KHÍ HẬU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM
1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM
Nhiều nghiên cứu trước đây có nhận định rằng lạm phát có thể có tác động đến TTBT. Albanesi (2007), Rahul Anand và các cộng sự (2014) cho rằng lạm phát cao làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo, vì so với các gia đình giàu hơn, giá cả chỉ tăng nhỏ cũng có ảnh hưởng đáng kể đến tiêu dùng của người dân nghèo. Khi lạm phát giá tăng, họ phải chi tiêu nhiều hơn mức bình thường cho thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác trong khi thu nhập của họ không thay đổi. Vậy nên người nghèo chỉ còn cách giảm chi tiêu trong thời kỳ lạm phát cao hoặc lâm vào cảnh thất nghiệp. Cùng ý tưởng, Naveed và D.K. Yadav (2013) nghiên cứu lạm phát đang đi ngược lại với TTBT ở Ấn Độ. Cụ thể, trong bài nghiên cứu, hai tác giả đề cập chính đến hậu quả của lạm phát lương thực đến mức sống của người nghèo. Thu nhập của người nghèo đã có dấu hiệu tăng lên sau khi chính phủ Ấn Độ thực thi chính sách TTBT. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát lương lực ở nước này còn cao hơn tỷ lệ tăng thu nhập của người nghèo. Cụ thể, tính bình quân từ tháng 12/2009 đến tháng 8/2013, nhóm hàng trứng, thịt, cá có mức lạm phát cao nhất với 17,16%. Trong khi đó, một hộ gia đình trung bình ở Ấn Độ vẫn chi gần một nửa chi tiêu cho thực phẩm và người nghèo khoảng 60% (NSSO 2011) và họ không thể dễ dàng chống lại lạm phát nên lạm phát lương thực cao gây ra một khoản
"thuế vô hình" đối với người nghèo, làm giảm quá trình TTBT.
1.4.2. Số người sử dụng Internet
Số người sử dụng Internet (Individuals using the Internet) được đo bằng số cá nhân đã sử dụng Internet trong ít nhất ba tháng ở bất cứ địa điểm và bằng thiết bị nào.
Nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận nếu số người tiếp cận Internet càng nhiều thì sẽ thúc đẩy phát triển địa phương thông qua trực tuyến cải thiện dịch vụ, thanh toán, giao hàng và quản trị tốt. Theo Meltzer và các cộng sự (2016), Colombia đã có kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ và tỷ lệ đói nghèo giảm đáng kể nhờ vào tối đa hóa việc người dân sử dụng Internet để tạo nền tảng cho tăng trưởng bền vững và bao trùm trong thế kỷ 21.
Các công ty ở Colombia cũng đang sử dụng internet và dữ liệu để cung cấp các dịch vụ kỹ thuật số thay thế một phần cho các dịch vụ cung cấp hàng hóa truyền thống hơn, thuận tiện cho việc thanh toán trở nên dễ dàng, nhanh chóng và an toàn. Nghiên cứu của Joseph Johnson (2021) cho thấy rõ ràng hơn tỷ lệ người sử dụng Internet ở Hoa
Kỳ năm 2019. Tính đến tháng 11/2019, tác giả đã cho kết quả 73.7% dân số sử dụng Internet ở Hoa Kỳ đã truy cập các mạng xã hội. Ngoài ra, mua sắm, đặt chỗ hoặc sử dụng các dịch vụ tiêu dùng khác trực tuyến và việc ứng dụng các dịch vụ tài chính trực tuyến (ngân hàng, đầu tư, thanh toán hóa đơn, v.v.) chiếm tỷ lệ khá cao lần lượt 72.2%
và 69.9%. Nhận thấy, số lượng người dân Hoa Kỳ tiếp cận nhanh chóng với Internet giúp cho Hoa Kỳ phát triển năng suất, cải thiện cuộc sống của người dân đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của nền kinh tế của nước nhà trong thời kỳ BBĐTN vẫn là một thách thức cao và tình trạng nghèo đói vẫn còn phổ biến.
1.4.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có đóng góp tích cực đáng kể đến TTBT. Dr Reeti Gupta (2015) nhận định đầu tư trực tiếp nước ngoài được coi là chìa khóa để TTBT ở Ấn Độ phát triển nhanh hơn. Lĩnh vực thu hút tối đa vốn FDI ở Ấn Độ chủ yếu là lĩnh vực khách sạn và du lịch, cụ thể, ngành Khách sạn và Du lịch đang chiếm 3,28% tổng dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tạo ra nhiều công ăn việc làm, mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cao phát triển năng lực cạnh tranh quốc tế. Kusumawati, P.
N. L. (2018) cũng trình bày quan điểm FDI tạo ra ảnh hưởng tích cực đến người dân Indonesia, bao gồm cả những người bị thiệt thòi như người nghèo và người tàn tật để giảm thiểu BBĐTN và nghèo đói, có thể thúc đẩy TTBT. Do đó, năng suất làm việc và chất lượng đời sống tốt hơn sẽ khiến giảm nghèo và giảm BBĐ về thu nhập. Về gián tiếp, FDI tác động gián tiếp đến TTBT thông qua liên kết với các doanh nghiệp trong nước và với các Doanh nghiệp siêu nhỏ và vừa (MSME). FDI tạo thu nhập cho MSME với tư cách là nhà cung cấp và người tiêu dùng của các công ty nước ngoài. Từ đó, FDI sẽ cải thiện phúc lợi cho các nhóm đối tượng dễ bị tổn thương như người dân địa phương nghèo làm việc trong các lĩnh vực MSME.
1.4.4. Độ sâu tài chính
Độ sâu tài chính hay còn được hiểu là phát triển hệ thống tài chính theo chiều sâu là khuyến khích tiết kiệm, tăng đầu tư từ đó tăng GDP và thể hiện cuối cùng ở sự gia tăng tỷ lệ giá trị của các tài sản tài chính so với GDP. Thước đo hiệu quả nhất là tỷ lệ giữa tín dụng tư nhân và GDP. Nhiều nhà nghiên cứu khác nhau đã công nhận rằng sự phát triển của việc phát triển hệ thống tài chính có tác dụng nâng cao năng suất và tăng trưởng toàn diện ở cả các nước phát triển và đang phát triển. Theo Peter và Paul
(2011), biến số này có tác động cùng chiều đến TTBT ở mức vừa đủ. Bởi nếu việc đào sâu quá nhanh và quá mức thì sẽ xảy ra hiện tượng bùng nổ tín dụng, vừa làm suy yếu hệ thống ngân hàng vừa mang lại áp lực lạm phát, từ đó dẫn đến các cuộc khủng hoảng tài chính kìm hãm tăng trưởng toàn diện. Cùng ý tưởng, Marlyse Linda Ngo Bakang (2015) nhận định tác độ sâu tài chính được coi là chiến lược để tăng cường TTBT trong lĩnh vực ngân hàng ở các quốc gia đang phát triển như Kenya. Cụ thể trong nghiên cứu, tác giả đề cập đến tác động của tín dụng đối với khu vực tư nhân đối với tăng trưởng toàn diện ở Kenya. Ý nghĩa của việc này là sự gia tăng tín dụng cấp cho khu vực tư nhân và kích thích tốc độ tăng trưởng kinh tế.
1.4.5. Chỉ số phát triển con người
Chỉ số phát triển con người (HDI) được tạo ra để khẳng định năng lực con người và là cũng yếu tố để đánh giá sự phồn thịnh một quốc gia, chứ không chỉ đơn thuần là TTKT. HDI là thước đo lường thành tựu chung của quốc gia về mọi khía cạnh kinh tế và xã hội dựa trên sức khỏe con người, trình độ học vấn của họ. Xét về lĩnh vực kinh tế, Gustav Ranis (2004) đã nhấn mạnh mối liên hệ của phát triển con người và TTKT. Trình độ học vấn con người cao của một quốc gia có thể thể hiện qua chính sách đúng đắn các quyết định, chuyển thành một chu kỳ đạo đức để tăng trưởng tốt và hỗ trợ lẫn nhau. Xét về khía cạnh đời sống xã hội, ngoài việc chỉ số HDI thể hiện quốc gia đó có mức sống ổn định, văn minh hơn thì vấn đề về ảnh hưởng tới tâm lý xã hội cũng được quan tâm. Minh chứng là công bố của nhóm tác giả dẫn đầu là Johanna Muckenhuber (2014) đã làm nổi bật mối quan hệ chặt chẽ của chỉ số HDI và nhu cầu công việc về mặt tâm lý xã hội. Do đó, nhóm tác giả cho rằng các chương trình y tế công cộng cần có những biện pháp, hành động phù hợp với từng mức HDI khác nhau.
1.4.6. Tỷ lệ gia tăng dân số
Tỷ lệ gia tăng dân số và TTBT phản ánh mối quan hệ hai chiều. Dân số tăng nhanh có khả năng gây bất lợi trong ngắn hạn và trung hạn vì dẫn đến số lượng lớn trẻ em phụ thuộc. Về lâu dài, có khả năng sẽ có một sự phân chia nhân khẩu học ở những quốc gia này khi những người trẻ này trở thành những người trưởng thành có khả năng tạo ra thu nhập (E. Wesley F. Peterson,2017). Mặt khác, tác giả lập luận rằng sự gia tăng dân số do mức sinh cao thường xảy ra ở các nước thu nhập thấp. Điều này có thể làm giảm phúc lợi chung, dẫn đến đói nghèo và điều kiện sống cũng trở nên khó khăn
hơn. Ở các nước có thu nhập cao, tỷ lệ sinh thấp đồng thời tỷ lệ tử vong thấp. Do đó, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất thấp. Bởi nếu tốc độ tăng dân số ở các nước này cao hơn thì gánh nặng hỗ trợ một số lượng lớn người đã nghỉ hưu có thể được giảm bớt nhưng tỷ lệ sinh ở các nước này sẽ không tăng trong tương lai hoặc tỷ lệ tử vong sẽ giảm xuống thấp hơn nhiều so với mức hiện tại. Steven W. Sinding (2009) nghiên cứu ra rằng việc giảm mức sinh và giảm tỷ số phụ thuộc vào dân số trong độ tuổi lao động tạo ra cơ hội cho PTKT và xóa đói giảm nghèo. Giảm mức sinh hoàn toàn không phải là thuốc chữa bách bệnh cho PTKT và chắc chắn không phải là điều kiện đủ để TTKT, nhưng nó là điều kiện cần, tạo điều kiện để các chính phủ có thể đầu tư nhiều hơn vào giáo dục và y tế, phát triển chất lượng nguồn nhân lực (mầm non) thay vì số lượng.
1.4.7. Tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai tính theo tỷ trọng GDP
Theo Fang và cộng sự (2018), thiên tai và BĐKH đe dọa nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững và nguồn vốn tự nhiên. Kể từ năm 1970 đến năm 2017, đã có 13.386 trận thiên tai trên toàn thế giới, khiến 3,6 triệu người chết, 7,7 tỷ người bị ảnh hưởng và thiệt hại kinh tế lên tới 3,3 nghìn tỷ USD. Thiên tai ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn vốn tự nhiên và có tác động tiêu cực tới TTBT. Mức độ ảnh hưởng của thiên tai được đo bằng tổng thiệt hại kinh tế do thiên tai tính theo tỷ trọng GDP cho thấy tầm ảnh hưởng của thiên tai tới nền kinh tế của một quốc gia, từ đó tác động tới TTBT.
1.4.8. Giáo dục
Chỉ tiêu về giáo dục là một trong những nhân tố then chốt trong tăng trưởng toàn diện. Oluwatosin Adeniyi và các cộng sự (2020) nghiên cứu ra rằng số lượng giáo dục tiểu học và giáo dục THCS có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng toàn diện tại gần như tất cả các nước vùng Tây Phi bởi chúng là điều kiện tiên quyết để xây dựng năng lực con người. Các tác giả cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục đối với quá trình phát triển của TTBT tại tám quốc gia ở Tây Phi. Việc các nước Tây Phi này không có khả năng giải quyết các vấn đề giáo dục có thể cản trở việc đạt được tăng trưởng toàn diện. Điều này sẽ làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế xã hội như thất nghiệp, nghèo đói, BBĐ giữa các vấn đề khác. Thêm vào đó, Ioana Manafia và Daniela (2013) khẳng định trong quá trình TTBT, giáo dục nên được chú trọng hàng đầu đối với mọi quốc gia EU. Bởi tăng trưởng toàn diện có nghĩa là ngày càng có nhiều việc làm hơn, đầu tư vào kỹ năng và đào tạo, hiện đại hóa thị trường lao động.
Bởi vậy, đòi hỏi các quốc gia cần chú trọng đề cao giáo dục bởi đây là mục tiêu hàng đầu để phát triển tăng trưởng bền vững.
1.4.9. Độ mở thương mại
Độ mở thương mại là một trong những thành phần quan trọng ảnh hưởng tới TTBT. Theo World Bank (2020), chỉ số này được tính bằng tỷ lệ hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu và nhập khẩu trên GDP. Tỷ trọng này càng lớn thấy rằng quốc gia đó càng cởi mở trên trường thương mại quốc tế, và ngược lại. Mối quan hệ giữa giao thương thương mại và TTBT được nhiều bài nghiên cứu chú ý đến. Điển hình nghiên cứu của Aradhyula và các cộng sự (2007) đã xem xét tác động của độ mở thương mại đối với thu nhập và mức phân phối: kết quả là sự mở cửa thương mại có thể làm tăng đáng kể thu nhập bình quân đầu người, nhưng đồng thời lại làm gia tăng khoảng cách BBĐTN một cách rõ ràng hơn. Độ mở lớn hơn càng kéo theo sự gia tăng BBĐ, đặc biệt là ở các quốc gia kém phát triển. Để làm rõ hơn quan điểm trên, nghiên cứu của Talah S.
Arabiyat và các cộng sự (2020) cũng khẳng định tầm quan trọng của mở cửa thương mại trong việc đạt được TTBT. Mặt khác, nhóm tác giả cũng chỉ ra rằng sự đóng góp của mở cửa thương mại đối với tăng trưởng toàn diện là không đồng đều giữa các tỉnh trong một quốc gia và. Từ đó thấy rằng sự cần thiết của các chính sách quốc gia nhất quán trong việc chia sẻ lợi ích công bằng của tăng trưởng cho mọi người dân.
1.4.10. Tổng số người bị ảnh hưởng bởi thiên tai hàng năm
Theo Báo cáo đánh giá thiên tai toàn cầu (2020), tổng số 98,9667 triệu người bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên thế giới vào năm 2020, trong đó 45,95% bị ảnh hưởng bởi bão, lên tới 45,4708 triệu người, chiếm cấu phần lớn nhất trong tổng số người; Lũ 33,56%, lên tới 33,2156 triệu người; Hạn hán là 18,97%, lên tới 18,7752 triệu người;
dưới 2,00% bị ảnh hưởng bởi các loại hình thiên tai khác. Số người bị ảnh hưởng bởi thiên tai làm giảm năng suất lao động, các nguồn thu nhập của người dân bị mất đi, khiến cho chất lượng cuộc sống giảm sút. Điều này gây ra ảnh hưởng xấu đến mục tiêu TTBT bởi nó làm giảm phúc lợi xã hội, giảm sự phát triển của con người và có thể hủy bỏ tiến độ xóa đói giảm nghèo.
1.4.11. Chi tiêu chính phủ
Chi tiêu chính phủ đúng cách có thể phục vụ tốt hơn cho mục tiêu TTBT, theo Donghyun Park và các cộng sự (2013). Ví dụ, chuyển giao xã hội và cung cấp miễn
phí hoặc trợ cấp các dịch vụ công thường hướng đến các gia đình có thu nhập thấp.
Bằng cách này, chi tiêu của chính phủ sẽ đóng góp vào TTKT, đồng thời giảm bớt BBĐTN và duy trì sự gắn kết xã hội.
1.4.12. Công nghệ thông tin và truyền thông
Công nghệ thông tin và truyền thông hay ICTs (Information and Communication Technologies) được dùng để đo lường mức độ phát triển hoặc mức độ sẵn sàng áp dụng công nghệ thông tin và truyền thông thông qua việc thống kê số lượng người sử dụng Internet và số lượng thuê bao di động đăng ký. ICTs được chứng minh là có tác động tới TTBT. Garrity (2015) cho rằng công nghệ thông tin và truyền thông có ảnh hưởng tới TTBT qua kênh thu nhập bình quân đầu người ở ba quy mô khác nhau: quy mô toàn cầu, quy mô quốc gia và quy mô các ngành, lĩnh vực. Tuy nhiên, bài nghiên cứu của nhóm tác giả tập trung vào phạm vi lãnh thổ Việt Nam nên sẽ không đi sâu vào ảnh hưởng của nhân tố này ở cấp thế giới hay cấp ngành, lĩnh vực, mà sẽ phân tích ở cấp quốc gia. Ở cấp quốc gia, sự phát triển của công nghệ này có tác động tiêu cực đối với việc giảm đói nghèo. Mặc dù các phân tích kinh tế vi mô cho thấy tác động đáng kể của Internet đối với các nhóm thu nhập thấp hơn trong việc gia tăng thu nhập (xấp xỉ 21 USD/tháng/người ở Đông Phi (May và cộng sự, 2010) và thu hẹp khoảng cách với nhóm có thu nhập cao hơn, theo dữ liệu của World Bank và International Telecommunication Union (ITU), từ năm 2000 đến năm 2010, sự thay đổi của tỷ lệ số người nghèo (được đo ở mức 5 đô la/ngày theo sức mua tương đương) có tương quan nghịch với sự gia tăng số lượng người sử dụng Internet với hệ số tương quan là –0,42. Đó là bởi vì các nhóm có thu nhập thấp thường dành một phần lớn không thích hợp trong thu nhập của họ cho việc giao tiếp và trao đổi thông tin. Ví dụ, trong nghiên cứu của Elder và cộng sự (2013), khảo sát 75% người dùng di động có thu nhập thấp nhất ở Châu Phi cho thấy các hộ gia định có mức thu nhập thấp thì chi tiêu phần lớn thu nhập của họ cho truyền thông - trung bình từ 27% đối với người Kenya đến 11% đối với người Nam Phi.
1.4.13. Tỷ lệ tiết kiệm ròng quốc gia
Tỷ lệ tiết kiệm ròng quốc gia hay NNS (Net National Savings) là một nhân tố tác động tới phát triển toàn diện do World Bank đề xuất, được cho là chỉ số thay thế tốt nhất cho tăng trưởng GDP (Dorgan, 2016). Chỉ số này được tính bằng tổng tiết kiệm
quốc gia (gross national savings) trừ đi sự tiêu thụ vốn cố định (consumption of fixed capital) tỷ lệ với tổng thu nhập quốc dân - GNI (gross national income). Trong đó, vốn cố định là toàn bộ số tiền ứng trước mà các công ty bỏ ra để đầu tư hình thành nên các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để một quốc gia đạt được sự PTKT bền vững, quốc gia đó cần phải tăng tổng tiết kiệm của mình, do đó sẽ đóng góp vào các khoản đầu tư lớn hơn và tăng trưởng GDP cao hơn. Điều này cũng có nghĩa là tiết kiệm nhiều hơn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, dẫn đến tiêu dùng ít hơn, điều này cũng có thể dẫn đến lượng vốn đầu tư lớn hơn và cuối cùng là tốc độ TTKT cao hơn (Rasmidatta, 2011). Trước đó, Solow (1956) cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của tiết kiệm đối với TTKT khi cho rằng tiết kiệm lớn hơn dẫn đến đầu tư cao hơn và tăng sản lượng. McKinnon (1973) và Shaw (1973) củng cố ý tưởng rằng tiết kiệm là một nhân tố đáng được xem xét trong nền kinh tế quốc dân vì chúng góp phần tăng đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng GDP hướng tới PTKT bền vững ở các nước đang phát triển (Carroll, Overland, & Weil, 2000).