KHÍ HẬU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM
1.1. TỔNG QUAN VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
1.1.4. Tác động chung của biến đổi khí hậu
Việt Nam là một trong những đất nước chịu hậu quả nặng nề nhất của BĐKH, theo IPCC - Ủy ban liên chính phủ về BĐKH. BĐKH đã và đang trở thành nguyên nhân hàng đầu gây thiệt hại về kinh tế và các lo ngại đến sức khỏe con người. Thêm vào đó, BĐKH còn là mối đe dọa tiềm tàng đối với sự phát triển và ổn định của mỗi quốc gia.
1.1.4.1. Tác động của biến đổi khí hậu tới tới tăng trưởng kinh tế
Theo Nguyễn Thị Thảo (2018), BĐKH đã làm chậm TTKT và tạo ra các chu kỳ tăng trưởng không bền vững trong những thập kỷ gần đây. Những thiệt hại kinh tế do
BĐKH gây ra, cũng như chi phí sửa chữa thiệt hại làm giảm mức độ tập trung kinh tế của nhiều nước, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Viện Re Swiss cảnh báo rằng tác động lớn nhất của BĐKH là nó có thể quét sạch tới 18% GDP của nền kinh tế toàn thế giới vào năm 2050 nếu nhiệt độ toàn cầu tăng 3,2°C. Natalie Marchant (2021) cũng dự báo rằng các nền kinh tế châu Á sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi tác động của BĐKH, với 5,5% ảnh hưởng đến GDP trong trường hợp tốt nhất và 26,5% trong trường hợp nghiêm trọng.
Dell, Jones và Olken (2008) chỉ ra rằng tập trung kinh tế là một yếu tố quan trọng trong việc giảm thiểu thiệt hại tiềm tàng mà một quốc gia có thể phải gánh chịu do BĐKH bằng cách sử dụng dữ liệu nhiệt độ và lượng mưa trong khoảng thời gian 50 năm. Nói cách khác, các đất nước nghèo có xu hướng chịu đựng các tác động của nó rất thấp. Nhìn chung, nghiên cứu thực nghiệm ở trên cho thấy nhiệt độ, lượng mưa và các hiện tượng thời tiết cực đoan có ý nghĩa kinh tế, ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh tế.
1.1.4.2. Tác động của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp sử dụng một tỷ lệ lớn dân số ở các nước đang phát triển , chiếm từ 60% đến 80% lực lượng lao động. BĐKH có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với nông nghiệp vốn phụ thuộc nhiều vào các phương pháp tưới tiêu tự nhiên (nhiệt độ và lượng mưa). Nhiệt độ cao hơn làm giảm năng suất cây trồng đồng thời thúc đẩy sự phát triển của cỏ dại và sâu bệnh. Lượng mưa thay đổi làm tăng mất mùa trong ngắn hạn và giảm sản lượng trong dài hạn.
Một nghiên cứu của Li và các cộng sự (2011) cho thấy tác động của BĐKH đối với năng suất ngô ở Hoa Kỳ và Trung Quốc trong giai đoạn 2008 và 2030 cho thấy sự kết hợp của thay đổi về cả nhiệt độ và lượng mưa có thể mang lại những tác động tích cực hoặc tiêu cực đến năng suất ngô. Tùy vào điều kiện kinh tế và khí hậu khu vực sẽ làm cho tác động của BĐKH đến năng suất ngô về cơ bản là khác nhau ở các vùng khác nhau.
Tác động của BĐKH với năng suất ngô ở Hoa Kỳ và Trung Quốc từ năm 2008 đến năm 2030 được mô tả trong một nghiên cứu của nhóm các tác giả mà dẫn đầu là Li (2011) cho thấy sự kết hợp giữa các thay đổi về nhiệt độ và lượng mưa có thể ảnh hưởng đến năng suất ngô theo chiều hướng hoặc tốt hoặc xấu. Tác động của BĐKH
đến năng suất ngô sẽ khác nhau đáng kể tùy thuộc vào điều kiện kinh tế và khí hậu của khu vực.
Amos Apraku và cộng sự (2021) đã sử dụng bằng chứng từ hai quốc gia khác nhau, Kenya và Nam Phi, để cho thấy việc sử dụng kiến thức bản địa rộng rãi như thế nào trong việc đối phó với các tác động của BĐKH. BĐKH tác động đến nông nghiệp;
và, một lần nữa, nêu bật những điểm mạnh và điểm yếu trong quá trình phát triển, truyền tải và tích hợp hệ thống tri thức bản địa với khoa học hiện đại giữa các quốc gia và nền văn hóa châu Phi .
Theo Nguyễn Thị Lan (2019), tác động của BĐKH ngày càng rõ nét, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp của Việt Nam. Nếu mực nước biển dâng 1m mà không có các biện pháp ngăn chặn hiệu quả, khoảng 40 % diện tích ĐBSCL , 11% ĐBSH và 3% các tỉnh ven biển khác sẽ bị ngập, gây ngập lụt nghiêm trọng. Gần một nửa diện tích đất nông nghiệp ở ĐBSCL đã bị nhấn chìm và không thể canh tác được. Nhiệt độ tăng và hạn hán sẽ có tác động đến sự phân bố cây trồng, đặc biệt là năng suất. Cụ thể, năng suất lúa vụ xuân có xu hướng thấp hơn năng suất lúa vụ mùa; năng suất ngô vụ đông có xu hướng cao hơn ở Đồng bằng Bắc Bộ và thấp hơn ở các nơi khác.
1.1.4.3. Tác động của biến đổi khí hậu tới sức khỏe con người
BĐKH là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với sức khỏe nhân loại. Nó có những tác động nghiêm trọng trong ngắn hạn và dài hạn đối với sức khỏe con người, khiến các chuyên gia y tế trên toàn thế giới phải đối mặt với những hậu quả sức khỏe của cuộc khủng hoảng BĐKH gây ra.
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, tác động của BĐKH có mối liên hệ chặt chẽ tới tình trạng sức khỏe con người. Theo WHO (2021), BĐKH dự kiến sẽ gây ra thêm 250.000 ca tử vong mỗi năm từ năm 2030 đến 2050. Nó đã có tác động trên phạm vi rộng đối với sức khỏe, bao gồm tử vong và bệnh tật do các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt ngày càng thường xuyên như sóng nhiệt, bão và lũ lụt, gián đoạn hệ thống lương thực, gia tăng bệnh truyền nhiễm từ động vật và thức ăn, nước uống và tinh thần các vấn đề sức khỏe. Hơn nữa, BĐKH đe dọa nhiều yếu tố xã hội quyết định đến sức khỏe, bao gồm sinh kế, bình đẳng và khả năng tiếp cận chăm sóc sức khỏe và các cơ cấu hỗ trợ xã hội.
Theo US Global Change Research Program (2016), BĐKH có nhiều tác động đến sức khỏe con người. BĐKH không chỉ tác động xấu đến sức khỏe con người về yếu tố vật chất mà còn tác động xấu đến sức khỏe tinh thần, làm gia tăng tỷ lệ tự tử. Lũ lụt và cháy rừng đang gây ra những tổn hại về tâm lý, cũng như mất đi nguồn lương thực, nhà cửa và sinh kế, dẫn đến trầm cảm. Các cú sốc và chấn thương liên quan đến khí hậu có thể gây ra tình trạng đau khổ dai dẳng hoặc rối loạn căng thẳng sau chấn thương, lo âu và trầm cảm, đồng thời làm tăng nguy cơ tự tử ở một số người, đặc biệt là những người trẻ tuổi .
Kjellstrom và các cộng sự (2009) đã nhận định BĐKH ảnh hưởng đến sức khỏe nghề nghiệp do đó làm giảm đáng kể năng suất lao động và khả năng lao động của con người. Sức khỏe người lao động bị ảnh hưởng khi môi trường làm việc nóng hơn, vượt quá nhiệt độ cơ thể bình thường của họ. Hay nói cách khác, người lao động đã làm việc liên tục trong một khoảng thời gian không ngắn để đạt được mức sản lượng tương tự như trước đây, điều này làm suy mòn sức khỏe của họ, đồng thời năng suất lao động cũng bị giảm sút.