Phát triển dịch vụ bảo trợ xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đội khí hậu đến tăng trưởng bao trùm tại việt nam (Trang 89 - 93)

VÀ TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM

3.2. THỰC TRẠNG TĂNG TRƯỞNG BAO TRÙM Ở VIỆT NAM

3.2.2. Thực trạng các thành tố tác động đến tăng trưởng bao trùm ở Việt Nam

3.2.2.4. Phát triển dịch vụ bảo trợ xã hội

* Lĩnh vực y tế:

Trong thời gian qua, Việt Nam đã đạt được bước tiến quan trọng nhằm tiến tới bao phủ BHYT toàn dân thể hiện qua tỷ lệ tham gia bảo hiểm và các nguồn ngân sách hỗ trợ đã và đang gia tăng nhanh chóng. Luật BHYT năm 2008 đã là động lực tăng trưởng mạnh mẽ vì quyền lợi của người có thẻ BHYT ngày càng được mở rộng và bảo đảm, đặc biệt người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội đã được Nhà nước cấp thẻ Điều này đã chứng tỏ người dân đã quan tâm hơn đến BHYT, đồng nghĩa với việc Luật BHYT đã đi vào cuộc sống với những chính sách có nhiều ưu điểm và quyền lợi với người tham gia BHYT. Nổi bật chỉ tiêu “có số dân tham gia BHYT đạt 80% vào năm 2020” thì Ngành BHXH Việt Nam đã hoàn thành vào năm 2016. Một bước tăng trưởng đầy ấn tượng của Bộ Y tế Việt Nam năm 2020 là số người dân tham gia BHYT trên cả nước là 87,97 triệu người, đạt tỷ lệ bao phủ 90,85% dân số, vượt 10,85% so với chỉ tiêu đề ra theo Nghị quyết Quốc hội (Hình 3.9).

Theo Tổng cục thống kê Việt Nam, tuổi thọ trung bình của Việt đã liên tục tăng trong những năm gần đây và năm 2020 đạt 73,7 tuổi, nổi bật là tuổi thọ bình quân của người dân việt Nam đã tăng trưởng đáng kể và đạt đỉnh điểm là 76,3 tuổi năm 2016, đây là con số cao nhất Việt Nam đạt được giữa các quốc gia trong khu vực có mức thu nhập tương đương (Hình 3.10).

Hình 3.9: Tỷ lệ tham gia BHYT của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2020

Nguồn:Tổng cục Thống kê Hình 3.10: Tuổi thọ bình quân của Việt Nam qua các năm (1989 - 2020).

Nguồn: Tổng cục Thống kê

* Lĩnh vực giáo dục:

Việt Nam được cho là đạt được tiến bộ nhanh hơn so với hầu hết các nước có thu nhập thấp khác trên thế giới trong việc thu hẹp khoảng cách về giới tính và về tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi.

65.2

68.2

72.8 73.7

60 62 64 66 68 70 72 74 76

1989 1999 2009 2020

Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đang được thực hiện trên cả nước và ở tất cả các vùng, miền; tình trạng học sinh trong độ tuổi đi học không đến trường có xu hướng giảm mạnh; BBĐ về giới trong giáo dục gần như được xóa bỏ. Năm 2019, tỷ lệ đi học phù hợp với độ tuổi tiểu học là 98,0%; THCS là 89,2%; THPT là 68,3%, tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên đạt 95,8%, tăng 1,8 điểm phần trăm so với năm 2009. Sự chênh lệch về tỷ lệ biết chữ giữa khu vực thành thị và nông thôn dần được thu nhỏ dần là 4,0 điểm phần trăm, thấp hơn so với mức chênh lệch 4,7 điểm phần trăm năm 2009.

Cùng với đó phải luôn giữ vững chất lượng phổ cập giáo dục trên 63 tỉnh, thành phố.

* Tiếp cận cơ sở hạ tầng:

Hình 3.11: Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam giai đoạn 2013 – 2019.

Nguồn: Tập đoàn Điện lực Việt Nam Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Xét về việc tiếp cận điện năng, cụ thể tính đến năm 2019, thành công trong việc cung cấp điện cho hơn 17 triệu người dân nơi vùng hẻo lánh, vùng đảo xa xôi. Tại khu vực nông thôn, tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện tính đến năm 2019 đã đạt là 99,26%; tăng mạnh so với tỉ lệ 14% năm 1993.

Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam 5 năm liên tục được cải thiện đáng kể từ vị trí 156 lên 27 (cải thiện 129 bậc), với các yếu tố đánh giá thay đổi nhanh chóng bao gồm: số lượng thủ tục giảm từ 6 còn 4, số ngày giảm từ 115 còn 31 (trong đó số

ngày của Điện lực giảm từ 60 còn 11 ngày), độ tin cậy cung cấp điện và minh bạch giá điện cũng dần được đánh giá ngang với các nước phát triển (Hình 3.10).

Việt Nam đã đặt ra những tầm nhìn phát triển đầy triển vọng hơn với mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045. Để đạt được điều này, nền kinh tế cần đẩy tốc độ bình quân hàng năm khoảng 5% trong 25 năm tới. Việt Nam đang được định hình bởi một vài xu thế lớn trong tương lai. Dân số đang già đi, thương mại toàn cầu đang suy giảm, trong khi đó các vấn đề tiêu cực liên quan tới BĐKH và tự động hóa ngày gia tăng thì quá trình của các xu hướng này càng bị đẩy nhanh hơn nữa bởi đại dịch COVID-19.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của biến đội khí hậu đến tăng trưởng bao trùm tại việt nam (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)