Khái quát thực trạng phát triển dịch vụ 3PL trên thế giới

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics bên thứ ba (3pl) thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với việt nam (Trang 32 - 37)

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 3PL

2.1. Khái quát thực trạng phát triển dịch vụ 3PL trên thế giới

Tình hình phát triển hoạt động logistics trên thế giới được thể hiện qua doanh thu dịch 3PL, chi phí logistics toàn cầu và các xu hướng, đặc điểm, sự kiện nổi bật của dịch vụ 3PL trong giai đoạn hiện nay.

Theo ước tính của Research and Market (2021) thì thị trường 3PL toàn cầu được định giá 1.032 tỷ USD vào năm 2021 và dự báo sẽ đạt 1.656,7 tỷ USD vào năm 2027. Thị trường này được đoán sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng hàng năm kép (Compounded Annual Growth rate – CAGR) là 8,2% trong giai đoạn 2017 – 2027.

Trong những năm vừa qua, đại dịch COVID – 19 bùng phát đã gây ra không ít thách thức đối với hoạt động logistics toàn cầu tuy nhiên doanh thu của dịch vụ này vẫn tiếp tục tăng so với những năm trước đạt 961,8 tỷ USD năm 2020 (hình 2.1).

Hình 2.1. Doanh thu logistics 3PL toàn cầu từ 2010 đến 2020 (tỷ USD)

Nguồn: https://www.statista.com/

Xét riêng thị trường 3PL tại Hoa Kỳ, theo ước tính của Armstrong &

Associates, Inc. (A&A) (2021) cho thấy tổng doanh thu thị trường 3PL của quốc gia này tăng 8,8% trong năm 2020, nâng tổng thị trường Hoa Kỳ lên 231,5 tỷ USD. Evan Armstrong, chủ tịch của A&A cho biết: “Phần lớn sự tăng trưởng đó đến từ quản lý vận tải quốc tế và nội địa đáp ứng nhu cầu liên quan đến COVID đối với thiết bị bảo hộ cá nhân (Personal Protective Equipment –PPE) và cần bổ sung hàng tồn kho khi nền kinh tế mở cửa trở lại.”

663.5 746.8 766.9 792.7 817.7 774.5 788.5 853.8 931.9 951.5 961.8

0 200 400 600 800 1000 1200

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

23

Vận tải quốc tế và vận tải nội địa cũng chính là hai hoạt động phổ biến nhất mà các chủ hàng thuê ngoài với tỷ lệ lần lượt là 67% và 44% vào năm 2022, tuy nhiên vận tải nội địa giảm khoảng 7% so với năm 2021 (hình 2.2). Một số dịch vụ khác chiếm tỷ lệ khá cao như dịch vụ kho bãi chiếm 63%, khai thuê hải quan chiếm 46%

và 49% là tỷ lệ giao nhận hàng hóa trong giai đoạn đầu năm 2022. Dịch vụ khách hàng, bảo trì bộ phận dịch vụ và quản lý đội tàu là những dịch vụ có tỷ thuê ngoài thấp nhất.

Hình 2.2. Tỉ lệ thuê ngoài các loại hình dịch vụ logistics năm 2021 và năm 2022 (%)

Nguồn: 2022 Third Party Logistics Study - NTT DATA Xét về chi phí logistics, trong giai đoạn 2010 – 2019 chi phí logistics nhìn chung là tăng đạt 9,3 triệu USD năm 2019 tức tăng 2,38 triệu USD so với năm 2010.

Đến năm 2020 chi phí logistics toàn cầu giảm nhẹ từ 9,3 triệu USD năm 2019 xuống 9,1 triệu USD (hình 2.3), trong khi đó doanh thu toàn cầu lại tăng chứng tỏ các DN TPL đang ngày càng sử dụng hiệu quả nguồn lực của mình, tận dụng sự phát triển của công nghệ, tối ưu các chức năng của logistics góp phần giảm thiểu chi phí. Tuy nhiên, thời gian gần đây ngành logistics đang phải đối mặt với các biến cố dẫn đến

0 10 20 30 40 50 60 70 80

Dịch vụ khách hàng Bảo trì bộ phận dịch vụ Quản lý đội tàu Dịch vụ tưu vấn CCƯ LLP (Nhà cung cấp dịch vụ hậu cần hàng đầu) / Dịch vụ …

Kiểm toán và thanh toán hóa đơn hàng hóa Dịch vụ CNTT Quản lý tồn kho Quản lý và thực hiện đơn hàng Dán nhãn, đóng gói, lắp ráp sản phẩm Logistics ngược Quản lý và lên kế hoạch vận tải Cross-docking Giao nhận vận tải Vận tải quốc tế Khai thuê hải quan Kho bãi Vận tải nội địa

2021 2022

24

chi phí vận chuyển tăng cao. Theo Thủy (2021) thì những gián đoạn kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra có thể tiếp tục ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động vận chuyển toàn cầu và thúc đẩy lạm phát tăng cao cho tới năm 2023. Tháng 3 năm 2021 xảy ra sự cố tắc nghẽn nghiêm trọng tại kênh đào Suez gây ra tình trạng ứ đọng hàng hóa trên toàn cầu và khiến giá cước vận tải biển tăng cao. Trong khi 90% vận tải hàng hóa trên thế giới bằng đường biển thì tình trạng giá cước vận tải tiếp tục tăng và chưa có tín hiệu phục hồi như trước đại dịch sẽ đe dọa đà phục hồi kinh tế toàn cầu.

Hình 2.3. Chi phí logistics toàn cầu từ năm 2010 đến năm 2020 (triệu USD)

Nguồn: https://www.statista.com/

Ngoài chi phí vận chuyển thì đại dịch COVID-19 cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đối với các dịch vụ 3PL khác như tìm nguồn cung ứng và mua sắm của người gửi hàng, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp,….

6.92

7.77 7.98 8.25 8.45

8 8.09

8.59

9.04 9.3

9.1

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

25

Bảng 2.1.Tỷ lệ ảnh hưởng của covid-19 đến các dịch vụ logistics 3PL

Người gửi hàng 3PL

Xếp

hạng Lĩnh vực ảnh hưởng % Xếp

hạng Lĩnh vực ảnh hưởng %

1 Vận tải quốc tế 42.86 1 Quản lý lao động 33.33

2 Tìm nguồn cung và mua

sắm 30 2 Sản xuất 24.44

3 Sản xuất 24.3 3 Vận tải quốc tế 23.4

4 Vận tải nội địa 20.51 4 Mạng lưới khách hàng 20.83 5 Mạng lưới nhà cung cấp 17.5 5 Lập kế hoạch CCU 17.02 6 Quản lý hàng tồn kho 13.16 6 Quản lý hàng tồn kho 16.67

7 Lập kế hoạch CCU 12.82 7 Quản lý đơn hàng và

thực hiện 15.22

8 Kho và phân phối 10 8 Kho và phân phối 14.58

Nguồn: 2022 Third Party Logistics Study - NTT DATA Đối với người gửi hảng, hoạt động bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch là vận tải quốc tế gần 43%, tìm nguồn cung ứng (30%), vận tải nội địa chiếm tỷ lệ gần 21%.

Còn đối với các doanh nghiệp 3PL, quản lý lao động/ lực lượng lao động được xếp hạng cao nhất ở mức 33%, tiếp theo là sản xuất (24%), vận tải quốc tế và hậu cần (23%), và mạng lưới khách hàng là 21%.

26

Hình 2.4. Khoảng cách CNTT ngành 3PL trong giai đoạn 2010 – 2021 (%)

Nguồn: 2022 Third Party Logistics Study - NTT DATA Khoảng cách CNTT trong ngành 3PL trải qua những giai đoạn biến động lớn từ năm 2010 – 2020. Trong giai đoạn từ 2010 – 2013, khoảng cách CNTT không có sự thay đổi nhiều dao động ở mức 40%. Tuy nhiên, nó bắt đầu giảm nhẹ từ năm 2013 và giảm xuống còn 26% năm 2016, đây là mức thấp nhất trong giai đoạn được nghiên cứu. Nhưng ngay sau đó lại có sự tăng vọt kỷ lục đạt đỉnh 88% vào năm 2018. Con số này đã được cải thiện đáng kể trong giai đoạn 2018 – 2019, từ 88% xuống còn 38% và tiếp tục giảm nhẹ đến năm 2021 là 36%. Trong năm 2021, 94% người gửi hàng đồng ý rằng khả năng CNTT là yếu tố cần thiết của chuyên môn 3PL. Hơn một nửa - 58% người gửi hàng cho biết họ hài lòng với khả năng CNTT của 3PLs của họ, như vậy CNTT của các 3PL chưa thực sự đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng.

Ngoài ra, theo khảo sát của 3PL Study, các lĩnh vực đầu tư hàng đầu bao gồm robot, chẳng hạn như kho chứa, máy lấy và xếp pallet (38%), xe nâng tự hành (35%) và thiết bị đeo được (35%). Các chủ hàng tập trung vào việc tăng cường đầu tư vào phân tích dữ liệu thông minh (26%), robot (20%) và xe nâng hàng tự động (20%).

Các công nghệ được trích dẫn thường xuyên nhất trong năm nay là những công nghệ dựa trên thực thi và giao dịch nhiều hơn, bao gồm khả năng hiển thị tháp điều khiển

94 93 94 98 96 93 91 91 93 94 93 94

54 54 53 55 60 59 65

56

5

56 54 58

40 39 41 43

36 34

26 35

88

38 39 36

0 20 40 60 80 100 120

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021

Tỷ lệ người gửi hàng đồng ý khả năng CNTT là yếu tố cần thiết của DN 3PL Tỷ lệ người gửi hàng hài lòng với khả năng CNTT của các DN 3PL

Khoảng cách CNTT

27

(60%), lập lịch trình quản lý vận tải (51%), lập kế hoạch quản lý vận tải (51%), dựa trên đám mây giải pháp (49%) và tìm nguồn cung ứng vận tải (40%).

Đặc biệt, khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APAC) là một thị trường đầy tiềm năng để phát hoạt động logistics nhất là 3PL. Hơn 1/3 xuất khẩu toàn cầu và 40% GDP toàn cầu đến từ thị trường này vào năm 2017. Hơn nữa trong năm 2018, doanh thu 3PL của APAC chiếm tới 39% doanh thu toàn cầu và được dự báo sẽ tiếp tục phát triển mạnh trong những năm tiếp theo. Theo báo cáo gần đây của Agility (2021) cho thấy các nước APAC đứng đầu bảng xếp hạng về chỉ số logistics nhanh nhẹn tại các thị trường mới nổi năm 2021.

Hình 2.5. Chỉ số logistics các thị trường mới nổi

Nguồn: https://baochinhphu.vn/

Như vậy, ba quốc gia Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia đứng đầu về chỉ số logistics các thị trường mới nổi cho thấy tiềm năng phát triển 3PL tại các quốc gia này. Việt Nam hoàn toàn có thể học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia trên để áp dụng vào thực tiễn thị trường 3PL tại đất nước bởi Trung Quốc là một trong những quốc gia đứng đầu về phát triển dịch vụ 3PL từ sớm trên toàn thế giới, Ấn Độ và Indonesia là hai thị trường mới nổi giống Việt Nam nhưng họ đã có những bước phát triển nhanh hơn và mạnh hơn so với chúng ta.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics bên thứ ba (3pl) thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với việt nam (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)