Các điều kiện cơ bản đảm bảo việc thực hiện các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua bộ môn địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam 107 CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý: Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam (Trang 108 - 115)

Theo phương pháp phân tích hệ thống, nhằm giáo dục môi trường cho học sinh phải chú ý đến các điều kiện chủ quan và khách quan.

Thuộc về các điều kiện chủ quan gồm có nội dung, chương trình môn học, sách giáo khoa bộ môn, phương pháp dạy học và điều kiện nhà trường.

Thuộc về các điều kiện khách quan có gia đình và xã hội.

Có thể biểu thị các yếu tố tác động đến việc thực hiện các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục theo sơ đồ: (trang sau)

1. Điều kiện chủ quan

a) Nội dung và chương trình môn học

Nội dung giáo dục môi trường được thể hiện trong chương trình, sách giáo khoa bộ môn. Vì thế, muốn phát huy vai trò chủ động của học sinh, phải hướng dẫn học sinh học tập theo hướng lấy "học sinh làm trung tâm". Muốn vậy, sách giáo khoa phải có nhiều hình ảnh, cách viết của sách giáo khoa phải tạo điều kiện để giáo viên có thể khai thác nguồn tri thức giáo dục môi trường trong đó.

108

Sơ đồ 5: Các điều kiện thực hiện các hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục môi trường

Để giáo dục cho học sinh kỹ năng bảo vệ môi trường , phải tăng cường các bài tập thực hành trong và ngoài lớp. Phải tiếp xúc thường xuyên với thiên nhiên là điều kiện tối cần thiết để giáo dục môi trường cho học sinh. Vì lẽ đó, chương trình cần sắp xếp một cách hợp lí thời gian biểu trên và ngoài lớp. Đó là việc bố trí các tiết thực hành, quan tâm, tìm hiểu môi trường địa phương.

b. Phương pháp dạy học (bao gồm phương pháp dạy của giáo viên và phương pháp học của học sinh).

Trong quá trình giáo dục, giáo viên đóng vai chủ đạo. Giáo viên là người tổ chức, điều khiển, lãnh đạo quá trình hình thành ý thức, nhân cách của học sinh. Vì

Hiệu quả giáo dục môi trường

Điều kiện chủ quan Điều kiện khách quan

Chương trình

Sách giao khoa

Phương pháp dạy

học

Điều kiện nhà trường

Gia đình

Xã hội

109

thế cần chú ý tới phương pháp dạy của giáo viên. Nghị quyết IV của Ban chấp hành trung ương khóa VIII - 1993 đã nêu rõ: "Đổi mới phương pháp dạy và học ở tất cả các cấp học, bậc học, kết hợp tốt học với hành... gắn liền nhà trường với xã hội. Áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề". Để làm đƣợc điều đó, giáo viên phải đƣợc bồi dƣỡng về trình độ chuyên môn, phương pháp giáo dục môi trường, phải nhiệt tình và có hứng thú với nghề nghiệp.

Đối với học sinh: sản phẩm của quá trình giáo dục môi trường là sự chuyển biến trong kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi của học sinh về bảo vệ môi trường. Để đạt đƣợc sự chuyển biến đó, ngoài sự giúp đỡ của giáo viên, bản thân học sinh phải vận động tích cực, có ý thức rèn luyện kỹ năng, ý thức đƣợc hành vi của mình trong quan hệ đối với môi trường xung quanh.

c. Nhà trường.

Nhà trường chiếm được một vị trí quan trọng trong việc xúc tiến quá trình giáo dục môi trường. Vai trò của nhà trường được hiểu với hai nghĩa:

c.1. Cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường

Để thực hiện các hoạt động giáo dục về môi trường, tốt nhất là nhà trường phải có phòng địa lí, ở đó bố trí những trang thiết bị cần thiết nhƣ: Bản đồ, tranh ảnh, biểu đồ có nội dung giáo dục môi trường, mẫu vật của môi trường

110

tự nhiên, các phương tiện nghe nhìn (đối với các trường có điều kiện), phòng thí nghiệm để phân tích các mẫu nước, mẫu đất v.v...

Ngoài các phương tiện, thiết bị trên, các trường cần có vườn địa lí, trong vườn bố trí thiết bị quan sát thời tiết, vườn sinh vật để theo dõi các pha hậu của thực vật nhằm giúp học sinh thấy được mối liên hệ giữa các yếu tố của môi trường tự nhiên như giữa sự thay đổi của thời tiết, khí hậu đối với sự sinh trưởng và phát triển của thực vật.

Kinh phí của nhà trường có thể coi là phương tiện quan trọng để tổ chức các cuộc tham quan, dã ngoại cho học sinh nhằm tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, các khu bảo vệ tự nhiên ở địa phương và những nơi mà địa phương không có.

c.2. Sự liên kết của giáo viên các bộ môn, sự phối hợp của các tổ chức Đoàn, Đội, sự ủng hộ của Ban giám hiệu nhà trường và các giáo viên chủ nhiệm.

Mỗi bộ môn có thế mạnh riêng của mình trong việc giáo dục môi trường. Sự liên kết giữa môn địa lí và các môn học khác nhƣ sinh vật, hóa học sẽ giúp học sinh có được hệ thống kiến thức tương đối hoàn chỉnh về tính thống nhất của môi trường tự nhiên, tác động tương hỗ giữa môi trường và con người. Vì thế, trong quá trình giáo dục, cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ môn trong các hoạt động giảng dạy trên lớp cũng nhƣ qua

111

hoạt động ngoại khóa, các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường của học sinh.

Tổ chức Đoàn, Đội giữ một vai trò quan trọng trong quá trình giáo dục ở nhà trường, đặc biệt trong các hoạt động ngoại khóa, hoạt động bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương.

Các chi đội, các đội viên thiếu niên tiền phong, các đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh là những hạt nhân tích cực trong phong trào tham gia vệ sinh môi trường, chăm sóc và giữ gìn, cải thiện môi trường.

Vì lẽ đó, muốn giáo dục có kết quả, giáo viên địa lí cần phối hợp với các tổ chức Đoàn, Đội trong nhà trường. Ban giám hiệu nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm cũng là những nhân tố tích cực tạo điều kiện cho việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục môi trường qua bộ môn thông qua việc quản lí, giám sát, ủng hộ các kế hoạch giáo dục của giáo viên bộ môn.

2. Điều kiện khách quan.

Muốn giáo dục môi trường cho học sinh, ngoài điều kiện chủ quan, cần phải chú ý đến các điều kiện khách quan. Đó là gia đình và xã hội. Các yếu tố này liên kết chặt chẽ với nhau và đều nhằm mục tiêu: giáo dục cho học sinh ý thức, hành vi cƣ xử đúng đắn đối với môi trường.

a) Gia đình.

Ý thức bảo vệ môi trường được bắt đầu từ gia đình và hàng xóm xung quanh. Ở đó bố mẹ, những người lớn tuổi

112

là tấm gương cho học sinh học tập. Những tập quán, thói quen tốt, xấu trong việc cư xử với môi trường diễn ra hàng ngày tác động không nhỏ đến ý thức hành vi của các em.

Việc nghiên cứu của các nhà tâm lí đã chỉ ra: Thiếu niên cũng còn hay bắt chước. Vì vậy, một trong những điều kiện giáo dục môi trường cho các em là những người lớn trong gia đình phải làm gương cho trẻ em trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

b) Xã hội.

"Ý thức cá nhân có liên hệ mật thiết với ý thức xã hội, với quan hệ xã hội. Ý thức cá nhân không thể phát triển ngoài các mối quan hệ xã hội" (37).

Thật vậy, các tri thức về môi trường hàng ngày đến với học sinh bằng nhiều con đường nhờ những phương tiện thông tin đại chúng. Điều đó giúp học sinh mở rộng kiến thức môi trường học trong nhà trường. Tuy nhiên, hiện nay ý thức bảo vệ môi trường chưa trở thành tập quán, thói quen của mọi người trong cộng đồng. Việc phá rừng làm rẫy, việc thải các chất sinh hoạt, các chất thải của công nghiệp chƣa đƣợc xử lí ra ao, hồ, kênh mương, sông ngòi chưa bị nghiêm cấm, phê phán hoặc xử phạt thì chưa thể nói đến việc giáo dục cho học sinh trong nhà trường ý thức bảo vệ môi trường. Vì thế, việc thực hiện đúng luật bảo vệ môi trường của mọi người trong cộng đồng là điều kiện để nhà trường giáo dục môi trường một cách có hiệu quả.

Sự kết hợp giữa nhà trường với các cơ quan hữu trách

113

về môi trường tạo điều kiện cho học sinh tham gia vào các hoạt động công ích ở địa phương như theo dõi, bảo vệ tự nhiên, thu thập các số liệu về thực trạng môi trường ở địa phương v.v...

Sự giúp đỡ của các chuyên gia, các nhà khoa học môi trường trong việc báo cáo, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật về bảo vệ môi trường là cần thiết. Đây cũng là những điều kiện để giáo viên bộ môn hoàn thành nhiệm vụ giáo dục của mình.

114 CHƯƠNG III

THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý: Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam (Trang 108 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)