlog đã đưa ra giải pháp tối ưu container - Container Optimization Solutions (COS) giúp tránh lãng phí trong vận tải.

3.2.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Mặc dù đã có nhiều nỗ lực phát triển từ cả phía các doanh nghiệp TPL và các cơ quan quản lý Nhà nước nhưng thị trường 3PL của Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục.

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường 3PL.

Hệ thống giao thông vận tải phát triển chưa đồng bộ, chủ yếu tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng đường bộ, thiếu quan tâm đến vận tải biển – thủy nội địa, vận tải đường sắt còn lạc hậu, chưa áp dụng những tiến bộ KHCN dẫn đến thời gian vận chuyển lâu, khối lượng vận chuyển thấp. Thậm chí dù đã được quan tâm đầu tư, hệ thống giao thông đường bộ vẫn xảy ra tình trạng tắc nghẽn vào những giờ cao điểm hay chi phí vận tải đường bộ còn cao, một phần do giới hạn trọng tải, sự xuất hiện thêm các trạm thu phí và chưa áp dụng được hệ thống CNTT trong quản lý giao thông đường bộ. Trong khi đó, chi phí vận tải chiếm phần lớn chi phí logistics, do đó làm giảm năng lực cạnh tranh của DN.

58

Đối với vận tải biển, việc không đánh giá đúng lượng hàng thông qua, đầu tư xây dựng cảng biến còn dàn trải khiến nhiều cảng biển chỉ hoạt động được 20 – 30%

công suất.

Ngoài ra, nhiều dự án GTVT còn chậm tiến độ do hầu hết đều là đầu tư công nên thường xảy ra tình trạng thiếu vốn, giải ngân chậm.

Sự không đồng bộ còn thể hiện ở việc thiếu tính liên kết giữa các hệ thống vận tải với nhau và với hệ thống kho bãi, trong khi đó dịch vụ 3PL yêu cầu một chu trình liên kết hoàn chỉnh, chặt chẽ với nhau. Điều này là do công tác quản lý chồng chéo, vận tải biển, hàng không, đường bộ, kho bãi,.. đều do các cơ quan khác nhau quản lý khác nhau. Hệ thống kho bãi thì còn hiện tượng cách xa các trung tâm lớn làm tăng chi phí vận chuyển.

Thứ hai, chưa có một hệ thống văn bản pháp luật riêng điều chỉnh ngành logistics mà chủ yếu là các nghị quyết, nghị định ban hành nên còn mang tính rời rạc.

Chính điều này góp phần dẫn đến những vướng mắc, bất đồng giữa các DN và cơ quan nhà nước trong quá trình làm thủ tục hải quan khiến nhiều doanh nghiệp phát sinh thêm chi phí, thời gian thông quan.

Thứ ba, còn thiếu nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn.

Những hiểu lầm, vướng mắc trong quá trình làm thủ tục hải quan trên một phần là do trình độ nhân lực ngành 3PL còn thiếu nhiều lao động có chuyên môn kỹ thuật cao, vừa đáp ứng kĩ năng hiểu biết chuyên môn vừa đáp ứng các kỹ năng mềm và kỹ năng tiếng Anh. Nhân viên chủ yếu được tích lũy kiến thức trong quá trình làm việc, trong các sự việc phát sinh chứ chưa có đủ kiến thức vững vàng trước khi bước vào nghề cũng như đào tạo tại các một số trường học còn mang tính hàn lâm, mới chỉ đưa cho sinh viên những hiểu biết cơ bản, chưa áp dụng được nhiều cho thực tế. Do đó, trong quá trình làm việc, không thể tránh khỏi việc phát sinh các sai sót đáng tiếc.

Nguồn nhân lực chưa có hiểu biết sâu rộng về công nghệ thông tin nên nhiều DN rơi vào tình trạng không biết ứng dụng công nghệ nào phù hợp, không biết bắt đầu từ đâu.

59

Thứ tư, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp 3PL Việt Nam còn rất thấp.

Điều này là do quy mô còn nhỏ, chưa tập trung, hạn chế về khả năng tài chính để có thể ứng dụng CNTT,… Điều này dẫn đến chi phí logistics cao nhưng DN không thể đẩy giá thành cao hơn do đó doanh thu chưa cao, thị phần cũng bị DN logistics nước ngoài chiếm phần lớn.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics bên thứ ba (3pl) thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với việt nam (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)