VÀ TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM
3.2. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM
3.2.1. Thực trạng tốc độ tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam
Giai đoạn 1985 - 2005, chỉ số TTBT ở Việt Nam tăng trưởng mạnh từ 0,31%
đến 9,35% nguyên nhân đến từ: (1) Kể từ khi bắt đầu các biện pháp cải cách kinh tế triệt để theo chính sách Đổi mới vào năm 1986, Việt Nam mở rộng giao thương, tập trung PTKT khiến tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người ở mức tương đối cao hơn 7% (2) Chỉ số BBĐ Gini ở Việt Nam khá đồng đều duy trì ở mức 35 - 36%, không có thay đổi lớn giữa khoảng cách giàu - nghèo. Tuy nhiên, chỉ số TTBT ở Việt Nam giảm mạnh hơn 17% và đạt mức giá trị âm 5,04% năm 2009 bởi vì chỉ số Gini của Việt Nam tăng mạnh từ 34% đến 39,3%. Nguyên nhân chính cho sự tăng trưởng này đến từ việc thu nhập người dân tăng cao, mức độ BBĐ ở nông thôn phần lớn đều cao hơn thành thị. Ngược lại năm 2011, chỉ số tăng trưởng BBĐ ở Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ gấp 3 lần so với năm 2009, đạt đỉnh là 15,55% nhờ tốc độ Gini giảm mạnh hơn tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người. Hệ số Gini của Việt Nam năm 2018 là 37,7% thấp hơn mức Gini giai đoạn 2001 - 2010 ở mức là 3,3 % nhưng vẫn ở mức BBĐ trung bình do hai vùng có tỷ lệ nghèo tăng ở Trung du và miền núi phía Bắc tăng trưởng cao và Tây Nguyên cũng là hai vùng có hệ số Gini cao nhất, vùng có hệ số Gini thấp nhất là Đông Nam Bộ khiến mức sống vẫn có sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa nhóm dân cư giàu và nghèo, giữa các vùng.
Qua đây ta có thể thấy rằng, TTBT ở Việt Nam có nhiều thay đổi biến động lớn trong năm 1985 – 2020, tuy nhiên chỉ số TTBT luôn duy trì xu hướng tăng trưởng dương từ 0.31% đến 6.02%. Điều này chứng tỏ, TTBT tại Việt Nam ngày càng một được cải thiện, Đảng và Chính phủ đã quan tâm và chú trọng đầu tư, mở rộng thương
mại hoá kể từ năm 2006 – 1 bước tiến dài và vững chắc trên đại lộ hội nhập Quốc tế.
Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số bình đẳng thu nhập, tăng 33 bậc lên vị trí thứ 42 so với năm 2021,Việt Nam cũng tăng 18 bậc để xếp hạng thứ 39 về chỉ số thu hút đầu tư. Việt Nam thể hiện tốt ở các chỉ số sự hài lòng với các dịch vụ công (thứ 15) và bình đẳng giới (thứ 27). Nhìn chung, thành tích mạnh mẽ của Việt Nam ở các chỉ số thị trường hấp dẫn (thứ 34) và hỗ trợ phát triển con người (thứ 43) cho thấy Chính phủ Việt Nam đã tập trung vào kế hoạch TTBT để phát triển nền kinh tế đất nước và hướng tới một xã hội công bằng hơn.
Hình 3.4: Tốc độ TTBT ở Việt Nam giai đoạn 1985 - 2018.
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp TTBT không chỉ được thể hiện qua các dữ liệu quan trọng ở trong nước mà việc so sánh với tốc độ TTBT với các quốc gia khác càng làm cụ thể hóa thêm vấn đề nghiên cứu. Nhóm đã lựa chọn 5 quốc gia khác bao gồm: Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Paraguay và Peru trong giai đoạn từ năm 2010 - 2018. Dữ liệu của từng nước được tổng hợp từ World Bank và tính toán, thể hiện trong biểu đồ sau:
Hình 3.5: Tốc độ tăng trưởng bao trùm của Việt Nam và 5 quốc gia khác trong giai đoạn 2010 – 2018.
Nguồn: World Bank Trong năm 2010, bốn quốc gia gồm Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Paraguay đều đạt mức TTBT dương. Đây là một tín hiệu tốt cho sự phát triển toàn diện của mỗi quốc gia. Ngược lại, Việt Nam lại có tốc độ tăng trưởng âm 5.04%. Mặc dù đất nước ta đã và đang cố gắng nắm bắt các cơ hội vượt qua khó khăn sau những tác động tiêu cực của hai cuộc khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực và toàn cầu, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập trong xã hội. Cụ thể là do giá cả tăng cao, giá nguyên vật liệu, xăng dầu, giá vàng biến động,… gây áp lực đến việc tăng giá trong nước. Trái lại tốc độ TTBT của các quốc gia Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia và Paraguay có xu hướng giảm, tuy nhiên vẫn duy trì giá trị dương trong giai đoạn 2010 - 2013. Chỉ có tốc độ TTBT Paraguay đã giảm mạnh xuống còn khoảng âm 2% trong năm 2012. Bởi đất nước này phải chịu thách thức bởi tình hình chính trị diễn biến phức tạp, hầu hết các quốc gia Nam Mỹ đều phản đối cuộc đảo chính tại nước này. Năm 2013, Việt Nam đã vươn lên và đạt được mức tăng trưởng ấn tượng, đạt đỉnh 7.65%, nhờ sự nỗ lực rất lớn của Chính phủ trong việc đầu tư và mở rộng nền kinh tế, đẩy mạnh giao thương, các vấn đề xã hội – giáo dục – văn hoá được cải thiện rõ rệt. Dẫn đến chỉ số TTBT của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ vượt qua Thái Lan, Indonesia, Paraguay và Trung quốc.
-6.00%
-4.00%
-2.00%
0.00%
2.00%
4.00%
6.00%
8.00%
10.00%
12.00%
2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Trung quốc Thái Lan Indonesia Paraguay Việt Nam
Từ năm 2014 - 2018, hầu hết đường biểu diễn của các nước đều đi có xu hướng ngang và duy trì mức tăng trưởng toàn diện ổn định. Trong năm 2018, Việt Nam đạt tốc độ TTBT giảm nhẹ và vẫn đạt mức tăng trưởng cao hơn 6% và chỉ xếp hạng sau Trung Quốc (6.27%). Bởi trong năm này, đất nước chúng ta tiếp tục khởi sắc với tăng trưởng GDP đạt mức cao cùng với thành tựu đạt kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và chất lượng tăng trưởng được cải thiện hơn.
Tóm lại, qua việc so sánh tốc độ TTBT của Việt Nam với 4 quốc gia khác trong giai đoạn từ năm 2010 - 2018, có thể thấy dù chỉ là một quốc gia khá nhỏ trên bản đồ thế giới, nhưng đất nước ta đã đạt được thành tựu lớn trong việc cải thiện và duy trì tốt chỉ số TTBT ở mức cao hơn so với các quốc gia trong khu vực, điều này chứng tỏ vị thế quốc gia. “Đất nước hình chữ S” đã và đang từng bước đạt được các thành tựu trong mọi lĩnh vực, thúc đẩy tăng trưởng một cách toàn diện.