Cơ sở hạ tầng và dịch vụ liên quan

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics bên thứ ba (3pl) thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với việt nam (Trang 57 - 62)

CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL

3.1. Thực trạng phát triển dịch vụ 3PL tại Việt Nam

3.1.2. Cơ sở hạ tầng và dịch vụ liên quan

Việt Nam đang từng bước đẩy mạnh đầu tư CSHT nhất là hệ thống GTVT góp phần hỗ trỡ các dịch vụ logistics hoạt động hiệu quả hơn, tuy nhiên nhìn chung CSHT của nước ta còn thiếu đồng bộ, nhiều phương tiện vận tải đã cũ kĩ, lạc hậu,…

a. Vận tải đường bộ và dịch vụ vận tải đường bộ

Phân bổ mạng lưới đường bộ ở nước ta tương đối hợp lý với tổng chiều dài trên 258.106 km, trong đó hệ thống đường quốc lộ chiếm khoảng 9,7%, đường cao tốc chỉ chiếm khoảng 0,8%. Nhìn vào mục tiêu năm 2030 (bảng 3) có thể thấy Chính phủ Việt Nam rất quan tâm đến việc đầu tư CSHT đường bộ với những chính sách, kế hoạch rõ ràng và số vốn đầu tư theo dự kiến khoảng 900.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, hệ thống đường bộ tại Việt Nam còn rất nhiều bất cập như việc triển khai các dự án còn chậm tiến độ, thiếu vốn; thường xuyên xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông, chỉ khoảng 62,87% mặt đường quốc lộ được trải nhựa,…Ngoài ra,

48

trong những năm gần đây sự xuất hiện ngày càng nhiều của các trạm thu phí BOT cũng góp phần làm tăng giá cước vận tải.

Bảng 3.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng đường bộ và mục tiêu đến 2030 Hạng mục Hiện trạng 2020 - 2021 Mục tiêu đến 2030

Quốc lộ Hiện trạng: 25.079 km/125 tuyến Tổng chiều dài quy hoạch khoảng 32.000 km/174 tuyến + Nâng cấp, cải tạo đạt cấp khoảng 4.700 km/106 đoạn tuyến

+ Nối thông tuyến đường HCM + Đầu tư đường ven biển

Cao tốc • Khai thác 1.163 km (951 km đạt chuẩn cao tốc; 212 km phân kỳ)

• Đang xây dựng: 916 km

• 2021-2030: đạt khoảng 5.000 km đường cao tốc

Vành đai đô thị

• Hà Nội: Cơ bản nối thông Vành đai 3

• TP. HCM: Cơ bản nối thông Vành đai 2

• Hà Nội: Vành đai 4 (102 km), khởi công xây dựng Vành đai 5 (272 km)

• TP. HCM: Vành đai 3 (92 km), khởi công xây dựng Vành đai 4 (200 km)

Nguồn: Báo cáo logistics Việt Nam năm 2021, Bộ Công Thương Sự đầu tư của Chính phủ vào hệ thống vận tải đường bộ là hết sức cần thiết vì 74,7% hàng hóa được vận chuyển bằng phương thức này (hình 3.1).

49

Hình 3.1. Cơ cấu phương thức vận chuyển hàng hóa của Việt Nam năm 2021 (%)

Nguồn: Báo cáo logistics Việt Nam năm 2021, Bộ Công Thương Về khối lượng hàng hóa được luân chuyển năm 2021, do ảnh hưởng của tình hình dịch bệnh phức tạp, hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ đạt 892,59 triệu tấn tức giảm khoảng 7,4% so với năm 2020.

b. Vận tải đường sắt và dịch vụ vận tải đường sắt

Theo “Báo cáo logistics Việt Nam 2020” của Bộ Công Thương thì “hiện nay, mạng lưới đường sắt quốc gia bao gồm 7 tuyến đi qua địa bàn 34 tỉnh, thành phốcgồm 1 trục Bắc - Nam và 6 tuyến ở phía Bắc. Mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dàic3.143 km, trong đó có 2.703 km tuyến chính và có 277 ga bao gồm 3 loại khổ đường là 1.000 mm, chiếm 85%; 1.435 mm chiếm 6% và khổ đường lồng 1.000 mm và 1.435 mm chiếm 9%”. Báo cáo cũng đưa ra khoảng 4,1 triệu tán hàng hóa được vận chuyển bằng phương thức này trong 9 tháng năm 2021, tăng 10% so với cùng kì năm 2020.

Có thể nói hệ thống đường sắt ở Việt Nam còn rất nhiều hạn chế, lạc hậu, chưa nhận được nhiều sự quan tâm, đầu tư từ Chính phủ. Theo Luật Minh Khuê (2021) thì

“hệ thống đường sắt Việt Nam như kết cấu hạ tầng đường sắt, tiêu chuẩn kĩ thuật còn ở mức thấp và lạc hậu; đường sắt giao cắt với đường bộ và đường dân sinh có mật độ rất cao (tổng số có 1.464 đường ngang hợp pháp trên 4.000 đường dân sinh tự mở, trung bình 2,15km/1 đường ngang) làm hạn chế tốc độ chạy tàu và đe dọa an toàn

74.7 19.84

0.34 5.1

0.02

Đường bộ Đường thủy Đường sắt Đường biển Đường hàng không

50

giao thông đường sắt. Về phương tiện, đầu máy nhìn chung rất lạc hậu: 17,8% đầu máy có công suất dưới 1000 HP, toa xe hàng container thiếu trầm trọng. Do nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp nên chưa loại bỏ được số lượng lớn toa xe hàng quá cũ kỹ, lạc hậu. Tại các đầu mối vận tải đường sắt, kể cả đầu mối vận tải Bắc Nam, không có các kho bãi, phương tiện thiết bị phù hợp để cung cấp các dịch vụ đi kèm như kho vận, xếp dỡ, giao nhận, vận tải chặng ngắn..., đặc biệt đối với hàng container”.

c. Vận tải đường biển và dịch vụ vận tải đường biển

Theo thống kê của Bộ Công thương (2021) đến hết tháng 6 năm 2021, đội tàu biển Việt Nam có hơn 1.576 tàu (đội tàu vận tải biển là 1.049 tàu) với tổng trọng tải khoảng 12 triệu DWT, tổng dung tích khoảng 7,6 triệu GT. Tuổi tàu bình quân của đội tàu biển Việt Nam là 16,5 năm. Theo số liệu thống kê của Hội nghị Liên Hợp quốc về Thương mại và Phát triển (2020), đội tàu Việt Nam hiện “đứng thứ 4 trong khu vực ASEAN (sau Singapore, Indonesia, Malaysia) và thứ 30 trên thế giới. Đội tàu biển Việt Nam có độ tuổi trẻ hơn so với đội tàu thế giới gần 5 tuổi. Tuy nhiên, Cục Hàng hải Việt Nam đánh giá, sức cạnh tranh trên trường quốc tế của đội tàu Việt còn yếu. Nguyên nhân bởi đa số các chủ tàu biển Việt Nam phát triển nhỏ, trong 1.049 tàu vận tải có đến 550 chủ sở hữu. Trong đó, chỉ có khoảng 30 chủ tàu sở hữu đội tàu trên 10.000 DWT, còn lại bình quân mỗi chủ tàu chỉ sở hữu từ 1 - 2 tàu. Cơ cấu đội tàu cũng phát triển chưa hợp lý khi xu hướng vận tải hàng hóa trên thế giới theo hướng container hóa, đội tàu container Việt Nam chỉ có 38 tàu, chiếm tỷ trọng nhỏ (3,7%) trong cơ cấu đội tàu vận tải (đội tàu container thế giới chiếm 13% trong tổng cơ cấu đội tàu). Trên thế giới đã phát triển loại tàu container có sức chở trên 20.000 TEU, nhưng doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ đầu tư được tàu có sức chở 1.800 TEU. Như vậy, sự phát triển của đội tàu Việt Nam ngày càng cách biệt so với sự phát triển của đội tàu thế giới. Đó là lý do thị phần vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu của đội tàu Việt Nam ngày càng giảm, từ 10% (năm 2015) chỉ còn 7% (năm 2021)”.

Về dịch vụ vận tải đường biển, trong năm 2021 dưới tác động của giá cước vận tải biển trên Thế giới tăng cao cũng dẫn đến sự tăng nhanh trong chi phí vận tải biển của Việt Nam, trong khi đó sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vẫn tăng kéo

51

theo sự tăng đột biến trong doanh thu của các 3PL kinh doanh dịch vụ vận tải nhưng lại là gánh nặng chi phí đối với các doanh nghiệp XNK.

d. Vận tải hàng không và dịch vụ vận tải hàng không

Vận tải hàng hóa bằng phương thức này đạt 179,9 nghìn tấn trong 9 tháng năm 2021, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 9,7% và luân chuyển hàng hóa đạt 3,34 tỷ taabs km, tức tăng 24,9% so với năm 2020.

Trong năm 2021, dịch bệnh khiến việc đi lại giữa các quốc gia bằng đường hàng không bị hạn chế hoặc không thế, do vậy một số hãng bay đã tiến hành tháo ghế trong khoang chở khách để chờ hàng để đáp ứng nhu cầu của TMĐT xuyên biên giới.

(Báo cáo Logistics Việt Nam năm 2021, Bộ Công Thương).

Đặc biệt, để đáp ứng yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ “phải có một hãng hàng không (Cargo Airlines) với đội bay chuyên chở hàng hóa riêng biệt phục vụ cho các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, cho các tuyến đường riêng biệt”, công ty Cổ phần Asean Cargo đã được thành lập để chuyên chở hàng hóa hàng tuần cho các tuyến cố định.

e. Kho bãi và dịch vụ kho bãi

Dịch vụ kho bãi là một trong những dịch vụ chính của các doanh nghiệp logistics Việt Nam, có khoảng 53,7% doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ này.

Kho bãi bao gồm kho thường, kho ngoại quan, kho lạnh, CFS, ICD và các trung tâm phân phối. Năm 2021 đánh dấu sự phát triển của chuỗi cung ứng lạnh tập trung vào nhóm dự trữ thực phẩm, dược phẩm, vắc xin COVID-19. Tính đến tháng 9 năm 2021 số kho lạnh cả nước là 48 với công suất 600.000 pallets thuộc sở hữu của hầu hết cá nhà cung cấp vừa và nhỏ, không tập trung. Tuy đây là phân khúc ngách của ngành nhưng đang phát triển “nóng” nhất. Về dịch vụ kho ngoại quan tại Việt Nam không có nhiều điểm sáng vì hầu hết các kho đều dã lạc hậu, chưa phát huy được hết vai trò của mình cũng như đáp ứng nhu cầu thị trường.

g. Dịch vụ đại lý hải quan

Đây là dịch vụ được ứng dụng CNTT nhiều nhất trong các dịch vụ mà DN 3PL cung cấp đồng thời cũng là dịch vụ phổ biến nhất khi có tới 90% DN logistics

52

cung cấp dịch vụ này. Do chưa có nhiều chế độ ưu tiên khi DN sử dụng dịch vụ của đại lý hải quan hay chữ ký số của các đơn vị hải quan chưa được chấp nhận bởi các đơn vị kiểm tra chuyên ngành nên tỷ lệ hàng hóa được thông quan qua đại lý còn thấp.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics bên thứ ba (3pl) thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với việt nam (Trang 57 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)