Thực trạng phát triển hoạt động 3PL tại Ấn Độ

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics bên thứ ba (3pl) thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với việt nam (Trang 43 - 48)

CHƯƠNG 2. THỰC TIỄN QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ 3PL

2.3. Thực trạng phát triển hoạt động 3PL tại Ấn Độ

Ngành logistics đang phát triển nhanh chóng và được coi là xương sống của nền kinh tế Ấn Độ vì nó đảm bảo vận chuyển hàng hóa nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm trên khắp Ấn Độ và nhiều lĩnh vực thương mại hoạt động phụ thuộc vào sự phát triển của dịch vụ logistics. Chính vì vậy, Chính phủ Ấn Độ đã thực thi nhiều biện pháp để đẩy mạnh dịch vụ 3PL tại quốc gia. Ấn Độ cũng đã trở thành quốc gia đứng thứ hai sau Trung Quốc về chỉ số logistics các thị trường mới nổi, do vậy tìm hiểu về kinh nghiệm phát triển dịch vụ 3PL tại quốc gia này có thể giúp Việt Nam có các biện pháp đẩy mạnh 3PL tại quốc gia mình.

34 2.3.1. Động lực phát triển dịch vụ 3PL

Ấn Độ được coi là thị trường mới nổi về phát triển dịch vụ 3PL. Trong những năm gần đây, quốc gia này đã có những bước đi mạnh mẽ để thúc đẩy 3PL, trở thành nơi thu hút các nhà đầu tư. các yếu tố thúc đẩy dịch vụ này tại Ấn Độ bao gồm:

Thứ nhất, nhân tố chính ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng trong thị trường hậu cần bên thứ ba ở Ấn Độ là việc áp dụng các sáng kiến và cải cách thuế cho 3PL ở Ấn Độ. Lĩnh vực 3PL ở Ấn Độ đang trải qua một giai đoạn chuyển đổi với sự ra đời của nhiều cải cách và sáng kiến. Thuế hàng hóa và dịch vụ (Goods and Services Tax - GST) – là một cải cách thuế quan trọng nổi bật được Chính phủ Ấn Độ đưa ra.

Việc thực hiện GST đã giúp giảm chênh lệch giá giữa các bang và làm cho các nghĩa vụ thuế được thống nhất trên khắp Ấn Độ. Chế độ thuế mới giúp tiết kiệm chi phí logistics và tăng hiệu quả hoạt động bằng cách giảm kiểm tra biên giới. Việc áp dụng ngày càng nhiều các cải cách và sáng kiến như vậy dự kiến sẽ thúc đẩy tăng trưởng thị trường 3PL ở Ấn Độ.

Ngoài ra, Chính phủ Ấn Độ còn ban hành nhiều ưu đã thuế, ưu đãi về FDI để thu hút các nhà đầu tư. Đối với hệ thống kho bãi, Chính phủ cấp phép 100% FDI cho việc xây dựng các kho hàng, và chỉ định một số khu vực dánh riêng để phastr triển hệ thống kho. Vật liệu xây dựng và trang thiết bị trong các khu này được ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đã thu hút nhiều nhà đầu tư trên thế giới. Theo Bộ Công thương Việt Nam (2022) để phát triển hệ thống cảng Chính phủ Ấn Độ đã “miễn thuế 10 năm cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực phát triển, bảo trì và khai thác cảng, đường thủy nội địa và cảng nội địa. Ấn Độ cũng cho phép tư nhân mua nhượng quyền quản lý tại các cảng do Nhà nước sở hữu với thời hạn 30 năm và có các điều khoản gia hạn tiếp theo. Chính phủ Ấn Độ cho phép nước ngoài thành lập doanh nghiệp FDI 100%

theo lộ trình tự động cho các dự án liên quan đến xây dựng và bảo trì các cảng và bến cảng ở Ấn Độ”.

Thứ hai, sự xuất hiện của số hóa trong 3PL cũng là một yếu tố chính khác hỗ trợ sự tăng trưởng thị phần 3PL ở Ấn Độ. Nhiều nhà cung cấp 3PL đã bắt đầu đầu tư vào CNTT và hệ thống phần mềm thông minh hơn có thể mang lại lợi tức đầu tư tốt hơn. Phần mềm chuyên dụng giúp giảm chi phí, tiết kiệm thời gian và tăng hiệu quả.

35

Một số công nghệ được sử dụng cho các dịch vụ hậu cần bao gồm nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), chuỗi khối và hệ thống định vị thời gian thực (RTLS). Việc sử dụng các công nghệ tiên tiến này được kỳ vọng sẽ làm giảm chi phí logistics, thúc đẩy sự tăng trưởng của thị trường 3PL..

Thứ ba, thị trường 3PL có khả năng được thúc đẩy bởi sự tăng trưởng trong các lĩnh vực như hàng tiêu dùng nhanh, sản xuất, bán lẻ và thương mại điện tử. Các DN lớn có xu hướng tăng cường tập trung vào các hoạt động cốt lõi vì vậy việc thuê ngoài dịch vụ 3PL sẽ giúp họ tận dụng được nguồn lực, năng lực, thời gian phát triển thế mạnh của mình.

2.3.2. Tình hình phát triển dịch vụ 3PL với những thành quả đạt được.

Với những động lực thúc đẩy như trên, Ấn Độ đã biết nắm bắt các cơ hội để cải thiện dịch vụ 3PL tại quốc gia và đạt được một số kết quả sau:

Thứ nhất, theo hình 2.5 trong xếp hạng chỉ số logistics các thị trường mới nổi, Ấn Độ xếp vị trí thứ hai với chỉ số đạt 7,33 phía sau Trung Quốc có chỉ số 8,86. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển mạnh mẽ của thị trường 3PL tại Ấn Độ trong những năm gần đây.

Thứ hai, nghiên cứu về doanh thu và chi phí dịch vụ logistics 3PL, theo A&A, năm 2020 GDP của quốc gia này đạt 2.708 tỷ USD, doanh thu dịch vụ 3PL là 26 tỷ USD. Về chi phí logistics là 351,8 tỷ USD chiếm 13% GDP của Ấn Độ, cao hơn mức trung bình toàn cầu 3,8%, trong khi đó Mỹ và hầu hết các nước phát triển chi khoảng 8% GDP cho hoạt động logistics. Trung Quốc có thị trường 3PL lớn mạnh hơn Ấn Độ nhưng chi phí logistics theo GDP vẫn cao hơn Ấn Độ 1,5%, cho thấy những năm gần đây chính phủ Ấn Độ đã tăng cường nỗ lực hỗ trợ các DN 3PL có cơ hội phát triển.

Các báo cáo gần đây cũng dự báo những con số lạc quan về thị trường này, theo một báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Technavio (2021), thị trường 3PL ở Ấn Độ đã sẵn sàng tăng 10,74 tỷ đô la Mỹ trong giai đoạn 2021-2025, đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) gần 8%, và chứng kiến mức tăng trưởng gia tăng

36

81,73 triệu đô la Mỹ vào năm 2024. Điều này cho thấy, 3PL ở Ấn Độ đang là thị trường mới nổi được các nhà đầu tư quan tâm hướng đến.

Thứ ba, theo Liên (2022) thì vận tải quốc tế, vận tải đường biển tại Ấn Độ

“chiếm khoảng 95% về khối lượng và 70% về giá trị. Ấn Độ có 12 cảng chính (Mumbai, Chennai, Visakhapatnam, Kolkata…) và 205 cảng nhỏ và trung gian.

Trong năm tài chính 2020 - 2021, 12 cảng chính đã vận chuyển 672 triệu tấn hàng hóa”. Những năm vừa qua, Chính phủ Ấn Độ đã tiến hành đầu tư mạnh cho phát triển CSHT nhất là hệ thống GTVT. Các tuyến đường sắt có nhiều dự án mà thông số kỹ thuật liên quan đến chất lượng và hiệu quả đạt chuẩn ngang bằng với các tuyến đường sắt chở hàng ở Nga, Trung Quốc và Hoa Kỳ. Sự phát triển CSHT như hành lang vận chuyển hàng hóa chuyên dụng, khu kho bãi thương mại tự do, khu hậu cần và trạm vận chuyển container được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy thị trường 3PL Ấn Độ. Dự án Phát triển Đường cao tốc Quốc gia nhằm mục đích mở rộng mạng lưới đường cao tốc hiện tại của Ấn Độ lên 2000 km và có kế hoạch thêm 18,637 km đường cao tốc nội đồng vào năm 2022. Dự án Bharatmala đang hướng tới xây dựng 83,677 km đường cao tốc vào năm 2024. Các sáng kiến của chính phủ như “Đường ống cơ sở hạ tầng quốc gia, Sagarmala” được giới thiệu gần đây dự kiến sẽ có vai trò quan trọng quan trọng đối với thị trường 3PL và hỗ trợ đáng kể khả năng giao hàng chặng cuối ở Ấn Độ. Theo Vilas ( 2018) nhiều thành phố lớn ở Ấn Độ đã được xây dựng các trung tâm logistics đa phương thức bởi Tổng công ty Phát triển và Hành lang Công nghiệp Delhi – Mumbai nhằm cung cấp các dịch vụ cung ứng end-to-end.

Về hoạt động kho bãi, các báo cáo gần đây cho thấy việc cho thuê các khu công nghiệp và kho bãi đã vượt 10,1 triệu m2 trong nửa đầu năm 2021, tại các thành phố lớn của Ấn Độ như Bengaluru (Karnataka), Chennai (Tamil Nadu), Delhi NCR, Mumbai (Maharashtra) và Pune (Maharashtra). Sự gia tăng nhu cầu này đã ảnh hưởng đến các công ty 3PL cũng TMĐT. Giá trị thị trường kho bãi ở Ấn Độ ước tính đạt gần 6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025, từ 2,1 tỷ đô la Mỹ 2018. Các báo cáo ngành cũng dự báo tăng trưởng của dịch vụ hậu cần vận tải sẽ ở mức 11,9 tỷ đô la Mỹ vào năm 2025, chứng kiến bước nhảy vọt từ 3,5 tỷ đô la Mỹ năm 2018.

37

Thứ tư, các DN 3PL ở Ấn Độ đang đẩy mạnh ứng dụng CNTT, số hóa trong hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu ngày căng tăng của khách hàng và ứng phó với những biến động do đại dịch COVID-19 gây ra. Tốc độ chuyển đổi số nhanh chóng đang định nghĩa lại ngành hậu cần của Ấn Độ. Tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, máy học, phân tích dữ liệu và Internet vạn vật (IoT) đang góp phần đáng kể vào việc tăng hiệu quả hoạt động. Hơn nữa, chi phí ngày càng giảm của các công nghệ như điện toán đám mây, bộ theo dõi GPS, cảm biến IoT, v.v. cũng đang cho phép các công ty hậu cần quy mô nhỏ hiện đại hóa hệ thống của họ.

Ngoài ra, việc số hóa các khoản thanh toán cũng đã làm tăng mức độ áp dụng ở Ấn Độ, đặc biệt là sau khi đại dịch COVID-19 bắt đầu và điều này đã làm giảm yêu cầu xử lý tiền mặt của ngành 3PL ở một mức độ nào đó. Trước đại dịch, sự ưa thích của người tiêu dùng Ấn Độ đối với giao dịch thu tiền khi giao hàng (COD) được coi là một thách thức đối với các TPL vì yêu cầu xử lý tiền mặt của họ ước tính vào khoảng 8 tỷ USD.

Thứ năm, về bối cảnh cạnh tranh, thị trường tương đối phân mảnh với một số lượng lớn các công ty trong nước và quốc tế, bao gồm DHL Supply Chain, Future Supply Chain và All Cargo Logistics Limited là những công ty chủ chốt.

Ấn Độ đang phát triển trở thành một thị trường mới nổi trong lĩnh vực kho bãi thu hút các khoản đầu tư đáng kể trong 2 năm qua từ các công ty cổ phần tư nhân và toàn cầu. Vào tháng 9 năm 2019, công ty FM Logistics của Pháp đã công bố khoản đầu tư 30 triệu USD để phát triển cơ sở hậu cần cho nhiều khách hàng rộng 31 mẫu Anh tại Jhajjar, Haryana. Nhà kho dự kiến có sức chứa 1,00,000 vị trí pallet và khu vực dành riêng cho đồng đóng gói và các dịch vụ giá trị gia tăng khác. Vào tháng 2 năm 2020, Groupe ADP thông báo mua 49% cổ phần của GMR Airports - một đơn vị thuộc Cơ sở hạ tầng GMR (GIL) của Ấn Độ, với số tiền 107,8 tỷ Rs. DP World và Quỹ Cơ sở hạ tầng Đầu tư Quốc gia (NIIF) đã đầu tư 400 triệu USD để mua lại Continental Warehousing Corp (Nhava Seva), một trong những công ty lớn nhất trong lĩnh vực hậu cần tại Ấn Độ.

Hơn nữa, với việc Ấn Độ có ý định hướng tới không phát thải ròng trong các lĩnh vực công nghiệp, hậu cần xanh được dự đoán sẽ trở thành một phân khúc quan

38

trọng vì nhiều công ty sẽ áp dụng các chiến lược doanh nghiệp để giảm lượng khí thải carbon, tích hợp các giải pháp bền vững và đảm bảo hoạt động cạnh tranh.

2.3.3. Một số vấn đề gặp phải và nguyên nhân.

2.3.3.1. Chi phí logistics cao

Chi phí logistics chiếm 14% chi phí GDP của Ấn Độ cao gấp đôi so với 7 đến 8% của các nước phát triển, việc thiếu tự động hóa là một yếu tố chính góp phần vào chi phí cao. Chi phí cao hơn có thể là do sựu thiếu đồng bộ trong CSHT khiến hệ thống vận tải đa phương thức hoạt động chưa hiệu quả, CSHT đường bộ còn yếu kém.

Hơn nữa, chi phí kho bãi cao hơn là do sự thiếu hụt công suất kho bãi ở Ấn Độ.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ logistics bên thứ ba (3pl) thực tiễn quốc tế và khuyến nghị đối với việt nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)