Victoria Alekhina and Giovanni Ganelli (2020) khám phá ra thước đo TTBT đối với các quốc gia Đông Nam Á theo mô hình hồi quy tuyến tính như sau:
𝑙𝑛(𝐼𝐺𝑖𝑡)= 𝛽0+ 𝛽1𝑙𝑛 (𝐺𝐷𝑃𝑃𝐶𝑖𝑡 ) + 𝛽2𝑙𝑛 (𝐼𝐹𝑇𝑖𝑡 ) + 𝛽3𝑙𝑛 (𝐹𝐷𝑖𝑡 ) + 𝛽4𝑙𝑛 (𝐹𝐿𝐹𝑃𝑖𝑡 ) +𝛽5𝑙𝑛 (𝐹𝐷𝐼𝑖𝑡 ) + 𝛽6𝑙𝑛 (𝑆𝑅𝑖𝑡 ) + 𝛽7𝑙𝑛 (𝐷𝑍𝑇𝑖𝑡 ) + 𝛽8𝑙𝑛 (𝐼𝑃𝐶𝐺𝑖𝑡 ) + 𝛽9𝑙𝑛 (𝑇𝑂𝑖𝑡 )
+ 𝛽10𝑙𝑛 (𝑅𝐷𝑇𝑖𝑡 ) + 𝜀𝑖𝑡 Trong đó:
Biến phụ thuộc:
𝐼𝐺𝑖,𝑡: là một biến đo lường TTBT ở khu vực (i) năm (t) dựa vào thu nhập thực tế trên đầu người được điều chỉnh theo sự phân bổ thu nhập.
Biến độc lập:
𝐺𝐷𝑃𝑃𝐶𝑖,𝑡 : GDP bình quân đầu người (constant 2015 USD) 𝐼𝐹𝑇𝑖,𝑡 : Tỷ lệ phần trăm thay đổi hàng năm của CPI (%)
𝐹𝐷𝑖,𝑡 : Độ sâu tài chính hay còn được hiểu là cho vay trong nước cho khu vực tư nhân (% GDP)
𝐹𝐿𝐹𝑃𝑖,𝑡 : Tỷ lệ lao động nữ tham gia lực lượng lao động (phần trăm trong tổng số dân số từ 15 tuổi trở lên)
𝐹𝐷𝐼𝑖,𝑡 : Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (% GDP) 𝑆𝑅𝑖,𝑡 : Tiết kiệm ròng quốc gia (% GNI)
𝐷𝑍𝑇𝑖,𝑡 : Tỷ lệ số người đăng ký tài khoản di động trên 100 người
𝐼𝑃𝐶𝐺𝑖,𝑡 : Tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người hàng năm (% GDP) 𝑇𝑂𝑖,𝑡 : Độ mở thương mại (% GDP)
𝑅𝐷𝑇𝑖𝑡 : Tái phân bổ thu nhập ròng
Thông qua mô hình định lượng, Victoria Alekhina and Giovanni Ganelli đã phân tích rõ yếu tố tăng GDP bình quân đầu người (GDP BQĐN) và sự thay đổi trong chỉ số công bằng trong bối cảnh các nước ASEAN. Tác giả chứng minh rằng dòng vốn FDI và tỷ lệ lao động nữ trong lực lượng lao động có tác động thuận lợi đáng kể đến tốc độ tăng GDP BQĐN và kéo theo chỉ số TTBT tăng theo. Hơn nữa, nghiên cứu chứng minh rằng chính sách tiền tệ (thông qua tỷ lệ lạm phát) có ảnh hưởng bất lợi đến TTBT, đặc biệt khi lạm phát cao làm gia tăng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo, vì khi lạm phát cao thì người nghèo không có lựa chọn nào khác ngoài giảm tiêu dùng, điều này chính là lý do khiến khoảng cách thu nhập giai cấp tăng cao. Mấu chốt bài nghiên cứu này là để các khu vực ASEAN đạt được tỷ lệ TTBT cao hơn, điều quan trọng là họ phải tích cực thực hiện phối hợp hài hòa đầy đủ các chính sách tiền tệ, tài khóa và cải cách cơ cấu vĩ mô (đặc biệt là đối với cơ cấu lực lượng lao động).
Azra Khan, Gulzar Khan và các cộng sự (2016) đã phát triển một thước đo thống nhất về TTBT, tích hợp tăng trưởng, , khả năng tiếp cận và quản trị thành một thước đo duy nhất như sau:
𝑙𝑛(𝐼𝐺𝑡) = 𝛽0+ 𝛽1𝑙𝑛 (𝐺𝐷𝑃𝑃𝐶𝑡 ) + 𝛽2𝑙𝑛 (𝐸𝑃𝑀𝑡 ) + 𝛽3𝑙𝑛 (𝐼𝑁𝐹𝑅𝐴𝑡 )
+ 𝛽4𝑙𝑛 (𝐺𝐼𝑁𝐼𝑡 ) + 𝛽5𝑙𝑛 (𝐸𝐷𝑈𝑡 ) + 𝛽6𝑙𝑛 (𝐻𝐸𝐴𝐿𝑇𝐻𝑡 ) + 𝛽7𝑙𝑛 (𝑇𝑂𝑡 ) + 𝛽8𝑙𝑛 (𝐺𝑂𝑉𝑡 ) + 𝛽9𝑙𝑛 (𝐹𝐿𝐹𝑃𝑡 ) + 𝛽10𝑙𝑛 (𝑃𝑉𝑇𝑡 ) + 𝜀𝑡
Trong đó:
Biến phụ thuộc:
𝐼𝐺𝑡: là một biến đo lường TTBT ở Pakistan năm (t) dựa vào thu nhập thực tế trên đầu người được điều chỉnh theo sự phân bổ thu nhập.
Biến độc lập:
𝐺𝐷𝑃𝑃𝐶𝑡 : GDP bình quân đầu người (constant 2015 USD)
𝐸𝑃𝑀𝑡 : Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp (% tổng số lao động) 𝐼𝑁𝐹𝑅𝐴𝑡 : Chất lượng cơ sở hạ tầng (thang điểm 0 – 100)
𝐺𝐼𝑁𝐼𝑡 : Chỉ số BBĐTN
𝐸𝐷𝑈𝑡 : Tỷ lệ HS tiểu học trên tổng số học sinh đủ tuổi tham gia (%) 𝐻𝐸𝐴𝐿𝑇𝐻𝑡 : Tỷ lệ người dân tham gia BHXH (% dân số)
𝑇𝑂𝑡 : Độ mở thương mại (% GDP)
𝐺𝑂𝑉𝑡 : Mức độ quản trị hiệu quả của Chính phủ (thang điểm 0 - 100)
𝐹𝐿𝐹𝑃𝑡 : Tỷ lệ lao động nữ tham gia lực lượng lao động (% tổng số dân số từ 15 tuổi trở lên)
𝑃𝑉𝑇𝑡 : Tỷ lệ nghèo đói ở mức 2 đô la một ngày (theo PPP 2011) (% dân số) Kết quả cho thấy Pakistan đang ở mức thành tích khả quan so với thành tích về TTBT, đồng thời cải cách trong lĩnh vực thương mại là cần thiết để tăng hiệu quả về tính bao trùm. Toàn cầu hóa có kết quả tích cực đến TTBT nhờ mở cửa thương mại, các phát hiện cho rằng toàn cầu hóa tăng nhanh hơn qua công nghệ dẫn đến hiệu quả kinh tế theo quy mô, do đó thúc đẩy TTBT. Tác giả khám phá ra tác động đáng kể của nhân tố GDP BQĐN, khi chỉ số này có xu hướng tăng có nghĩa mức độ bao trùm của tăng trưởng kinh tế quốc gia đó càng lớn – là một yếu tố thiết yếu tác động mạnh mẽ đến TTBT. Hơn nữa, tỷ lệ lạm phát phản ánh sự ổn định kinh tế vĩ mô. Theo kết quả nghiên cứu, mức độ lạm phát thấp hơn sẽ thúc đẩy sức mua của người nghèo và khả năng tiếp cận các nhu cầu yếu phẩm tăng hơn, góp phần cải thiện đến TTBT.
Rahul Anand, Saurabh Mishra, and Shanaka J. Peiris (2013) đã nghiên cứu một mô hình đo lường mức độ TTBT cho các thị trường mới nổi bằng cách tích hợp hiệu suất TTKT và kết quả phân phối thu nhập của họ trong 3 thập kỷ. Kết quả của chỉ ra rằng nền kinh tế vĩ mô ổn định, vốn con người và sự thay đổi tích cựu về cơ cấu là nền tảng để đạt được TTBT được thể hiện qua mô hình như sau:
𝑙𝑛(𝐼𝐺𝑖𝑡)= 𝛽0+ 𝛽1𝑙𝑛 (𝐺𝐷𝑃𝑃𝐶𝑖𝑡 ) + 𝛽2𝑙𝑛 (𝑇𝑂𝑖𝑡 ) + 𝛽3𝑙𝑛 (𝐹𝐷𝑖𝑡 ) + 𝛽4𝑙𝑛 (𝐼𝐹𝑇𝑖𝑡 ) + 𝛽5𝑙𝑛 (𝐹𝐷𝐼𝑖𝑡 ) + 𝛽6𝑙𝑛 (𝐼𝐶𝑇𝑖𝑡 ) + 𝛽7𝑙𝑛(𝐺𝐶𝑖𝑡) + 𝛽8𝑙𝑛(𝐸𝐷𝑈𝑖𝑡)
+ 𝛽9𝑙𝑛(𝐸𝑋𝑃𝑖𝑡) + 𝜀𝑖𝑡
Trong đó:
𝐼𝐺𝑖,𝑡: Chỉ số TTTN ở khu vực (i) năm (t)
𝐺𝐷𝑃𝑃𝐶𝑖,𝑡 : GDP bình quân đầu người (constant 2015 USD) 𝑇𝑂𝑖,𝑡 : Độ mở thương mại (% GDP)
𝐹𝐷𝑖,𝑡 : Độ sâu tài chính (% GDP) 𝐼𝐹𝑇𝑖,𝑡 : Tỷ lệ lạm phát (%)
𝐹𝐷𝐼𝑖,𝑡 : Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (% GDP)
𝐼𝐶𝑇𝑖,𝑡 : Số lượng người sử dụng internet và số thuê bao di động 𝐺𝐶𝑖,𝑡: Chi tiêu Chính phủ (constant 2015 USD)
𝐸𝐷𝑈𝑖,𝑡: Số trường học, lớp học, GV và HS tiểu học
𝐸𝑋𝑃𝑖,𝑡: Hàng hoá và dịch vụ xuất khẩu (constant 2015 USD)
Bên cạnh đó, Nanak Kakwani và Hyun H. Son (2008) khám phá ra mô hình đo lường TTBT (hay tăng trưởng vì người nghèo) phản ánh rõ bản chất TTBT này là tăng trưởng thu nhập được điều chỉnh cũng như sự phân bổ của nó theo những thay đổi của BBĐ:
𝐼𝐺_𝐺𝑅𝑡 = 𝐼𝑃𝐶_𝐺𝑅𝑡 − 𝐺𝑖𝑛𝑖_𝐺𝑅𝑡 Trong đó:
𝐼𝐺_𝐺𝑅𝑡: Tăng trưởng bao trùm
𝐼𝑃𝐶_𝐺𝑅𝑡: Tăng thu nhập bình quân của hộ gia đình 𝐺𝑖𝑛𝑖_𝐺𝑅𝑡: Tăng bất bình đẳng thông qua chỉ số Gini
Nhóm tác giả tiến hành một cuộc kiểm tra xuyên quốc gia về sự phát triển vì người nghèo ở 80 quốc gia trong 237 đợt tăng trưởng trong giai đoạn 1984 – 2001, chứng minh rằng hầu hết các quá trình tăng trưởng sẽ được phân loại là vì người nghèo bằng cách sử dụng định nghĩa giảm nghèo đói nhằm thúc đẩy tăng thu nhập bình quân vì người nghèo dẫn đến sự phân phối lại thu nhập có lợi cho người nghèo nhiều hơn.
Điều này ngụ ý rằng các Chính phủ có thể đạt được mục tiêu vì người nghèo chỉ bằng cách giảm nghèo nhanh chóng, trọng tâm của các chính sách của Chính phủ phải là tăng cường TTKT và cải thiện BBĐ tương đối và tuyệt đối.