Mục đích, nội dung giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý: Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam (Trang 25 - 30)

Giáo dục môi trường không những là một yêu cầu của xã hội mà thực ra còn là một vấn đề hết sức cấp thiết đối với bản thân từng người. Bởi vì, môi trường gắn bó mật thiết với sự sống của con người. Con người không phải chỉ biết sử dụng, khai thác hợp lý môi trường, mà còn phải biết chăm sóc và bảo vệ nó, làm cho nó càng ngày càng tối ưu đối với cuộc sống lao động. Điều đó đòi hỏi mọi người đều phải có ý thức rõ ràng và sâu sắc trong việc đối xử một cách đúng mực đối với môi trường.

Biện pháp lâu dài và có hiệu quả là phải giáo dục ý thức đó cho những người chủ tương lai của xã hội. Đó là những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

1. Mục đích giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông

Mục tiêu chủ yếu của việc giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông là phải làm cho học sinh không những hiểu rõ khái niệm môi trường và những mối quan hệ của nó đối với hoạt động sinh sống của con người mà còn phải có sự chuyển biến về thái độ, hành vi đối với môi trường và bảo vệ môi trường.

Để tạo nên sự chuyển biến về các mặt trên thì trong nhà trường phải đồng thời chú ý cả các mặt giáo dục:

25

kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi. Kiến thức là cơ sở để hình thành thái độ và hành vi. Do vậy, mục đích giáo dục môi trường ở trường phổ thông phải:

a) Cung cấp cho học sinh những kiến thức nhất định về môi trường, cụ thể là làm cho học sinh:

+ Có được những hiểu biết tương đối đầy đủ về thiên nhiên về môi trường của đất nước ta.

+ Nhận thức đƣợc những mối quan hệ khăng khít tác động lẫn nhau giữa con người - xã hội, và các yếu tự nhiên, vai trò của môi trường đối với sự tồn tại và phát triển của con người.

+ Hiểu và nắm được những chủ trương, chính sách và luật lệ cơ bản của Nhà nước và vấn đề bảo vệ môi trường.

b) Trên cơ sở những kiến thức đó, bồi dƣỡng cho học sinh thái độ và hành vi cƣ xử đúng đắn đối với môi trường.

+ Trước hết, phải xây dựng cho học sinh từng bước tình cảm trân trọng tự nhiên, lòng yêu qúi tự nhiên, tha thiết muốn được bảo vệ môi trường sống, bảo tồn những phong cảnh đẹp, các di tích văn hóa, lịch sử của dân tộc.

+ Sau đó, phải làm cho việc bảo vệ môi trường trở thành phong cách, nếp sống của học sinh. Họ phải có thái độ tích cực chống các hoạt động phá hoại môi trường, làm ô nhiễm môi trường một cách vô ý thức hoặc có ý thức.

c) Trang bị cho học sinh một số kỹ năng và giúp cho họ nắm đƣợc những biện pháp bảo vệ môi trường thông

26

thường ở địa phương để sau này họ có thể tham gia một cách có hiệu quả vào công cuộc xây dựng đất nước (11).

2. Nội dung giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông

Với các mục đích trên, nội dung giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông phải đề cập đến các vấn đề cấu trúc của môi trường, mối quan hệ giữa con người và môi trường, các biện pháp bảo vệ, phục hồi và làm giàu môi trường, chống ô nhiễm môi trường. Cụ thể, phải trang bị cho học sinh:

a) Hệ thống kiến thức về môi trường, các yếu tố cấu thành của môi trường, mối quan hệ sinh thái giữa con người và các yếu tố đó.

b) Những kiến thức về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lí, tránh khai thác chúng một cách bừa bãi, lãng phí, làm cho các nguồn tài nguyên chóng bị cạn kiệt.

c) Những hiểu biết về các biện pháp bảo vệ, phục hồi và làm giàu thêm môi trường tự nhiên, hạn chế các tác động phá hoại cân bằng sinh thái trong môi trường, chống những hành động làm ô nhiễm môi trường.

d) Những kiến thức về việc bảo vệ môi trường lao động và nghỉ ngơi, giải trí của con người như các biện pháp phòng chống thiên tai, chống những tác nhân lí học có hại cho môi trường sống và lao động của con người như cường

27

độ âm thanh, độ phóng xạ, điện từ trường, độ rung, độ ồn.... như bảo vệ các công trình văn hóa công cộng, các công viên, di tích lịch sử, các thắng cảnh.

đ) Những khái niệm về mối quan hệ giữa dân số và môi trường, về quá trình đô thị hóa vì đó là những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến sự cân bằng sinh thái và ô nhiễm môi trường. (11)

Toàn bộ những nội dung trên là một hệ thống kiến thức bao gồm các nhiều khái niệm có liên quan đến nhiều môn học khác nhau trong nhà trường phổ thông. Nội dung đó đƣợc tích hợp chủ yếu trong những môn học mà đối tƣợng nghiên cứu của chúng có nhiều mối quan hệ với môi trường như các môn: Tìm hiểu tự nhiên và xã hội ở tiểu học, sinh học, kỹ thuật nông nghiệp, hóa học, vật lí và địa lí ở bậc phổ thông trung học.

Mỗi bộ môn đều có thế mạnh riêng của mình về giáo dục môi trường. Thí dụ:

Để học sinh hiểu và nắm được luật bảo vệ môi trường thì môn giáo dục công dân có nhiều ƣu thế. Để học sinh hiểu và nắm đƣợc các tác nhân lí học có hại đối với môi trường lao động và môi trường sống thì không có môn nào thuận lợi hơn môn vật lí.

Nếu muốn cung cấp cho học sinh những hiểu biết rõ ràng về môi trường, về những thành phần của nó, về tác động của môi trường đến sản xuất và vai trò của con người trong việc làm biến đổi môi trường thì không môn nào thuận lợi bằng môn địa lí.

Trên thế giới, có nhiều cách giải quyết khác nhau. Ở một số nước, nội dung giáo dục môi trường được tích hợp (lồng ghép) vào chương trình các môn sinh, địa, hóa. Ở

28

một số nước khác, nội dung giáo dục môi trường lại được tích hợp vào tất cả các môn nhưng có tập trung vào một số vấn đề có liên quan đến thực tế môi trường của họ. Thí dụ: Trong chương trình các môn học trong trường phổ thông của Inđônêxia, giáo dục môi trường được tập trung vào 8 vấn đề lớn: chống nạn phá rừng, chống nạn để diện tích đất hoang hóa, chống hiện tƣợng xói mòn đất, sử dụng hợp lí các dòng chảy, chống ô nhiễm các nguồn nước và đại dương, bảo vệ động thực vật và sức khỏe con người.

Trong chương trình các môn học của Nhật Bản, giáo dục môi trường được tập trung vào các vấn đề: Sự gia tăng ô nhiễm môi trường do sự phát triển kinh tế, sự phá hoại môi trường tự nhiên, nạn thiếu năng lượng, thiếu tài nguyên cho công nghiệp, tình trạng thiếu lương thực, môi trường và đời sống nhân dân.

Ở Liên xô (cũ), giáo dục môi trường được dạy thành môn riêng (môn tự chọn) và được quán triệt một cách toàn diện trong chương trình tất cả các môn.

Ở nước ta, vấn đề giáo dục môi trường cho học sinh phổ thông cũng đã được chú ý ngay từ đầu thập niên 80, nhƣng do thời gian trong kế hoạch dạy học bị hạn chế, nên chƣa bao giờ nó đƣợc coi là một môn học riêng mà chỉ đƣợc lồng ghép vào nội dung những môn học khác, đặc biệt là trong các môn sinh học, địa lí và giáo dục công dân. Ở tiểu học có môn tìm hiểu tự nhiên và xã hội. Trong quá trình

29

cải cách giáo dục (từ năm 1981 đến nay), nội dung giáo dục môi trường đã được thể hiện trong các sách giáo khoa cho học sinh và sách hướng dẫn cho giáo viên. Tuy nhiên, mức độ tích hợp giáo dục môi trường vào các tài liệu này còn rất tùy tiện và thiếu chặt chẽ. Vì vậy trong các sách giáo khoa địa lí các lớp có cuốn đã đề cập đến vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường khá đầy đủ, nhưng cũng có cuốn còn sơ sài, chưa đƣợc quan tâm đúng mức. Về bồi dƣỡng giáo viên thì cũng chƣa có một hội nghị chuyên đề chính thức nào bàn thật kỹ về vấn đề này, nhất là các hình thức và phương pháp giáo dục môi trường trong môn địa lí.

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý: Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)