TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đội khí hậu đến tăng trưởng bao trùm tại việt nam (Trang 43 - 48)

KHÍ HẬU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM

1.3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM

1.3.1. Tác động của biến đổi khí hậu tới kinh tế

Theo báo cáo của tổ chức phi chính phủ Christian Aid (Vương quốc Anh) ngày 8/11/2021, các quốc gia trên thế giới đều ghi nhận GDP sẽ giảm trung bình 20% năm 2050. Đồng thời, dự tính được rằng ngay cả khi Trái Đất được hạn chế mức tăng nhiệt là 1,5ºC thì GDP của các nước trên thế giới vẫn chỉ giảm được 12% năm 2050 và giảm 33% năm 2100, thế nhưng thực tế nhiệt độ Trái Đất đã tăng 1,1ºC so với vào cuối thế kỷ 19.

BĐKH có tác động mạnh mẽ nhiều nhất tới Châu phi, cụ thể là tốc độ tăng trưởng GDP của 10 quốc gia Châu Phi dự tính sẽ giảm hơn 70% năm 2100 và giảm 40% ngay cả khi nhiệt độ toàn cầu được kiềm chế ở mức nhiệt 1,5ºC. Sudan là một trong các nước ở Châu Phi có nguy cơ tốc độ tăng trưởng GDP sẽ giảm mạnh nhất là giảm khoảng 32% năm 2050.

BĐKH còn ảnh hưởng rõ rệt tới nền kinh tế ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Cụ thể, theo thông tin số liệu mới nhất của Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, nếu nhiệt độ Trái Đất tăng lên mức là 1,5ºC và 2ºC thì tác động làm

giảm tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam sẽ tương ứng là 4,5% và 6,7%, Bởi vì BĐKH làm cho các hiện tượng khắc nghiệt diễn ra nhiều hơn, từ đó phải chịu hậu quả cả về sức khỏe và của cải của người dân, thiệt hại lên đến hàng nghìn tỷ đồng, đồng thời kìm hãm tốc độ PTKT dài hạn. Để bù đắp những tổn thất, các ngân sách tiết kiệm của Nhà nước, chính sách chi tiêu công được thực hiện nhằm mục đích hỗ trợ mọi người dân, giúp kinh tế phục hồi trở lại là một điều tất yếu.

Do đó, các quốc gia trên thế giới và cả Việt Nam đều cần phải gấp rút xây dựng năng lực ứng phó với tác động tiêu cực của BĐKH nếu nền kinh tế các nước này phải chịu thiên tai vốn ngày càng nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng tính mạng con người hơn bởi sự nóng lên toàn cầu.

1.3.2. Tác động của biến đổi khí hậu tới nông nghiệp

Châu Phi là khu vực điển hình bị ảnh hưởng nặng nề bởi BĐKH đến ngành nông nghiệp. Bởi các vùng đất trồng trọt ở đây vốn đã dễ bị khô hạn mà khi nhiệt độ tăng sẽ khiến sản lượng vụ mùa giảm mạnh. Đến năm 2050, dự báo rằng các cây ngũ cốc ở nơi này sẽ chịu tác động lớn, cụ thể như sản lượng vụ mùa ở các nước Tây và Trung Phi dự tính sẽ giảm khoảng 13%, Bắc Phi giảm 11% và Đông và miền Nam châu Phi giảm 8%. Thực tế, các nước ở Châu Phi vẫn ở mức thu nhập thấp, do đó họ chưa được chuẩn bị tốt được những giải pháp thiết thực để ứng phó những hậu quả của BĐKH, đặc biệt gây ảnh hưởng tới mùa vụ, ngành nông nghiệp và gặp phải vấn đề thiếu hụt lương thực.

Hậu quả lớn hơn của BĐKH còn dẫn đến mất mùa vụ hoàn toàn. Một nguyên nhân lớn phải kể đến là do mực nước biển dâng cao dẫn tới giảm diện tích trồng lúa gạo. Ước tính rằng mực nước biển dâng lên 60cm thì có thể dẫn làm giảm 50% diện tích trồng trọt. BĐKH ngày càng phức tạp bởi nó còn gây suy thoái tài nguyên đất, đe dọa đa dạng sinh học, giảm cả về số lượng và chất lượng do xảy ra tình trạng ngập nước và khô hạn, đồng thời còn đe dọa nguy cơ diệt chủng của động, thực vật và có thể xóa sổ các nguồn gen quý hiếm, động vật trong sách đỏ.

Từ xa xưa đến nay, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng tới nền kinh tế tăng trưởng của nhiều quốc gia trên thế giới. Chính vì vậy, Chính phủ các nước cần phải đẩy nhanh việc hiện thực hóa các giải pháp phù hợp để giảm thiểu hậu quả của BĐKH gây ra và đảm bảo vấn đề cấp thiết là vấn đề an ninh lương thực.

1.3.3. Tác động của biến đổi khí hậu đến đời sống - xã hội

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2020 cho rằng, nếu BĐKH càng ảnh hưởng nhiều tới đời sống thì sẽ có thêm 132 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực vào năm 2030 và những nhóm người nghèo này khó có khả năng phục hồi cuộc sống của họ trước những thiệt hại lớn do thiên tai. Vấn đề này được thể hiện thông qua tác động đến các nguồn lực sinh kế của hộ gia đình có các sinh kế nhạy cảm với khí hậu như nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, …

Trong đó, BĐKH sẽ khiến tình trạng thất nghiệp tăng trong ngành nông nghiệp.

Cho nên, một số bộ phận lao động đã thay đổi công việc (ví dụ từ chuyển từ việc trong lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ), đồng thời làm giảm năng suất làm việc, thu nhập và làm tăng lượng lao động di cư. Bởi vậy, BĐKH sẽ là trở ngại lớn đối với những nỗ lực giảm nghèo của quốc gia và từng người dân.

Hậu quả nặng nề từ BĐKH là trong năm 2021, tình trạng cháy rừng xảy ra ở nhiều quốc gia châu Âu trong nhiều thập kỷ vừa qua, đặc biệt gồm cả hàng trăm đám cháy trên khắp Địa Trung Hải. Vào tháng 7 năm 2021, Ý đã lo ngại sau khi chứng kiến trận lụt vào ngày 7 tháng 7 đã tàn phá một số quốc gia châu Âu và giết chết ít nhất 165 người. Có thể thấy rằng, tác động BĐKH đã gây tổn hại vô cùng nặng nề nghiêm trọng cả về vật chất, đời sống - xã hội và cả chính tính mạng con người chúng ta.

1.3.4. Tác động của biến đổi khí hậu đến y tế - sức khỏe

Sự nóng lên toàn cầu có thể mang lại một số lợi ích tích cực, chẳng hạn như giảm tỷ lệ tử vong trong mùa đông ở các vùng khí hậu ôn đới và sản xuất lương thực ở một số vùng cũng có xu hướng tăng, tuy nhiên về tổng thể những ảnh hưởng tiêu cực của BĐKH đến sức khỏe vẫn chiếm tỷ trọng lớn.

Thứ nhất, khi nhiệt độ tăng cao sẽ gây ra những hậu quả trực tiếp đến sức khỏe con người như các bệnh về tim mạch, hô hấp, đặc biệt là ở người cao tuổi. Ví dụ, trong đợt nắng nóng mùa hè năm 2003 ở châu Âu, hơn 70.000 người đã chết do nhiệt độ không khí cao hơn dẫn đến nồng độ ozone và các chất ô nhiễm khác cao hơn, nghiêm trọng hơn sức khỏe con người.

Thứ hai, những thay đổi về lượng mưa cũng có thể ảnh hưởng đến sự sẵn có của nước ngọt. Nếu không có nước uống an toàn, cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy, ước tính giết chết gần 600.000 trẻ em dưới 5 tuổi mỗi năm. Người ta

ước tính rằng BĐKH có thể mở rộng các khu vực bị ảnh hưởng bởi hạn hán vào năm 2090, tăng gấp đôi tần suất các đợt hạn hán cực đoan và tăng thời gian trung bình lên gấp sáu lần.

Đồng thời, BĐKH cũng là nguyên nhân làm bùng phát trở lại một số bệnh truyền nhiễm (sốt rét, dịch hạch, tả) và một số bệnh truyền nhiễm mới (SARS, Cúm A / H5N1, A / H1N1) ở vùng nhiệt đới. Có thể thấy, nếu con người chúng ta không có những hành động BVMT xanh thì sức khỏe con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

1.3.5. Tác động của biến đổi khí hậu đến giao thông vận tải (đường bộ)

Thiên tai và BĐKH cũng là nguyên nhân làm giảm công tác quy hoạch, thiết kế, xây dựng, bảo trì, an toàn và hiệu quả khai thác giao thông đường bộ. Trước hết, cơ sở hạ tầng quan trọng là lạc hậu và lỗi thời, và năng lực giao thông bị giảm do các sự kiện cực đoan. Ví dụ, sạt lở đất và lở bùn trên đường có thể gây đóng đường và gây rủi ro cho con người và xã hội.

Triều cường và nước biển dâng có nguy cơ đặc biệt nghiêm trọng đối với các công trình quan trọng ở vùng ven biển. Độ mặn tăng đồng nghĩa với sự ăn mòn vật liệu tăng lên, làm hư hỏng đường xá. Xói mòn do sóng đánh mạnh hơn. Ngập lụt gia tăng khi nước biển làm ngập đường hoặc nước biển thấm vào mạch nước ngầm dẫn đến ngập lụt dưới lòng đất. Ngoài ra, các thiên tai như triều cường và sóng biển sẽ phá hủy vùng đệm tự nhiên bảo vệ cơ sở hạ tầng ven biển.

Theo thống kê tại nhiều khu vực của Campuchia, nơi đây thường xuyên xảy ra lũ lụt và chính phủ Campuchia cũng đã xác định các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng bởi mưa do BĐKH. Kể từ đó, một dự án đã được đề xuất cung cấp phương tiện giao thông để tích hợp các ứng phó BĐKH bổ sung, bao gồm những thay đổi thiết kế kỹ thuật, xác định vị trí điểm nóng và phát triển hệ thống cảnh báo sớm, và tăng cường quản lý lũ lụt bằng các biện pháp hiệu quả như che phủ bằng cây xanh chống chịu thiên tai.

1.3.6. Tác động của biến đổi khí hậu đến năng lượng

BĐKH cũng ảnh hưởng đến cung cầu năng lượng tiềm tàng trong nước, ảnh hưởng đến chu kỳ thủy văn và dòng sông, dẫn đến thay đổi sản lượng của các công trình thủy điện Năm 2019 ghi nhận trên hơn một nửa điện tái tạo trên thế giới phát sinh từ các nhà máy thủy điện. Tuy nhiên BĐKH có nguy cơ “hút” dần nước dành cho thủy

điện. Năm 2021, hạn hán xảy ra nhiều hơn và nghiêm trọng hơn bởi nhiệt độ tăng cao đã kéo theo sản lượng thủy điện thấp nhất trong những thập niên gần đây.

Một tác động khác, hiệu suất phát điện của nhà máy nhiệt điện cũng sẽ bị giảm nếu nhiệt độ không khí tăng cao. Chẳng hạn như, hiện tượng nóng lên toàn cầu được cho là sẽ làm lượng nước các con sông ở Canada, Ấn Độ và trung Phi bởi các khối khí hậu toàn cầu dịch chuyển. Do đó hầu hết các nhà máy thủy điện ở những vùng như Nam Mỹ được dự đoán là sẽ thiếu nước, trong khi đó là nơi sản xuất 2/3 lượng điện.

Điều này dẫn đến giảm sản lượng phát điện khi thiếu hụt nguồn cung cấp nước trong khi nhu cầu tăng trong thời kỳ nóng. Hiện tại, việc sử dụng hệ thống làm mát năng lượng nhiệt tiên tiến, chẳng hạn như hệ thống làm mát khô, giúp giảm bớt hoặc loại bỏ sự phụ thuộc vào nước sạch ở các khu vực khan hiếm nước. Tuy nhiên, nhược điểm của những công nghệ này là thường đắt tiền và có thể dẫn đến hiệu suất kém hơn.

1.3.7. Tác động của biến đổi khí hậu đến giáo dục

Từ thực tế trên, vấn đề tác động của BĐKH đến sự TTBT và việc thích ứng sự thay đổi này mối quan tâm đối với Chính phủ Nhà nước và toàn xã hội. Điều quan trọng nhất đó là cần cụ thể hóa hoạt động nâng cao phát triển lĩnh vực giáo dục, xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp ở các trường học và các viện nghiên cứu.

Một báo cáo của UNESCO tháng 12/2019 cho rằng hầu như tất cả các quốc gia đã cam kết chung trong lĩnh vực giáo dục về vấn đề BĐKH và cam kết phổ biến nhất là nâng cao nhận thức cộng đồng và việc học tập về BĐKH thông qua việc kết hợp các kiến thức địa lý vào giảng dạy hay tổ chức các hoạt động ngoại khóa bổ ích để hiểu thêm tầm quan trọng của vấn đề này, thay vì chỉ học tập kiến thức xã hội và cảm xúc hoặc hành vi.

Tuy nhiên vấn đề còn bất cập đó là đòi hỏi người học cần trang bị những kỹ năng quan trọng để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế xanh trong thời đại mới. Bên cạnh đó, các ban ngành trong xã hội, bao gồm chính phủ, tổ chức quốc tế, khu vực tư nhân và xã hội dân có vai trò lớn trong việc giáo dục về tác động BĐKH tới phát triển toàn diện cho các thế hệ tương lai.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đội khí hậu đến tăng trưởng bao trùm tại việt nam (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)