KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đội khí hậu đến tăng trưởng bao trùm tại việt nam (Trang 111 - 116)

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.3. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM

Dựa trên các đánh giá khách quan và nhiều dự đoán mang tính dài hạn để hướng tới mục tiêu giảm thiểu BĐKH và thích ứng với BĐKH để từ đó nhóm rút ra một số khuyến nghị nhằm mục tiêu đẩy mạnh TTBT như sau:

Khuyến nghị 1: Tăng cường công tác phổ cập, tuyên truyền và nâng cao nhận thức về tác động tiêu cực của BĐKH.

Kết quả mô hình chỉ ra chỉ số HDI tăng dẫn tới số người chịu ảnh hưởng bởi thiên tai giảm. Bởi vì, khi chỉ số HDI càng cao tức là nhận thức, học thức cao hơn, con người sẽ học được cách thích nghi cũng như chủ động sẵn sàng đối phó với thảm họa tự nhiên. Từ đó sẽ làm giảm tối đa kết quả tiêu cực do BĐKH gây ra.

Nhà nước phải luôn đề cao công tác phổ biến, tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho mọi người dân về mức độ nghiêm trọng mà hậu quả của BĐKH mang đến cho sức khỏe và hệ sinh thái, đặc biệt là trong thực trạng bối cảnh mới. Muốn giảm thiểu được ảnh hưởng này, điều đầu tiên luôn phải xuất phát từ chính ý thức trách nhiệm của mọi người về chủ động phòng chống thiên tai với BĐKH, hoàn thiện công tác quản lý nguồn lực tự nhiên và BVMT thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đồng thời, báo chí nên là kênh truyền thông đi đầu trong việc phát hiện vi phạm trong công cuộc BVMT và đối phó với BĐKH. Cùng với đó, các chương trình, hoạt động của các bộ, ban, ngành toàn thể và các tổ chức phi chính phủ cũng là một phương tiện truyền thông hiệu quả đến cộng đồng trong nước và quốc tế.

Khuyến nghị 2: Đề xuất các chính sách cải thiện chất lượng môi trường, bảo vệ tự nhiên và giảm thiểu BĐKH.

Từ kết quả mô hình thu được cho thấy nhiệt độ và lượng mưa trung bình năm tăng có tác động tiêu cực tới TTBT. Bởi vì BĐKH là nguyên do chính gây ra những tổn thất nghiêm trọng tới kinh tế, đời sống, cơ sở hạ tầng, sức khỏe, tính mạng của người dân. Chính những lý do này đã kìm hãm sự tăng trưởng toàn diện, gây ra BBĐ thu nhập, giãn cách chênh lệch giàu - nghèo và tác động tới cả nền kinh tế của một đất

nước. Hiểu rõ về vấn đề mang tính cấp thiết này, nhóm nghiên cứu vạch ra các khuyến nghị khuyến khích BVMT, giảm thiểu BĐKH là vô cùng bức thiết. Đầu tiên, Chính phủ thực hiện các dự án bảo vệ, phục hồi, cải tạo, bổ sung không gian sống, nhất là các nguồn nước đang bị ô nhiễm, có mùi khó chịu… Tiếp theo việc khai thác tài nguyên khoáng sản, cần phải cải tạo, phục hồi môi trường, đặc biệt là khắc phục suy thoái môi trường biển do sự cố tràn dầu và thải chất thải ra biển, nhằm cải tạo và nâng cao chất lượng môi trường .lượng môi trường. Thứ hai, ngăn chặn nạn phá rừng và tích cực trồng và chăm sóc cây xanh là những thành phần quan trọng để giảm thiểu tác động của BĐKH. Phá rừng được ước tính là nguyên nhân gây ra 20% lượng khí thải CO2 mỗi năm. Điều này sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Quan trọng nhất, Nhà nước ta phải tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách về môi trường như hình thành hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương; hệ thống chính sách, pháp luật tiếp tục được xây dựng hoàn thiện trong lĩnh vực tài nguyên và BVMT, nhằm tạo cơ sở pháp lý hoàn thiện hơn cho công tác quản lý tài nguyên. Đặc biệt chú trọng các nguồn lực đầu tư cho BVMT, hình thành các nguồn tài chính cho các sự nghiệp môi trường Bên cạnh đó, cần duy trì và tăng cường hiệu quả mô hình tổ giám sát đối với dự án, cơ sở sản xuất xuất kinh doanh công nghiệp tiềm ẩn nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Duy trì và phát huy tác dụng của đường dây nóng trong việc tiếp nhận, xử lý thông tin, phản ánh, ý kiến về ô nhiễm môi trường của các tổ chức, cá nhân từ trung ương và địa phương. Đồng thời, xử lý các vấn đề ô nhiễm môi trường ngay khi phát sinh, ngay từ nhà máy và để đạt được những mục tiêu cao cả đó, Chính phủ phải luôn giữ vững quan điểm môi trường là điều kiện, nền tảng, là yếu tố tiên quyết để PTKT xã hội lâu dài, không hy sinh môi trường cho tiến bộ kinh tế quốc dân. Đặc biệt, công việc nâng cao mức sống của mỗi người dân là cải thiện và phát triển đất nước.

Khuyến nghị 3: Khuyến khích nghiên cứu, phát triển nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường.

Hồi quy mô hình thu được kết quả là số lượng người chịu ảnh hưởng bởi thiên tai tác động tiêu cực tới TTBT. Đây là điều hợp lý bởi vì số người chịu rủi ro thiên tai càng tăng thì nguồn lực lao động sẽ giảm, gây thiệt hại ngân sách nhà nước cũng như cản trở phát triển của nền kinh tế và đời sống xã hội. Ngoài công tác tuyên truyền nhận

thức và hành động cho người dân về BVMT, thì việc khuyến khích, đề cao công tác nghiên cứu, phát triển nguồn năng lượng sạch, thân thiện với môi trường là một ý tưởng hay và hiệu quả.

Đầu tiên, Đảng và Nhà nước cần ưu tiên các nguyên liệu sạch như các nguồn năng lượng thân thiện môi trường như năng lượng gió, mặt trời, thủy triều, địa nhiệt…thay thế các nhiên liệu hóa thạch (như than đá, dầu mỏ) để giảm thiểu tối đa hậu quả lớn của hiệu ứng nhà kính và mưa axit. Đặc biệt, hiện nay tình trạng khan hiếm nhiên liệu ngày càng gia tăng, việc sử dụng nguồn năng lượng hóa thạch đang ngày một cạn kiệt thì năng lượng sạch đang là một hướng đi mới và hiệu quả trong tương lai. Với tổng số giờ nắng cao (trên 2.500 giờ/năm) và tổng lượng bức xạ trung bình 230-250 kcal/cm2 mỗi năm, Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo, đặc biệt năng lượng mặt trời. Hơn nữa, hơn 39% lãnh thổ có tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s, tương đương với tổng công suất 512GW và hơn 8% diện tích có khả năng tạo ra hơn 110GW. Hai nguồn năng lượng tái tạo có triển vọng thành công nhất nước ta trong tương lai là điện sinh khối, địa nhiệt. Việt Nam đặt mục tiêu năm 2030 giảm 8% lượng phát thải khí nhà kính và đặc biệt nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế có thể giảm đến 25%; đặt mục tiêu hằng năm tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ trong 5 năm tới (Chỉ thị số 20/CT-TTg ngày 07/5/2020của Thủ tướng Chính Phủ). Cụ thể, Chính phủ cần khuyến khích các DN hiểu rõ về hiệu quả và lợi ích của việc sử dụng các phương pháp sản xuất xanh - sạch hơn, thiết lập và đầu tư trước các quy trình sản xuất, phát triển công nghệ và giúp ích cho môi trường. Sản xuất xanh - sạch hơn được coi là một sáng kiến mới trong ngành sản xuất. Do đó, tham gia vào sản xuất và sử dụng năng lượng tái tạo là một chiến lược sản xuất thông minh và giảm thiểu BĐKH có hiệu quả cao mà các hộ gia đình và các công ty có thể cùng áp dụng để BVMT và chống lại BĐKH theo định hướng của Nhà nước ta cũng như xu hướng chung của thế giới

Khuyến nghị 4: Khuyến nghị kiểm soát lạm phát giúp gia tăng TTBT.

Một kết quả rõ ràng từ hồi quy mô hình thu được là tỷ lệ lạm phát càng cao thì chỉ số TTBT càng thấp. Bởi khi lạm phát tăng sẽ gây thách thức, khó khăn lớn cho người thu nhập thấp trong cuộc sống sinh hoạt, chi tiêu cho những thực phẩm, hàng hóa thiết yếu. Điều này sẽ gây gia tăng khoảng cách giàu nghèo, BBĐ thu nhập. Đặc

biệt, nguyên nhân dẫn tới lạm phát tăng của nước ta hiện nay còn chịu nhiều ảnh hưởng do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Để giảm lạm phát trầm trọng đang gây thiệt hại lớn cho đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, cần có những khuyến nghị phù hợp. Thứ nhất là Ngân hàng Trung ương cần thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, đặc biệt kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng tối đa, đồng thời giảm tốc độ và tỷ trọng cho vay tín dụng khu vực phi sản xuất, nhất là trong lĩnh vực quản lý bất động sản, chứng khoán và ngoại hối. Thứ hai, Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, giảm bội chi ngân sách nhà nước xuống dưới 5% GDP. Thứ ba, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, tăng cường xuất khẩu, giữ nhập siêu dưới 16%, tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo nhập khẩu ngoại tệ đối với các mặt hàng trọng yếu trong nước chưa sản xuất được.

Cuối cùng, chính quyền trung ương và địa phương tăng cường bảo đảm an sinh xã hội bằng cách hỗ trợ xoá đói giảm nghèo, nhất là các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; hỗ trợ hộ nghèo, địa phương nghèo xuất khẩu lao động,...

Khuyến nghị 5: Nâng cao, kích thích mở rộng thương mại và dịch vụ để thúc đẩy tăng trưởng bao trùm.

Kết quả nghiên cứu cho thấy độ mở thương mại tác động cùng chiều với chỉ số TTBT. Kết luận này là hợp lý vì tăng trưởng thương mại sẽ làm tăng trưởng GDP, giảm tình trạng thất nghiệp và đóng góp xây dựng hệ thống thuế hiệu quả, cung cấp các dịch vụ công tiến bộ hơn. Tuy nhiên, nhìn chung thương mại của nước ta còn kém, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của thị trường, đầu tư cho cơ sở hạ tầng thương mại ở nông thôn còn thấp.

Qua đó, cấp thiết đề ra giải pháp tăng trưởng thương mại. Đầu tiên là tạo điều kiện nâng cao chất lượng các dịch vụ thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước bằng cách tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm,...để tăng chất lượng hàng xuất khẩu, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngoài ra, Chính phủ cần khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào lĩnh vực kinh doanh, cũng như các tập đoàn phân phối lớn, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong nước, nhằm nâng cao tiềm năng mở rộng thị trường sang các thị trường trọng điểm. Với hơn 90% số dòng thuế được xóa bỏ, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh

Kinh tế Á - u (EAEU) sẽ là cơ hội to lớn cho các mặt hàng xuất khẩu. Quan trọng nhất, các công ty hoạt động trong nước phải nhận thức rõ hơn tầm ảnh hưởng của quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu, tối đa hóa lợi ích của hội nhập kinh tế quốc tế vào kinh doanh; chủ động nghiên cứu, nắm bắt thông tin về yêu cầu của thị trường; xây dựng thương hiệu, nâng cao uy tín, chất lượng sản phẩm để nâng cao lợi ích, bảo vêh mình khi có tranh chấp thương mãi quốc tế, từ đó ngày càng đáp ứng yêu cầu của các thị trường xuất khẩu, nhất là đáp ứng các quy định về kiểm dịch của các thị trường lớn, khắt khe và phát triển. phát triển thương mại mạnh mẽ.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đội khí hậu đến tăng trưởng bao trùm tại việt nam (Trang 111 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)