Nhận thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giáo dục của nhà trường, trong đó hoạt động giáo dục môi trường của giáo viên có một vai trò quan trọng.
Chúng tôi đã trao đổi, dự giờ, dùng phiếu hỏi ý kiến của giáo viên địa lí một số trường phổ thông cơ sở thuộc các tỉnh: Hà Nội, Hà Tây, Vĩnh Phú, Bắc Thái, Quảng Nam Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, thành phố Hồ Chí Minh về các vấn đề nhận thức, thái độ, hoạt động giáo dục môi trường. Chỉ tính riêng 131 phiếu thuộc ba tỉnh Hà Nội, Huế, thành phố Hồ Chí Minh cho thấy:
1. Nhận thức.
- Các giáo viên đã nhận thức được mục đích của việc giáo dục môi trường trong nhà trường là giáo dục cho học sinh cả về mặt kiến thức, thái độ và hành vi. Tỉ lệ này chiếm tới 73,28%. Tuy vậy, vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ giáo viên cho rằng: mục đích của giáo dục môi trường chỉ là cung cấp các kiến thức (37,04%).
- Phần lớn các giáo viên địa lí cũng đã nhận thức đƣợc rằng: phải giáo dục môi trường qua các môn học (93,13%) và qua các con đường khác (tỉ lệ xấp xỉ 40%) như qua tổ chức Đoàn, Đội, ti vi, báo chí, phim ảnh.... Điều phấn khởi là đa số giáo viên địa lí đều cho rằng: môn địa lí
44
có nhiều khả năng giáo dục môi trường cho học sinh, bởi nội dung môn học có liên quan nhiều đến môi trường. Tỉ lệ này chiếm tới 89,31% số phiếu được hỏi.
Chính vì nhận thức đƣợc ƣu thế của môn địa lí trong lĩnh vực giáo dục môi trường, nên ý kiến của các giáo viên địa lí đều thống nhất ở chỗ: nếu chú ý đến việc giáo dục môi trường cho học sinh, thì chẳng những có tác dụng mở rộng kiến thức địa lí cho các em (80,15%) mà còn củng cố đƣợc những kiến thức địa lí đã học (44,27%), giáo dục được lòng yêu nước (45,80%), định hướng nghề nghiệp cho học sinh (14,50%), giúp học sinh trong lao động sản xuất (13,79%). Ngoài ra, còn tạo đƣợc sự chuyển biến về nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh phổ thông cơ sở đối với môi trường và bảo vệ môi trường.
Qua điều tra, cho thấy: nếu giáo viên chú ý giáo dục môi trường cho học sinh thì trước hết, các em sẽ quan tâm hơn đến những thông tin về môi trường, sau đó tỏ ra bất bình với những hành động làm tổn hại đến môi trường và có hành vi bảo vệ môi trường như: tham gia làm vệ sinh trường, lớp v.v...
45
Bảng 5. Kết quả điều tra về tác dụng của việc chú ý của giáo viên đến giáo dục môi trường (GDMT) cho học sinh trong nhà trường phổ thông
Các ý kiến về thái độ và hành vi Số ý kiến tán thành (%)
1. Học sinh có hứng thú học tập hơn 46,56
2. Học sinh có quan tâm đến những thông tin về môi trường 70,23 3. Học sinh tỏ ra bất bình với những hành động phá hoại môi trường 56,49
4. Học sinh không vứt rác bừa bãi 33,59
5. Học sinh chú ý chăm sóc cây 31,30
6. Học sinh có tham gia làm vệ sinh trường lớp 50,38 7. Học sinh có ý thức bảo vệ các công trình văn hoá 26,72 8. Học sinh có ý thức bảo vệ các di tích lịch sử 28,24
46 2. Về thái độ:
Chúng tôi đã tìm hiểu thái độ của giáo viên địa lí đối với vấn đề giáo dục môi trường qua bộ môn.
Bảng 6. Thái độ của giáo viên địa lí đối với việc giáo dục môi trường
Mức thái độ (%) Các ý kiến
Đồng ý Phân vân Phản đối
. Giáo dục môi trường (GDMT) chỉ là nhiệm vụ của một số môn học có liên quan đến môi trường
32,82 12,21 38,17
. Thời gian dành cho môn địa lí rất hạn hẹp không thuận lợi cho việc giáo dục môi trường
21,37 9,16 38,17
. Bảo vệ môi trường là hành vi đạo đức của mỗi học sinh
86,26 1,53 0
. Giáo dục môi trường chỉ cần tiến hành ở trong lớp học là đủ
0,76 4,58 61,83
. Giáo viên luôn luôn phải là những người gương mẫu trong cộng đồng về bảo vệ môi trường
78,63 0,76 2,29
47
Kết quả thăm dò trên cho thấy: tỉ lệ giáo viên phản đối ý kiến cho rằng GDMT là nhiệm vụ của một số môn học có liên quan đến môi trường cao hơn tỉ lệ giáo viên không đồng ý với ý kiến trên (38,17%) ý kiến phản đối và 32,82% ý kiến đồng ý).
Tỉ lệ các giáo viên phản đối nhận định: "Thời gian biểu của môn địa lí rất hạn hẹp nên không thể giáo dục môi trường được" cao hơn ý kiến đồng ý với nhận định trên. Rõ ràng là, các giáo viên địa lí đã nhận thức đƣợc: có thể tiến hành giáo dục môi trường qua bộ môn và nếu chú ý giáo dục môi trường cho học sinh thì sẽ đưa lại những thay đổi về kiến thức, thái độ và hành vi bảo vệ môi trường cho học sinh.
Điều đáng quan tâm là phần lớn các giáo viên đều đồng ý với ý kiến cho rằng:
giáo viên luôn luôn phải là những người gương mẫu trong cộng đồng về bảo vệ môi trường (số ý kiến đồng ý với nhận định này chiếm tới 78,63%.
3. Hoạt động giáo dục môi trường của giáo viên địa lí ở trường phổ thông cơ sở Thực tiễn và kết quả điều tra hoạt động giáo dục môi trường của giáo viên địa lí trường phổ thông cơ sở cho thấy:
- Phần lớn các giáo viên mới chỉ chú ý đến các hoạt động giáo dục trên lớp nhƣ:
khuyến khích học sinh tham gia bài giảng (54,02%); liên hệ với thực tế môi trường
48
địa phương (53,14%); bổ sung các tài liệu về môi trường trong quá trình dạy học (32,82%).
Các biện pháp giáo dục khác nhƣ cho học sinh thảo luận theo lớp, theo nhóm về các vấn đề môi trường của thế giới, đất nước và địa phương còn chưa được chú ý.
- Đối với các hoạt động giảng dạy và giáo dục ngoài lớp nhƣ: dạy học ngoài lớp, tổ chức tìm hiểu môi trường địa phương, tham quan các danh lam thắng cảnh còn ít đƣợc tổ chức.
Trong quá trình giảng dạy, các phương tiện giáo dục môi trường được sử dụng thường xuyên gồm có sách; 58,02%; bản đồ: 48,85%; ảnh: 39,69%; báo: 27,48%; sơ đồ: 30,53%; bảng số liệu: 29,19%. Các giáo viên cũng chƣa sử dụng rộng rãi các phương tiện nghe nhìn như phim xi nê, phim đèn chiếu, băng hình video; ngay ở thành phố Hồ Chí Minh, những trường có sử dụng phương tiện nghe nhìn trong giáo dục môi trường cũng chỉ chiếu tỉ lệ rất nhỏ. Cụ thể: việc sử dụng phim đèn chiếu và băng hình video có nội dung giáo dục môi trường trong giảng dạy chỉ chiếm 2,17% số giáo viên và 6,52% số ý kiến đƣợc hỏi.
Sở dĩ hoạt động giáo dục môi trường còn nghèo nàn là do giáo viên chưa được đào tạo, huấn luyện về nội dung, phương pháp giáo dục môi trường nói chung, qua bộ môn nói riêng. Các tài liệu hướng dẫn "Giáo dục môi trường trong nhà trường" còn quá ít ỏi: 55,73% số giáo viên đƣợc hỏi ý kiến của 3 thành phố Hà Nội, Huế, thành phố Hồ
49
Chí Minh đều chưa được dự lớp tập huấn, đào tạo về giáo dục môi trường. Các nội dung giáo dục môi trường cũng chỉ được đề cập tới trong một số đợt bồi dưỡng tập trung, huấn luyện về cải cách giáo dục, thay sách do phòng giáo dục tổ chức: 31,30%;
do trường đại học và cao đẳng sư phạm tổ chức: 6,11%, do tổ chức quốc tế tổ chức:
1,53%. Đó cũng là nguyên nhân chủ yếu giải thích vì sao giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông cơ sở của chúng ta chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn.