CHƯƠNG 3: KHUYẾN NGHỊ ĐỐI VỚI VIỆT NAM VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL
3.3. Khuyến nghị phát triển dịch vụ logistics 3PL tại Việt Nam
3.3.3. Khuyến nghị đối với các doanh nghiệp 3PL tại Việt Nam
Để phát huy những thế mạnh đang có các DN 3PL tại Việt Nam nên xem xét việc liên kết, hợp tác cùng phát triển; đầu tư hơn nữa vào CCƯ lạnh.
3.3.3.1. Đẩy mạnh liên kết giữa các doanh nghiệp góp phần giải quyết bài toán về CNTT và đa dạng hóa dịch vụ 3PL.
Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesisa đều có điểm chung giống Việt Nam hiện nay là các DN 3PL chủ yếu là các SME, quy mô vốn còn nhỏ nên tại 3 quốc gia này đều xuất hiện xu hướng M&A, liên kết giữa các doanh nghiệp cả chiều dọc lẫn chiều ngang. Trong khi đó, ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp có xu hướng cạnh tranh nhau về giá thậm chí phá giá gây bất lợi cho cả thị trường 3PL.
DN 3PL tại Việt Nam nên liên kết hợp tác cùng phát triển để có thể mở rộng quy mô, tận dụng lợi thế về công nghệ, nâng cao vị thế của DN trong thị trường nội địa. Các DN kinh doanh cùng lĩnh vực có thể liên kết với nhau để chia sẻ thông tin, chia sẻ gánh nặng, rủi ro hay để đáp ứng nhu cầu cao của khách hàng. Chẳng hạn các DN kinh doanh dịch vụ vận tải, kho bãi liên kết với nhau để mở rộng quy mô kho bãi,
65
tối ưu chi phí vận tải, giảm tình trạng hàng hóa ứ đọng. Liên kết theo chiều dọc cũng là một cách để đa dạng hóa dịch vụ doanh nghiệp, chẳng hạn như các DN kinh doanh dịch vụ 3PL có thể liên kết với các ngân hàng vừa có thể vay vốn ưu đãi vừa cung cấp một dịch vụ trọn gói hơn cho khách hàng của mình. Đặc biệt, việc liên kết với các DN nước ngoài lớn sẽ giúp các DN 3PL ở Việt Nam học hỏi được nhiều kinh nghiệm, tận dụng được công nghệ sẵn có mà không cần phải lo lắng về việc nên áp dụng công nghệ nào là phù hợp,
M&A cũng là một cách giải quyết bài toán về đa dạng hóa dịch vụ tại thị trường 3PL Việt Nam bởi hiện nay, hầu hết các DN 3PL cung cấp chủ yếu dịch vụ kho bãi và vận tải. Trong khi đó, 2 dịch vụ này các DN 3PL nước ngoài đều cung ứng và làm tốt hơn Việt Nam, do đó DN Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh về giá. Ngoài ra, xu hướng tập trung vào năng lực cốt lõi để phát triển khiến nhu cầu thuê ngoài các dịch vụ logistics càng lớn, doanh nghiệp có nguồn vốn nhỏ, không thể tự mở rộng dịch vụ nhưng vẫn muốn đáp ứng nhu cầu khách hàng thì liên kết là một cách làm hiệu quả, sáng suốt.
Hơn nữa, liên kết, hợp tác cùng phát triển cũng sẽ giúp giải quyết bài toán về ứng dụng CNTT, nhất là khi liên kết với các DN lớn trong nước và nước ngoài. Phần lớn các 3PL tại Việt Nam đang không có đủ nguồn lực để đầu tư công nghệ hoặc nếu đủ thì lại không có nhiều kiến thức về công nghệ, không biết nên áp dụng công nghệ nào, không biết cần bắt đầu từ đâu. M&A sẽ giúp họ giải quyết các bài toán này. DN Việt Nam cần quan tâm đến điều này bởi chỉ có công nghệ mới giúp họ có thể đứng vững trên thị trường và cạnh tranh với các công ty nước ngoài.
3.3.3.2. Đầu tư phát triển chuỗi cung ứng lạnh
Trong những năm gần đây, chuỗi cung ứng lạnh phát triển mạnh do nhu cầu tiêu dùng tăng, yêu cầu về tính an toàn của sản phẩm từ khách hàng cũng cao hơn.
Đặc biệt, dịch bệnh COVID-19 đã thúc đẩy nhu cầu cầu CCƯ lạnh để đảm bảo dự trữ, luân chuyển hàng hóa, dược phẩm đến những nơi đang thực hiện lệnh phong tỏa.
Trong năm 2021, các cơ sở mới về kho lạnh được mở thêm hàng loạt không chỉ ở Việt Nam mà các nước khác trên toàn thế giới, mức độ an toàn và khả năng thích ứng của kho cũng được chú trọng phát triển nhiều hơn.
66
Tại Việt Nam – một đất nước có thế mạnh về hàng nông sản và thủy sản, CCƯ lạnh sẽ là một thị trường tiềm năng để phát triển. Năm 2021, tình trạng hàng xuất khẩu thủy sản bị tiêu hủy, tồn kho tăng khiến các kho lạnh phải hoạt động tối đa công suất trong thời gian đỉnh dịch COVID-19 đã đặt ra yêu cầu doanh nghiệp phải có những cải tiến cho hệ thống kho lạnh để giữ vững vị thế cạnh tranh thủy sản trên thị trường – xuất khẩu thị sản Việt Nam đứng thứ 3 trên Thế giới.
Phát triển CCƯ lạnh cũng giúp các DN 3PL ở Việt Nam có cơ hội cạnh tranh trong thị trường thực phẩm “halal” – một thị trường đang phát triển mạnh, cung cấp những thức ăn đồ uống “được phép” theo luật Hồi giáo. Với vị thế địa lý thuận lợi, gần những thị trường Halal lớn như Indonesisa và có thế mạnh nông sản, sở hữu những nguồn nguyên vật liệu thô dồi dào, đa dạng, cùng các sản phẩm thủy hải sản,…các DN TPL Việt Nam nên nắm bắt cơ hội này, tiến hành đầu tư vào hệ thống kho lạnh đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế.
TÓM TẮT CHƯƠNG 3
Chương 3 đã phân tích tình hình phát triển dịch vụ 3PL ở Việt Nam về doanh thu, chi phí, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải, kho bãi, các trung tâm logistics và các dịch vụ vận tải, kho hàng, đại lý hải quan liên quan. Để từ đó chỉ ra những hạn chế cần khắc phục như chi phí vận tải cao dẫn đến chi phí logistics cao, việc áp dụng công nghệ thông tin còn thấp, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ, chưa có một nguồn luật điều chỉnh ngành logistics riêng và quy mô doanh nghiệp thì nhỏ, lẻ, phân tán.Chương cũng chỉ ra những cơ hội phát triển cho doanh nghiệp trong nước như sự phát triển nóng của thương mại điện tử trong nước, xu hướng toàn cầu hóa, tự do hóa thương mại,…Cuối cùng dựa vào những cơ hội đang có để đưa ra giải pháp nhằm tận dụng cơ hội và dựa vào những hạn chế và nguyên nhân của nó để tìm phương hướng khắc phục.
67