CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.3. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM
Bảng 4.3: Tác động của BĐKH đến TTBT Biến số Mô hình 1
Hà Nội
Mô hình 2 Huế
Mô hình 3 Cà Mau
C 0.728694*** 0.824170** 0.554176
Nhiệt độ -0.023344** -0.026974** -0.014223
Lượng mưa -2.24E-05 -4.70E-06 -1.13E-05
Vốn đầu tư nước ngoài -0.000411 -0.001067 -0.000747
Lạm phát -7.71E-05 -8.99E-05* -8.72E-05
Độ mở thương mại 0.003385** 0.004261* 0.005284**
Số học sinh THCS 0.148564** 0.134266* 0.133854
Tỷ lệ sử dụng Internet 0.001236** 0.000307 0.227905**
Số người bị ảnh hưởng -0.005708* -0.005178 -0.006320*
Các kí hiệu ***, **, * tương ứng với giá trị p-value 1%, 5% và 10%.
Nguồn: Kết quả thu được từ Eviews Thứ nhất, kết quả mô hình cho thấy BĐKH có tác động tiêu cực và phức tạp tới tăng trưởng bao trùm. Kết luận đưa ra đồng nhất với nghiên cứu Dennisơ Osei Kyere (2018), Lưu Thị Thanh Quế, Ninh Thị Thu An (2014), Bingxin Yu, Tingju Zhu, Clemens Breisinger, Nguyen Manh Hai (2010), Reneth Mano & Charles Nhe Machena (2016). Ngành sản xuất ngông nghiệp bị ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp bởi BĐKH gây ra, khiến sản lượng nông nghiệp ở Việt Nam giảm mạnh 12 -15%/năm (Zhai và Zhuang, 2009). Theo đánh giá của IPCC, nhiệt độ cao và các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt cùng với mực nước biển dâng sẽ gây ra tác hại thảm khốc đối với nông nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, nông nghiệp ở ĐBSCL, Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng do nước biển dâng. Với mực nước biển dâng 30cm vào năm 2050, diện tích lúa bị ngập mặn (>4g/l) trong mùa khô được dự đoán là 294.000 ha (Bộ TN&MT, 2009; 2012). Hơn nữa, từ năm 2001 đến năm 2010, khu vực Đồng bằng Bắc Bộ có 106 trận mưa lớn, dẫn đến lũ lụt nghiêm trọng. Miền Bắc hứng chịu trận mưa lớn kỷ lục trong vòng 100 năm từ đêm 30 tháng 10 năm 2008 đến ngày 4
tháng 11 năm 2008, khiến Hà Nội ngập lụt trên diện rộng, với 31.517 ngôi nhà bị cuốn trôi và 4.439 ngôi nhà buộc phải di dời. Do đó, nhiều lĩnh vực của đời sống, bao gồm kinh tế, cơ sở hạ tầng, khu dân cư, sức khỏe con người và an toàn tính mạng bị tác động mạnh bởi BĐKH gây ra. BĐKH sẽ làm trì trệ các nỗ lực phát triển và xóa đói giảm nghèo, làm tăng số lượng người thụ hưởng trong ngắn hạn và dài hạn, và làm tăng chênh lệch thu nhập, làm giảm tốc độ tăng trưởng, từ đó kìm hãm tốc độ tăng trưởng chỉ số Gini của Việt Nam. BĐKH là nguyên nhân dẫn đến TTBT của Việt Nam mất ổn định từ năm 1990 đến năm 2020 do hệ luỵ của BĐKH tác động đến TTKT, gia tăng chênh lệch thu nhập, tỷ lệ nghèo gia tăng và cản trở phát triển của con người, tác động tiêu cực đến sức khỏe và sự an toàn của con người, ...
Thứ hai, kết quả thu được cho thấy nhiệt độ trung bình năm có ảnh hưởng tiêu cực tới TTBT ở mức ý nghĩa 5%. Tức là nhiệt độ trung bình năm càng tăng thì chỉ số TTBT càng thấp. Nghiên cứu Hsiang (2010), Dell và cộng sự (2012), Deryugina và Hsiang (2014), Graff Zivin và Neidell (2014) đã chỉ ra rằng nhiệt độ gây ảnh hưởng lên TTBT thông qua kênh chủ yếu là thu nhập. Nhiệt độ tăng cao dẫn đến suy giảm năng suất lao động trong các ngành tiếp xúc nhiều với thời tiết như nông-lâm nghiệp, thủy hải sản; khai thác mỏ; xây dựng; giao thông và sản xuất. Đồng thời, chính phủ và các doanh nghiệp cũng phải tiêu tốn nhiều tài nguyên và nguồn lực hơn trong việc tạo ra và nâng cấp môi trường làm việc để đảm bảo năng suất và sản lượng không suy giảm thêm nữa do các cú sốc nhiệt độ dương. Từ đó khiến cho thu nhập trên đầu người giảm và kéo theo TTKT cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, theo WHO (2011, 2018), nhiệt độ tác động tiêu cực cả trực tiếp lẫn gián tiếp tới sức khỏe con người, ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển con người toàn diện của TTBT. Trên thực tế, nhiệt độ môi trường tác động tới tất cả các nhóm dân số, tuy nhiên nhóm người già, trẻ sơ sinh và trẻ em, phụ nữ có thai, người lao động chân tay và lao động ngoài trời, vận động viên và người nghèo dễ bị tác động hơn cả do ở ngoài trời nhiều hơn hoặc dễ bị tổn thương hơn về mặt tâm sinh lý hoặc kinh tế xã hội, nhiễm các bệnh nghiêm trọng hơn và tăng nguy cơ tử vong.
Thứ ba, tỷ lệ lạm phát càng cao thì chỉ số tăng trưởng bao trùm càng thấp, có ý nghĩa thống kê ở mức 10%. Điều này đúng với các nghiên cứu của Albanesi (2007), Anand và cộng sự (2014), Naveed và D.K. Yadav (2013). Họ đều có cùng ý tưởng
rằng lạm phát cao sẽ làm gia tăng khoảng cách giàu nghèo vì so với người giàu thì người nghèo dễ bị tác động hơn bởi các dao động trong giá cả hàng hóa. Khi lạm phát tăng, người nghèo sẽ phải chi tiêu nhiều hơn mức bình thường cho thực phẩm và các nhu cầu thiết yếu khác trong khi thu nhập của họ không thay đổi. Kết quả là, người nghèo có rất ít lựa chọn thay thế ngoại trừ việc giảm chi tiêu hoặc đối mặt với tình trạng thất nghiệp. Nền kinh tế Việt Nam từ trước đến nay phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thô nhập khẩu. Nhập khẩu nguyên liệu đầu vào với giá cao sẽ tác động đến chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, làm tăng giá tiêu dùng trong nước và gây áp lực lên lạm phát, đồng thời khiến việc làm trở nên khó khăn hơn. Kiểm soát lạm phát theo đúng mục tiêu Quốc hội đề ra sẽ nảy sinh một số vấn đề và gây ra muôn vàn trong đời sống của người dân. Đặc biệt, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19 năm 2020-2021, giá các mặt hàng thực phẩm, giá một số loại vật tư y tế, thuốc phòng và chữa bệnh phục vụ trong nước và xuất khẩu, giá dịch vụ giáo dục đều tăng trong khi tỷ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm tính chung cả năm 2020 tăng và số người có việc làm, thu nhập của người làm công ăn lương lại giảm so với năm trước. Trong tình hình đó, người dân lựa chọn chi tiêu ít hơn và tích trữ nhiều hơn, tác động gián tiếp tới TTBT qua TTKT.
Thứ tư, kết quả của mô hình cho thấy độ mở thương mại tác động cùng chiều với chỉ số TTBT ở mức ý nghĩa 5%. Kết luận này là đúng theo các nghiên cứu trước đây của Alcalá và Ciccone (2004), Busse và Koeniger (2012), Aoyagi và Ganelli (2015), Arabiyat cùng các cộng sự (2020) và APEC (2015). Cụ thể, nghiên cứu APEC (2015) đã chứng minh rằng độ mở thương mại có thể tác động tới TTBT thông qua hai cách thức: trực tiếp và gián tiếp. Theo phương pháp trực tiếp, độ mở thương mại sẽ trực tiếp đem lợi ích đến tầng lớp người nghèo hơn trong xã hội mà không thông qua sự trung gian của TTKT tổng thể hoặc nhà nước. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra nếu lĩnh vực xuất khẩu có xu hướng ưa sử dụng lao động nghèo hoặc các công ty xuất khẩu nằm ở các vùng nghèo hơn như khu vực nông thôn. Ngoài ra, tăng trưởng thương mại đóng góp vào TTBT thông qua tăng trưởng GDP, bằng cách tạo thêm nhiều việc làm hoặc xây dựng hệ thống thuế hiệu quả hơn, các dịch vụ công tiến bộ hơn cho người dân thông qua nhà nước (tác động gián tiếp). Độ mở thương mại của Việt Nam năm 2015 là 178,77% tăng trưởng mạnh mẽ đạt 208,25% cuối năm 2020, giữ vững vị trí thứ 3 châu Á 5 năm liên tiếp nhờ chuyển từ nước nhập siêu sang xuất siêu trong 6
năm liên tiếp kể từ năm 2016. Ngoài ra, tổng kim ngạch XNK hàng hóa tăng từ 327,8 tỷ USD năm 2015 lên 517 tỷ USD năm 2019, mặc dù ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch bệnh năm 2020, tỷ lệ này vẫn tăng gần gấp đôi. Do đó, độ mở thương mại được coi là động lực phát triển đáng kể cho TTBT.
Thứ năm, số lượng học sinh nhập học THCS hàng năm có tác động tích cực tới TTBT ở mức ý nghĩa 5%. Kết luận này phản ánh được tầm quan trọng của giáo dục tới TTBT xét theo hai cấp độ: quốc gia và cá nhân. Ở cấp quốc gia, nghiên cứu của Salis (2021) chỉ ra rằng tỷ lệ nhập học THCS có ý nghĩa thống kê và tác động có lợi tới TTKT toàn diện ở Nigeria - một đất nước đang trên đà phát triển giống Việt Nam. Nó làm giảm đói nghèo thông qua cách thức mở rộng cơ hội việc làm cho những người có trình độ bậc THCS trở lên và cung cấp vốn nhân lực thiết yếu cần thiết cho TTKT (Ahmad và Luqman, 2012). Ở cấp cá nhân, Gili (2019) chỉ ra rằng người có học vấn cao hơn sẽ có việc làm chuyên môn cao hơn và mức thu nhập cao hơn. Như vậy, các lợi ích nêu trên đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu cốt lõi để hướng đến TTBT: xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập bình quân và gián tiếp phát triển con người toàn diện cả về vật chất lẫn tri thức. Năm 2001, sau khi hoàn thành mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học, cơ bản xóa nạn mù chữ, Chính phủ đã ban hành Nghị định 88 gióng lên những hồi chuông đầu tiên để tiến đến phổ cập giáo dục THCS trên cả nước. Đến năm 2021, hiệu quả phổ cập giáo dục THCS của cả nước được củng cố và nâng cao về chất lượng.
Trong cả nước, 100% huyện và 100% xã đạt chỉ tiêu phổ cập giáo dục THCS. Theo Bộ GD & ĐT, việc duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục THCS ở các địa phương trên toàn quốc đã góp phần tăng cường chất lượng giáo dục toàn diện và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng. Cụ thể, 63/63 tỉnh, thành phố đã đạt tiêu chí phổ cập THCS mức độ 1, 33,3% thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và 17,5% đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; 03 tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS ở mức cao nhất – mức độ 3. Những thành tựu này đã góp phần lớn vào việc nâng chỉ số HDI của cả nước từ 0,682 năm 2016 lên 0,706 năm 2020; lực lượng lao động năm 2021 duy trì ở mức cao là 50,5 triệu người; thu nhập bình quân tháng của người lao động năm 2020 là 5,7 triệu đồng và có xu hướng tăng lên; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi được giữ ở mức thấp cho thấy một bước tiến bộ vượt bậc của Việt Nam trên con đường phát triển con người toàn diện và hướng tới TTBT.
Thứ sáu, tỷ lệ dân số sử dụng Internet có tác động tích cực tới TTBT ở mức ý nghĩa 5%. Số người tiếp cận Internet càng nhiều tức là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số của quốc gia đang dần trở nên hoàn thiện hơn, đồng nghĩa với việc các dịch vụ quan trọng như thanh toán, giao hàng, học tập… được mở rộng. Điều này sẽ làm giảm nghèo đói và BBĐ xã hội, chỉ số HDI phát triển con người cải thiện hơn tạo tiền đề cho sự phát triển toàn diện. Kết luận này đúng với nghiên cứu ADB (2012), Meltzer và các cộng sự (2016), Joseph Johnson (2021) và Victoria Alekhina, Giovanni Ganelli (2020). Cụ thể trong bài nghiên cứu của Victoria Alekhina, Giovanni Ganelli (2020) đã khẳng định tầm quan trọng của Internet trong việc phát triển tài chính của các quốc gia khu vực ASEAN, được thể hiện rõ qua tỷ lệ số người đăng ký Internet tăng lên mạnh mẽ.
Điều này góp phần cải thiện đáng kể chất lượng dịch vụ ngân hàng cùng với làm giảm thiểu chi phí giao dịch và các rủi ro thanh toán bằng tiền mặt.
Năm 2020, Việt Nam đã đạt 14 tỷ USD, đứng thứ 3 ASEAN - nước có tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực Internet - Kinh tế số cao nhất với mức tăng 16%/năm.
Riêng năm 2021, kinh tế số nước ta đạt 163 tỷ USD, chiếm khoảng 8,2% GDP cả nước và tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới, nhất là trong lĩnh vực công nghệ, thông tin và truyền thông được ước tính bởi Tổng cục Thống kê Việt Nam. Bên cạnh đó, độ phủ sóng rộng rãi của Internet tại Việt Nam còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống, đặc biệt là trong giáo dục, đào tạo và cung cấp dịch vụ công. Điển hình là trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, Chính phủ đã phổ biến hình thức học tập trực tuyến giúp cho việc học của học sinh, sinh viên toàn quốc không bị gián đoạn do ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Theo báo cáo của Sở GD&ĐT TP.HCM, tính đến tháng10 năm 2021 có 99,8 % số học sinh bậc THPT tham gia học trên môi trường Internet, cấp THCS tỷ lệ học online đạt 97.9%, cấp tiểu học đạt 97.73%. Đối với dịch vụ công trực tuyến, cổng Dịch vụ công quốc gia sau một năm vận hành đã giúp đất nước tiết kiệm 8.500 tỷ đồng và theo đánh giá của ITU công bố tháng 7 năm 2019, Việt Nam tăng 50 bậc về chỉ số an toàn, an ninh thông tin so với năm 2017, đứng thứ 50/194 quốc gia, vùng lãnh thổ (Cổng thông tin điện tử Chính phủ, 2020).
Thứ bảy, hồi quy mô hình thu được kết quả là số lượng người chịu ảnh hưởng bởi thiên tai ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng bao trùm ở mức ý nghĩa 10%, tức là số lượng người bị ảnh hưởng do thiên tai càng tăng chứng tỏ tăng trưởng
của quốc gia đó càng kém toàn diện. Điều này là hợp lý bởi số người chịu rủi ro thiên tai tăng có thể đến từ hai nguyên do chủ yếu: dân số gia tăng ở nơi có nguy cơ cao và cường độ cũng như tần suất xuất hiện các hiện tượng thời tiết càng tăng (WHO, 2021).
Thêm vào đó, toàn cầu hóa và bùng nổ dân số khiến nhân loại ngày càng trở nên dễ bị tổn thương hơn trước các thảm họa thiên nhiên, đặc biệt là các vùng dễ chịu ảnh hưởng bởi thiên tai như vùng ven biển khi nước biển dâng cao, khu vực xung quanh núi lửa đang có dấu hiệu hoạt động trở lại,... (Huppert và Sparks, 2006). Tất cả những nguyên nhân này đều là dấu hiệu cho thấy con người đang bị tổn hại cả về vật chất và tinh thần, kế hoạch phát triển con người toàn diện không đạt được như đã đề ra. Hơn nữa, số người chịu rủi ro thiên tai càng tăng thì nguồn lực lao động của quốc gia đó càng vơi bớt, gây thiệt hại cho nền kinh tế và ngân sách nhà nước.
Theo Liên hợp quốc (UNDDR), Việt Nam là một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ BĐKH toàn cầu mà nổi lên là các thiên tai xuất hiện với tần suất ngày càng cao. Về kinh tế, chỉ tính riêng 2 thập kỉ trước đây ở Việt Nam, thiên tai bão, lũ lụt, sạt lở… đã khiến hơn 13.000 người thiệt mạng và hơn 70% dân số đứng trước rủi ro hứng chịu thảm họa từ BĐKH gây ra (Bộ TN&MT, 2022). Chính bởi số lượng người bị đe dọa bởi thiên tai rất lớn, nên nguồn nhân công, lao động cũng không đảm bảo chất lượng, thậm chí thiếu hụt, gây ra tổn thất không nhỏ cho các ngành kinh tế và dịch vụ công trọng điểm. Mỗi năm, lũ lụt trực tiếp đe dọa khoảng 0,5% GDP của Việt Nam và 316.000 việc làm trong nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, du lịch và công nghiệp mỗi năm. Về mặt xã hội, gần một nửa số cơ sở y tế trong nước nằm trong các vùng có nguy cơ lũ lụt cao, với tỷ lệ vượt quá 100% do thiếu nhận thức về quản lý rủi ro thiên tai. Theo kịch bản xấu nhất, mực nước biển nâng lên 30cm có thể làm diện tích các khu vực ven biển đô thị ngập sâu thêm 7% và thêm 4,5 triệu người nữa bị ảnh hưởng bởi ngập lụt, khiến số người có thể bị đẩy vào cảnh nghèo đói vào năm 2030 do BĐKH, có thể lên tới 1,2 triệu người, xóa bỏ hoàn toàn những thành công trước đó của nước ta về xóa đói, giảm nghèo (World Bank, 2020). Như vậy, nếu không có những biện pháp phòng tránh và quản lý rủi ro thiên tai hiệu quả, khi số lượng người chịu ảnh hưởng bởi thiên tai càng tăng sẽ gây áp lực lớn lên cả hai mặt kinh tế và xã hội thông qua hai cơ chế tương ứng là nguồn lao động và cuộc sống người dân, làm chậm bước tiến của Việt Nam trong công cuộc hướng tới tăng trưởng toàn diện.
TÓM TẮT CHƯƠNG 4
Ở chương này, nhóm tác giả phân tích mối quan hệ giữa các biến trong các mô hình nhằm kiểm nghiệm tác động của BĐKH tới TTBT. Đề tài triển khai 3 mô hình ảnh hưởng của BĐKH đến số người bị ảnh hưởng bởi thiên tai, thiệt hại nền kinh tế và cuối cùng đến TTBT. Theo đó, BĐKH có tác động xấu đến đến TTBT ở Việt Nam.
Dựa vào kết quả nghiên cứu, nhóm đưa ra một số kết quả sau: tỷ lệ lạm phát, nhiệt độ và lượng mưa trung bình cao, chỉ số HDI, số người bị thiệt hại bởi thiên tai có tác động tiêu cực đến TTBT; bên cạnh đó, số học sinh THCS, tỷ lệ người sử dụng internet cùng với độ mở thương mại lại có tác động tích cực đến TTBT.