VÀ TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM
3.1. THỰC TRẠNG BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
3.1.2. Thực trạng biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Việt Nam được hưởng nhiều điều kiện thuận lợi từ thiên nhiên nhưng lại là một trong những nước chịu tác động nặng nề của tình trạng BĐKH, đặc biệt là khu vực duyên hải và ĐBSCL. Với hơn 16 cơn bão và trận lũ lịch sử, năm 2017 được coi là năm kỷ lục về thiên tai ở Việt Nam. Theo báo cáo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2020 (CRI) được công bố tại Hội nghị lần thứ 25, trong vòng 20 năm, Việt Nam đã chịu ảnh hưởng 226 hiện tượng thời tiết khắc nghiệt, trung bình 285,80 người thiệt mạng mỗi năm và gây nghiêm trọng kinh tế hàng năm là 2 tỷ USD mỗi năm. Đây là một con số đáng báo động đối với Việt Nam.
3.1.2.1. Nhiệt độ
Về nhiệt độ, nhiệt độ trung bình năm có xu hướng tăng trên phạm vi toàn nước, với mức độ tăng trung bình toàn Việt Nam 0,89°C giai đoạn 1958-2018. Nhìn chung, mức nền nhiệt tăng trung bình 0,15°C/thập kỷ, ở ngưỡng thấp của mức tăng trung bình toàn cầu, (0,15°C - 0,2°C/thập kỷ trong giai đoạn gần đây, IPCC, 2018). Cụ thể chúng ta sẽ phân tích sự thay đổi nhiệt độ bình quân qua 3 tỉnh Hà Nội, Huế, Cà Mau đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam để thấy rõ biến động nhiệt độ ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2020.
Hình 3.2: Nhiệt độ trung bình năm giai đoạn 2006-2020 ở Hà Nội, Huế, Cà Mau.
Nguồn: Tổng Cục thống kê
Nhìn chung, nhiệt độ trung bình ở 3 tỉnh đại diện cho Bắc, Trung, Nam qua trong giai đoạn 2006 - 2020 đều biến động. Cụ thể, Cà Mau có xu hướng tăng nhẹ tuy nhiên nhiệt độ trung bình vẫn cao hơn so với Hà Nội và Huế bởi Cà Mau gần Xích Đạo, khu vực càng gần Xích Đạo thì càng nóng. Đặc điểm này được thể hiện rõ nhất qua mức nhiệt trung bình năm của miền Nam là 27,84°C, cao hơn hẳn so với hai khu vực còn lại ở Việt Nam. Đối với Hà Nội và Huế, nền nhiệt thấp hơn Cà Mau nhưng luôn biến động mạnh qua các năm. Trong giai đoạn 2007 - 2008, nhiệt độ trung bình ở Hà Nội giảm khá sâu từ 24,6°C xuống 23,7°C, đặc biệt giai đoạn 2010 - 2011, nhiệt độ trung bình giảm chạm đáy xuống còn 23,3°C (Hình 3.2). Tuy nhiên, từ năm 2011, mức tăng của nhiệt độ trung bình tăng dần theo các năm, tăng mạnh nhất trong các năm gần đây 2018 - 2019, đặc biệt là năm 2019 là năm có nền nhiệt trung bình cao nhất ở Hà Nội đạt ngưỡng 25,9°C. Huế cũng có những biến động tương tự Hà Nội. Nền nhiệt trung bình giai đoạn 2006 - 2011 dao động quanh ngưỡng 25°C - 26°C, trong đó chỉ có hai năm thấp hơn ngưỡng này là năm 2008 (24°C) do tác động mạnh mẽ của hiện tượng La Nina trên biển Thái Bình Dương và năm 2011 (23,8°C). Năm 2019 vẫn là năm đánh dấu mức nhiệt độ cao nhất tại miền Trung, cụ thể ở Huế là 26,36°C. Đến năm 2020, ngưỡng nhiệt này đã giảm xuống còn 25,8°C, tuy nhiên vẫn rất đáng chú ý.
Điểm đáng lưu ý về nhiệt độ tối cao trung bình là mức trần nhiệt độ tăng trên hầu hết phạm vi cả nước, nhiều kỷ lục cao được ghi nhận trong những năm gần đây (Bộ Tài nguyên và Môi trường Việt Nam, 2020).
Tại miền Bắc, theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nhiệt độ trung bình từ đầu tháng 4 đến cuối năm 2019 ở hầu khắp Bắc bộ cao hơn trung bình nhiều năm từ 2°C - 3°C (trung bình nhiệt độ tháng 4 ở Bắc bộ khoảng 23°C - 24°C).
Cũng trong tháng 4 năm 2019, nhiệt độ trung bình ở một số nơi tăng cao kỷ lục. Cụ thể là tại Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) ngày 20, nhiệt độ đo được ở là 43,4°C, tương ứng với mức cao nhất trong lịch sử quan trắc của Việt Nam từ trước đến nay (Bảng 3.1). Cùng ngày, nhiệt độ cao nhất ở Hà Nội là 38,9°C, trước đó vào ngày 03/04 là 42°C. Hai kỷ lục này đã vượt mức 38,5 độ C (cao nhất trong 100 năm qua ở Hà Nội vào tháng 4) vào tháng 4 năm 1919. Bên cạnh đó, mức nhiệt kỷ lục 41,7°C tại Phù Yên (Sơn La) đã vượt xa nhiệt độ đo được vào tháng 4 năm 1984; Yên Châu (Sơn La) 41,4°C, vượt mức kỷ lục 40,4°C vào tháng 4 năm 1984. Nguyên nhân chính của sự kiện này là do
kết hợp tác động của El Nino, xu thế nóng lên toàn cầu (trong đó có Việt Nam), nền nhiệt độ cao vào tháng 4 năm 2019, hiệu ứng đô thị và thay đổi mặt đệm khu vực trạm quan trắc.
Năm 2020, nhiệt độ trung bình tháng phổ biến ở mức cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5° C - 1,5 °C ; riêng tháng 3 và tháng 4, nhiệt độ trung bình tháng phổ biến cao hơn TBNN từ 1,6 ° C - 3,0 ° C.Đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt gần đây nhất trên diện rộng xảy ra từ ngày 20 - 21/5, nhiệt độ phổ biến từ 38 - 40 ° C, có nơi cao hơn như Hà Đông ( Hà Nội).Nhiệt độ tăng lên 40,9°C (ghi nhận vào ngày 21 tháng 5).
Bảng 3.1: Nhiệt độ cao nhất đo được tại một số điểm ở Việt Nam những năm gần đây.
STT Địa điểm Nhiệt độ cao nhất (kỷ lục mới)
Nhiệt độ cao nhất trong quá khứ
1 Hương Khê (Hà Tĩnh)
43,4°C (ngày 20/04/2019)
Mức cao nhất trong lịch sử quan trắc của Việt Nam từ trước đến nay
2 Hà Nội 42°C
(ngày 03/04/2019)
40,4°C (năm 1971) 38,9°C
(ngày 20/04/2019)
Cao nhất trong mọi tháng 4 suốt 100 năm qua
3 Lào Cai 41,8°C
(ngày 21/05/2020)
41°C
(ngày 22/05/1957)
4 Bắc Mê
(Hà Giang)
40,4°C (ngày 21/05/2020)
39,8°C (ngày 12/05/1966)
5 Kim Bôi
(Hòa Bình)
41°C
(ngày 21/05/2020)
40,5°C (ngày 11/05/1966) 6 Tĩnh Gia
(Thanh Hóa)
41,2°C (ngày 21/05/2020)
40,8°C (ngày 23/06/1973)
7 Hà Đông
(Hà Nội)
40,9°C (ngày 21/05/2020)
Nhiệt độ cao nhất trong tháng 5 từ năm 1966 đến nay
Nguồn: Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia - Báo cáo Đặc điểm khí tượng thủy văn năm 2019, năm 2020
3.1.2.2. Lượng mưa
Thực trạng lượng mưa trung bình ở Việt Nam có xu thế tăng nhẹ trong giai đoạn 2006-2020. Cụ thể chúng ta sẽ phân tích sự thay đổi lượng mưa qua 3 tỉnh Hà Nội, Huế, Cà Mau đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam để thấy rõ biến động lượng mưa ở Việt Nam trong giai đoạn 2006-2020.
Hình 3.3: Tổng lượng mưa năm giai đoạn 2006-2020 ở Hà Nội, Huế, Cà Mau
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp Nhìn chung, lượng mưa ở 3 tỉnh đại diện cho Bắc, Trung, Nam qua trong giai đoạn 2006 - 2020 đều tăng. Hà Nội và Cà Mau có xu hướng tăng nhẹ, độ tăng dao động dưới 506,40mm. Năm 2008 lượng mưa trung bình tại Hà Nội và Cà Mau đều đạt cao nhất lần lượt là 2.268,00mm và 2.679,00mm. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đáng kể so với lượng mưa trung bình cao nhất tại Huế. Về lượng mưa, Huế được xem là tỉnh phải chịu nhiều thiệt hại nhất miền Trung. Trong giai đoạn 2006 - 2020, Huế có lượng mưa trung bình biến động rất mạnh. Cụ thể, lượng mưa tại Huế tăng gần gấp đôi từ 2.479,00mm tới 4.481,00mm trong vòng 5 năm kể từ năm 2006 trong khi Hà Nội và Cà Mau tăng nhẹ, gần như không đáng kể trong giai đoạn này. Đến giai đoạn 2012 - 2015, lượng mưa trung bình tại Huế lại giảm đột ngột, riêng giai đoạn 2007 - 2008 thì lượng mưa lại chạm đáy với mức 1.984,60mm. Tuy nhiên, đến năm 2020, một cột mốc mới về lượng mưa khi Việt Nam phải hứng chịu nhiều hậu quả của lũ lụt với mùa bão kỷ lục, lượng mưa trung bình ở cả 3 miền đều tăng vọt. Chịu ảnh hưởng nặng nề nhất
- 500.0 1,000.0 1,500.0 2,000.0 2,500.0 3,000.0 3,500.0 4,000.0 4,500.0 5,000.0
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
mm
Hà Nội Huế Cà Mau
là Huế với mức tăng lượng mưa gần 2,5 lần so với năm 2019 (Hình 3.3) khiến mưa lũ, bão, sạt lở đất xảy ra liên tục trong những tháng cuối năm 2020. Đây là lượng mưa cao lịch sử ngang ngửa mốc trận lụt lịch sử của miền Trung năm 1999.
Các hiện tượng cực đoan về mưa được cập nhật trong “Kịch bản BĐKH cập nhật năm 2020” có xu thế biến đổi khác nhau trên các vùng khí hậu của Việt Nam, giảm ở hầu hết các trạm thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ và tăng ở phần lớn trạm thuộc các vùng khí hậu khác. Ví dụ, trận mưa lớn từ Nghệ An đến Quảng Bình vào tháng 10 năm 2010 đã dẫn đến tổng lượng mưa 10 ngày lên tới 700÷1600 mm, chiếm khoảng một nửa tổng lượng mưa cả năm. Đợt mưa lớn ở Quảng Ninh cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2015 đã lập kỷ lục về cường độ mưa trên phạm vi hẹp, với tổng lượng mưa đạt 1000÷1300 mm từ ngày 23/7 đến ngày 4/8, riêng tại Cửa Ông khoảng 1600 mm.
3.1.2.3. Mực nước biển
Là đất nước có đường bờ biển dài 3.260 km, sự dâng lên của nước biển đã tác động không nhỏ đến Việt Nam. Số liệu quan trắc từ các trạm thủy văn thu thập trong 40 năm qua (từ năm 1961 đến năm 2014) cho thấy mực nước biển dâng ở hầu hết các trạm, trong đó mạnh nhất là trạm Phú Quý với khoảng 5,58mm/năm và trạm Thổ Chu với khoảng 5,28 mm/năm. Mặt khác, tại các trạm Hòn Ngư và Cô Tô, mực nước có xu hướng giảm thứ tự ở mức 1,45 và 5,77mm/năm. Tính từ năm 1993 đến năm 2014, mực nước biển trung bình tại các trạm thủy văn có xu hướng dâng cao với tốc độ khoảng 3,34mm/năm.