KHÍ HẬU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM
1.2. TỔNG QUAN VỀ TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM
1.2.4. Các chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng bao trùm
1.2.4.4. Các khía cạnh toàn diện về bảo trợ xã hội
Vấn đề bảo trợ xã hội thường được ADB nhắc đến như một yếu tố bổ sung của chiến lược TTBT và đặc biệt tập trung áp dụng tính toàn diện, vì phần lớn trọng tâm là
người nghèo hay những người gặp khó khăn lớn. ADB nhấn mạnh rằng: “Các thành phần chính của TTBT là tạo ra các cơ hội thông qua tăng trưởng bền vững, tạo cơ hội tiếp cận bình đẳng cho tất cả mọi người và xóa bỏ nghèo đói”. Do đó, nhu cầu xóa đói giảm nghèo đòi hỏi cần quan tâm tới bảo trợ xã hội hoặc mạng lưới an toàn xã hội.
ADB đã triển khai công việc về chỉ số bảo trợ xã hội (Baulch và cộng sự 2008), chỉ số này có thể cho biết về chất lượng và độ bao phủ của bảo trợ xã hội ở mỗi quốc gia. Chỉ số tổng hợp này có 4 thành phần: (i) tổng chi tiêu cho tất cả chính sách bảo trợ xã hội tính theo tỷ lệ trên GDP, (ii) số người thụ hưởng các chính sách bảo trợ xã hội theo tỷ lệ chia cho tổng dân số tham chiếu cho các nhóm đối tượng chính, (iii) số đối tượng bảo trợ xã hội là người nghèo tỷ lệ với tổng dân số nghèo và (iv) chi tiêu bảo trợ xã hội bình quân cho mỗi người nghèo tỷ lệ với chuẩn nghèo.
Chỉ số này hiện có sẵn cho một số quốc gia và có sự kết hợp các chỉ số đầu vào.
Tuy nhiên, các thành phần này khác với một số chỉ số phát triển con người đã được khuyến nghị trong bài báo này để theo dõi tăng trưởng toàn diện, vì chỉ số này được thiết kế để ghi nhận kết quả. Tuy nhiên, chỉ số mới này sẽ được đưa vào chỉ số tổng hợp TTBT, cùng với sơ đồ trọng số cho bốn thành phần của nó. Đối với mục đích trình bày, bốn thành phần của chỉ số bảo trợ xã hội luôn có thể được đưa ra dưới dạng các chỉ số riêng biệt. Tỷ trọng 10% được gán cho chỉ số bảo trợ xã hội nói chung, thêm trọng số cuối cùng vào tổng số cho bốn nhóm chỉ số chính của chỉ số TTBT.
Thứ nhất, chỉ số phát triển con người - HDI - là chỉ số quan trọng nhất đóng góp vào các tài liệu nghiên cứu về tài nguyên thiên nhiên của một quốc gia. HDI, được sử dụng thay thế cho các thước đo truyền thống về phát triển đất nước, cung cấp một định nghĩa rộng hơn về hạnh phúc và một thước đo tổng hợp dựa trên các trọng số bằng nhau được quy cho ba chiều cơ bản của sự hoàn thiện của con người. HDI là một thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người về sức khỏe (được đo bằng tuổi thọ trung bình từ khi sinh ra), kiến thức (được đo bằng chỉ số giáo dục) và thu nhập (tính bằng tổng thu nhập quốc dân trên tổng dân số).
Công thức tính chỉ số HDI:
𝐻𝐷𝐼 = (𝐼𝑠ứ𝑐 𝑘ℎỏ𝑒 × 𝐼𝑔𝑖á𝑜 𝑑ụ𝑐 × 𝐼𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝)
1 3
Trong đó:
– 𝐼𝑠ứ𝑐 𝑘ℎỏ𝑒: Kỳ vọng sống tính từ lúc sinh; kỳ vọng mình sống được bao nhiêu năm
– 𝐼𝑔𝑖á𝑜 𝑑ụ𝑐: Chỉ số học vấn được tính bằng cách bình quân nhân giản đơn chỉ số năm đi học bình quân và chỉ số năm đi học kỳ vọng;
+ Số năm đi học bình quân được tính bằng tổng số năm đã đi học của những người từ 25 tuổi trở lên chia cho tổng số dân có độ tuổi tương ứng.
+ Số năm đi học kỳ vọng là số năm mà một đứa trẻ 5 tuổi trở lên có thể đi học trong suốt phần đời còn lại của mình, biết rằng xác suất bắt đầu ghi danh đi học tại một độ tuổi bất kỳ của đứa trẻ đó bằng tỷ lệ nhập học của nhóm tuổi đó.
+ Công thức tính:
𝑆𝐿𝐸𝑎𝑡 = ∑𝐸𝑖𝑡 𝑃𝑖𝑡
𝑛
𝑖=𝑎
+ ∑ 𝐸𝑐ℎư𝑎 𝑏𝑖ế𝑡𝑡
𝑃𝑡𝑢ổ𝑖 𝑐ủ𝑎 𝑡𝑟ì𝑛ℎ độ ℎọ𝑐 𝑣ấ𝑛 𝑙 𝐷𝑙 𝑡
𝑙=𝑡𝑟ì𝑛ℎ độ ℎọ𝑐 𝑣ấ𝑛
Trong đó:
𝑆𝐿𝐸𝑎𝑡: Số năm kỳ vọng đến trường của độ tuổi thuộc khoảng (a,t) tuổi 𝐸𝑖𝑡: Số người đang đi học đúng tuổi theo quy định (trong đó i = a, a+1,…, n) tại trường học năm t; n biểu diễn giới hạn tuổi theo lý thuyết;
𝑃𝑖𝑡: Dân số trong độ tuổi đi học theo quy định năm t. Tuổi của mức l đại diện cho tổng dân số độ tuổi đi học của cấp l theo quy định;
𝐷1: Thời gian lý thuyết của cấp l theo quy định.
- 𝐼𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝: Chỉ số tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người tính theo sức mua tương đương (PPP – USD).
Các chỉ số thành phần trên được tính theo công thức chung như sau:
𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑐ℎỉ 𝑠ố = 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎự𝑐 – 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ố𝑖 𝑡ℎ𝑖ể𝑢 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ố𝑖 đ𝑎 – 𝐺𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ố𝑖 𝑡ℎ𝑖ể𝑢 Riêng 𝐼𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 được tính theo công thức:
𝐼𝑡ℎ𝑢 𝑛ℎậ𝑝 = 𝑙𝑛(𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎự𝑐) – 𝑙𝑛(𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ố𝑖 𝑡ℎ𝑖ể𝑢) 𝑙𝑛(𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ố𝑖 đ𝑎) – 𝑙𝑛(𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ố𝑖 𝑡ℎ𝑖ể𝑢)
Dựa vào công thức trên, HDI nằm trong khoảng giá trị 0 và 1, HDI càng tiệm cận 0 thì trình độ phát triển con người của quốc gia đó càng thấp và ngược lại.
Kể từ năm 2010, UNDP cũng đưa ra điểm số điều chỉnh BBĐ (IHDI) để nắm bắt ảnh hưởng của BBĐ đối với xếp hạng quốc gia. Hai thước đo này trên thực tế sẽ giống hệt nhau nếu không có sự BBĐ. Theo nghĩa đó, “IHDI là mức độ phát triển thực
tế của con người (có tính đến sự BBĐ), trong khi HDI có thể được xem như một chỉ số về sự phát triển tiềm năng của con người có thể đạt được nếu không có BBĐ” (UNDP, 2012).
Thứ hai, về khía cạnh BBĐTN trong TTBT, chúng tôi đề xuất hệ số Gini - hệ số BBĐ trong phân phối thu nhập. Hệ số Gini là thước đo BBĐ được sử dụng phổ biến nhất. Về mặt hình học, hệ số này được xác định bằng cách lấy diện tích hình A được xác định bởi đường Lorenz và đường 45o hay đường bình đẳng tuyệt đối chia diện tích hình tam giác vuông có bờ là đường Lorenz đó (A + B).
Về công thức tính:
𝐺 = 1 − ∑(𝐹𝑖− 𝐹𝑖−1)(𝑌𝑖 + 𝑌𝑖−1)
𝑛
Trong đó: 𝑖=1
𝐹𝑖 – Tỷ lệ cộng dồn dân số tới người thứ i;
𝑌𝑖 – Tỷ lệ cộng dồn thu nhập tới người thứ i. (Tổng cục thống kê, 2016)
Hình 1.1: Hệ số Gini.
Nguồn: GSO Hình 1.1 cho biết hệ số Gini càng gần 0 thì thu nhập trong dân cư càng bình đẳng.
Căn cứ vào chỉ số Gini, hai tác giả Vũ Cương và Phạm Văn Vận (2012) chia các nước thành ba mức bất bình đẳng thu nhập (BBĐTN). Nếu hệ số Gini nhỏ hơn 0,4 thì nước đó có mức độ BBĐ thấp, hệ số Gini từ 0,4 đến 0,5 thì nước đó có mức độ BBĐ trung bình và hệ số Gini lớn hơn 0,5 thì nước đó có mức BBĐTN cao. Hệ số Gini năm 2020 của Việt Nam là 0,375, nằm trong các quốc gia có mức BBĐ trung bình, trong đó mức độ BBĐ ở thành thị thấp hơn ở nông thôn (Tổng cục thống kê, 2021).
Như vậy, hệ số Gini giúp làm rõ đặc trưng thứ hai của TTBT, đó là quốc gia đang hướng tới giảm BBĐ và mang lại lợi ích cho nhóm người nghèo, người có thu nhập thấp và các khía cạnh phi thu nhập khác.
Thứ ba, nhóm tác giả đề xuất HOI (Human Opportunity Index) hay chỉ số cơ hội con người là một chỉ số tổng hợp đo lường mức độ tiếp cận phổ biến của một xã hội đối với các mặt hàng, dịch vụ thiết yếu và mức độ tiếp cận công bằng được phân bổ giữa các cá nhân. Nói một cách đơn giản, HOI đo lường độ sẵn sàng cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho cuộc sống đồng thời cũng trả lời được câu hỏi có phân phối công bằng các dịch vụ thiết yếu giữa các nhóm dân cư khác nhau hay không.
Theo World Bank, cách đơn giản nhất để tìm HOI (H) cho một cơ hội cụ thể là lấy tỷ lệ bao phủ trung bình của cơ hội (C̅) đó trừ đi phần chiết khấu (P) bởi sự BBĐ trong phân bổ cơ hội đó tới các nhóm dân cư khác nhau với những hoàn cảnh sống khác nhau:
H = C̅ − P
Do đó, HOI là sự kết hợp giữa tỷ lệ bao phủ và mức độ bình đẳng trong việc phân bổ dịch vụ thiết yếu giữa các nhóm dân trong một quốc gia. Chỉ số này giúp làm rõ đặc trưng thứ tư của TTBT.