VÀ TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM
3.2. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM
3.2.2. Thực trạng các thành tố tác động đến tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam
3.2.2.2. Giảm nghèo và bất bình đẳng
* Giảm nghèo
Chính phủ đã cấp thiết xây dựng và thực hiện nhiều chiến lược, chương trình giảm nghèo và cho công tác giám sát chiến lược ở Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả, Chính phủ đã kết hợp các chương trình xóa đói, giảm nghèo chung thành một chương trình là “Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020”, đặc biệt dành cho các xã, huyện nghèo, vùng, miền núi khó khăn,...
Từ đó, tốc độ giảm nghèo của Việt Nam trong tầm kiểm soát, đời sống người dân ổn định, cơ sở hạ tầng tại vùng sâu, vùng xa, vùng cao đã được cải thiện. Đến cuối năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước dự kiến giảm xuống còn 2,75%, tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm còn 24%, đặc biệt các hạ tầng cơ sở tại các địa phương nghèo,
khó khăn được cải thiện đáng kể. Có thể thấy, Việt Nam đã hướng trọng tâm chính sách giảm nghèo theo tiêu chí tiếp cận đa chiều, nỗ lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển toàn diện đất nước.
* Giảm BBĐ
Bên cạnh những thành tựu nổi bật về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo, hiện nay, gia tăng tình trạng BBĐ cũng là trở ngại, kìm hãm sự phát triển đất nước. Do đó, Chính phủ cần xây dựng những chính sách tích cực hơn để giảm BBĐ trong xã hội.
- Thứ nhất, giảm BBĐ kinh tế.
BBĐ kinh tế luôn là một trong những mối quan tâm chính của Việt Nam.
Nhưng khoảng cách giàu nghèo đang ngày rộng hơn, đòi hỏi phải có những chính sách mới để đảm bảo tình trạng này không gia tăng thêm. Trong giai đoạn 2006 - 2018, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng khá nhanh so với nhiều nước trên thế giới, cụ thể là đạt mức bình quân 6,1%, trong đó, thu nhập nhóm dân cư đều tăng lên nhưng tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo luôn thấp hơn nhóm giàu, vì vậy, khoảng cách giàu nghèo ngày càng thêm rộng.
Hình 3.7: Hệ số Gini ở Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020.
Nguồn: World Bank Từ hình 3.6 cho thấy, hai năm đầu tiên là 2010 và 2011, đường biểu diễn hệ số Gini ở thành thị cao hơn đường biểu diễn ở nông thôn. Tuy nhiên, giai đoạn 2012 – 2014, hệ số Gini đã thay đổi rõ rệt, hệ số ở nông thôn cao hơn ở thành thị. Tuy nhiên
0.43 0.41
0.42 0.40
0.37
0.33 0.40
0.42 0.37
0.30 0.32 0.34 0.36 0.38 0.40 0.42 0.44 0.46 0.48 0.50
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Cả nước Thành thị Nông thôn
những năm sau đó, khoảng cách giữa BBĐTN của thành thị và nông thôn thể hiện càng rõ rệt hơn.
Mỗi vùng miền do có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, trình độ văn hóa, trình độ sản xuất, cơ sở hạ tầng và trình độ dân trí,…nên sự phát triển của các vùng miền cũng có sự khác biệt, từ đó làm cho sự chênh lệch về thu nhập cũng như BBĐ giữa các nhóm dân cư tại các vùng miền là khác nhau. Tuy nhiên BBĐTN của Việt Nam hiện nay vẫn nằm trong phạm vi an toàn. Nhưng xét dài hạn, hệ số BBĐTN vẫn có sẽ tăng lên. Do đó, Việt Nam cần có những biện pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề này.
- Thứ hai, giảm bất bình đẳng giới.
Một vấn đề quan trọng hơn nữa ở Việt Nam là giảm BBĐ giới, phân biệt đối xử với phụ nữ trong các lĩnh vực khác nhau nên vốn từ xa xưa, phụ nữ luôn bị bó buộc với vai trò làm mẹ, làm vợ nội trợ cho gia đình và ít có khả năng tiếp cận giáo dục để nâng cao trình độ và các cơ hội nghề nghiệp.
Hiện nay, Đảng, Chính phủ, các cơ quan cũng như các tổ chức cả trong và quốc tế đã vô cùng quan tâm sát sao vấn đề này, thể hiện ở việc ngày càng nhiều phụ nữ tham gia vào các vị trí lãnh đạo, quản lý, từng bước giảm dần BBĐ giới trong lĩnh vực chính trị. Báo cáo số 362/BC-CP ngày 18/8/2020 của Chính phủ về BBĐ năm 2019,tỷ lệ phụ nữ đóng vai trò trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI là 8,62%, các Đảng bộ trực thuộc Trung ương là 11,4%, cấp huyện là 14% và cấp cơ sở là 18,1%.
Đồng thời, Việt Nam cũng thuộc trong top 1/3 các quốc gia đứng đầu về tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội.
Không chỉ vậy, giảm BBĐ giới ở Việt Nam còn thể hiện qua việc thực hiện giảm khoảng cách giới trong mọi lĩnh vực; đề cao vai trò của người phụ nữ, nâng cao sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động. Theo Tổng cục Thống kê (2019) tính toán rằng nữ giới chiếm đến 47,3% lực lượng lao động chính của cả nước và có khoảng trên 285,6 nghìn doanh nghiệp do nữ doanh nhân đứng đầu, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp cả nước, tỷ lệ nữ giới biết chữ trong độ tuổi từ 15-60 đạt 97,33%, tỷ lệ nữ thạc sỹ đạt 54,25%, tỷ lệ tiến sĩ đạt 30,8%. Tuy nhiên, một điều không thể phủ nhận rằng nhóm phụ nữ và trẻ
em gái vẫn là những đối tượng dễ bị tổn thương và yếu thế trước các nguy cơ, rủi ro xấu trong đời sống xã hội, do đó họ cũng cần có thêm nhiều hơn các cơ hội bình đẳng.