I/ Mục đích bài kiểm tra:
Bài kiểm tra tổng hợp cuối học kì I nhằm đánh giá HS ở các phương diện sau:
1. Kiến thức:
Đánh giá việc nắm các nội dung cơ bản của cả ba phần trong SGK NV7/1 2. Kĩ năng:
- Xem xét sự vận dụng linh hoạt theo hướng tích hợp các kiến thức và kĩ năng của cả 3 phần Văn, Tiếng Việt, và Tập làm văn của môn học ngữ văn trong bài kiểm tra.
- Đánh giá năng lực vận dụng phương thức tự sự nói riêng và các kĩ năng tập làm văn nói chung để tạo lập một bài viết. Biết cách vận dụng những kiến thức và kĩ năng Ngữ văn đã học một cách tổng hợp, toàn diện theo nội dung và cách thức kiểm tra đánh giá mới.
3. Thái độ: có ý thức tự giác, nghiêm túc cao khi làm bài 4. Năng lực, phẩm chất:
+ Phẩm chất: trung thực, tự tin, sống tự chủ, tự trọng
+ Năng lực: Tự học, giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, sử dụng ngôn ngữ, giao tiếp.
II- Hình thức đề kiểm tra:
Dạng đề Tự luận 100%
III- Ma trận đề kiểm tra:
Cấp độ Chủ đề
Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Tổng
Thấp Cao
I. Đọc - hiểu văn bản Văn bản mùa xuân của tôi
Từ láy
Phương thức biểu đạt, tác giả, tác phẩm
Từ láy, hiểu nội dung văn bản “ Mùa xuân của tôi”
Số câu 02 02 04
Số điểm, tỉ 1,0 đ=10% 2,0 đ=20% 3,0đ=30
lệ %
II.Tập làm văn
- Biểu cảm về tác phẩm văn học
Viết đoạn văn
cảm nhận
nghệ thuật nội dung khổ thơ cuối bài thơ “ Tiếng gà trưa” của Xuân Quỳnh.
Viết bài văn biểu cảm về “ Sài Gòn tôi yêu”
của Minh Hương
Số câu 01 01 02
Số điểm, tỉ 2,0 5,0 7,0đ=50
lệ đ=50% %
Tổng số 02 02 01 01 05
câu 1,0 đ 2,0 đ 2,0 đ 5,0 đ 10 đ
Tổngsố 10% 20% 20% 50% 100%
điểm Tỉ lệ
IV. Biên soạn đề kiểm tra
A.Đọc hiểu văn bản( 5 điểm)
Đọc kĩ đoạn văn và thực hiện các yêu cầu sau.
“Mùa xuân của tôi- mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội- là mùa xuân có mua rêu rêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như mơ thơ mộng...Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu,của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng. Tết hết mà chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nưc một mùi hương man mác...”
Câu 1.(0,5đ) Xác định phương thức biểu đạt được sử dung trong đoạn văn trên?
Câu 2. (0,5đ) Đoạn văn trên nằm trong tác phẩm nào của ai?
Câu 3.(1đ) Câu văn nào trong đoạn trên thể hiện rõ nhất tình cảm yêu mến của tác giả đối với mùa xuân Hà Nội?
Câu 4.(1đ) Trong đoạn văn còn sử dụng những từ láy nào?
B. Tập làm văn(5điểm)
Câu 5.(2đ) Em hãy viết đoạn văn ngắn gọn về nội dung nghệ thuật trong khổ thơ sau:
“Cháu chiến đấu hôm nay Vì lòng yêu tổ quốc Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà
Vì tiếng gà cục tác Ổ trứng hồng tuổi thơ”
( Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh)
Câu 6.Viết bài văn cảm nhận của em về Sài Gòn trong văn bản “Sài Gòn tôi yêu” của tác giả Minh Hương.
V- Hướng dẫn chấm, biểu điểm A.Đọc hiểu văn bản( 5 điểm) Câu 1: (0,5đ)
Miêu tả , biểu cảm Câu 2: (0,5đ)
Mùa xuân của tôi ( Vũ Bằng ) Câu 3: (1đ)
Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu,của Bắc Việt thương mến.
Câu 4: (1đ)
Rêu rêu , lành lạnh, xa xa, man mác.
B. Tập làm văn(5điểm)
Câu 5.(2đ)
- Điệp ngữ “vì” nhấn mạnh mục đích chiến đấu của người lính .(1 đ)
- Từ đó cho thấy tình yêu đất nước gắn với tình yêu xóm làng, yêu người thân và cả chính những kỉ niệm êm đềm của tuổi thơ (1đ)
Câu 6: (5đ) Yêu cầu:
1/ Hình thức, kĩ năng:
+ Xác định đúng thể loại: Biểu cảm về tác phẩm văn học + Cảm xúc phải chân thật, sâu sắc
+ Bố cục rõ ràng, diễn đạt mạch lạc, không mắc lỗi chính tả 2/ Nội dung
* Mở bài:
Giới thiệu được cảm nhận chung về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của bài thơ và khái quát nội dung bài tác phẩm.
* Thân bài:
- Ấn tượng chung về Sài Gòn
Sài Gòn trẻ trung, đô thị ngọc nhà -> Đó là một thành phố năng động, tràn dầy sức sống lớn nhất cả nước.
-Ấn tượng riêng về Sài Gòn
+ Thiên nhiên thất thường, trái chứng..
+ Nhịp sống sôi động, khẩn trương.
+ Đặc điểm dân cư nơi hội tụ 4 phương, đất lành chim đậu.
+ Phong cách sống cởi mở ,thân thiện, chân thành , trọng đạo nghĩa,giầu tình yêu nước.
....
- Tình cảm của tác giả dành cho Sài Gòn bền chặt, sâu đậm.
- Nt: +biểu cảm trực tiếp,miêu tả, tự sự, nghị luận.
+ điiệp từ, liệt kê, nhân hóa, so sánh....
+ Ngôn ngữ giản dị, đậm màu sắc Nam Bộ.
-->Bài văn bày tỏ tình yêu tha thiết, bền chặt của tác giả đối với Sài Gòn.
*Kết bài:
Khái quát cảm xúc chung về tác phẩm, liên hệ mở rộng (nếu có) Biểu điểm:
Điểm 5: - Đảm bảo các yêu cầu trên - Bài viết có sáng tạo Điểm 3, 4: - Cơ bản đạt các yêu cầu trên
- Tuy nhiên, còn mắc một vài lỗi diễn đạt hoặc lỗi chính tả Điểm 1, 2: - Không bám sát vào yêu cầu của đề hoặc lạc đề
- Trình bày cẩu thả, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc diễn đạt lủng củng…
VI. Dặn dò
- Chuẩn bị bài mới: Chương trình địa phương, tỉnh HY (phần tiếng Việt, trang 31) + Tìm hiểu địa phương em thường phát âm sai nhiều nhất từ nào?
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I/ Mục tiêu cần đạt: