III. Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam
4. Hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục hành vi, thói quen bảo vệ môi trường cho học sinh
Mục tiêu cuối cùng của giáo dục môi trường trong nhà
102
trường là phải tạo cho học sinh phổ thông có được những hành vi bảo vệ môi trường.
"Hành vi là những hành động mà qua đó con người biểu thị thái độ tốt hay xấu đối với những quy tắc, những mục đích mà tập thể hay xã hội thừa nhận" (23).
Thực tế cho thấy, học sinh phổ thông cơ sở vẫn còn có những hành vi tiêu cực đối với môi trường. Kết quả điều tra của chúng tôi về thực trạng nhà trường phổ thông cơ sở qua 131 ý kiến của giáo viên các tỉnh Hà Nội, Huế, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết:
- Trồng cây nhƣng không chăm sóc: chiếm 13,74% ý kiến đƣợc hỏi.
- Học sinh còn trèo cây, bẻ cây: chiếm 8,40%.
Nhận xét của chúng tôi về hành vi bảo vệ môi trường của học sinh phổ thông cơ sở cũng phù hợp với kết quả điều tra trên 500 học sinh ở các tỉnh Hà Nội, Thanh Hóa, Huế, thành phố Hồ Chí Minh của GS TS Phạm Đình Thái. Theo kết quả điều tra của ông năm học 1992 - 1993 thì trong số học sinh đƣợc hỏi ý kiến có 17,45% thỉnh thoảng vẫn trèo cây, bẻ cây, hái hoa nơi công cộng.
- 56,60% thỉnh thoảng tham gia chăm sóc cây ở vườn trường. Số còn lại đã thường xuyên hoặc không tham gia vào việc làm trên.
- Cũng còn 30,29% số học sinh thỉnh thoảng và 21,93% thường xuyên khạc nhổ ra sân trường.
- 52,41% số học sinh đƣợc hỏi cho biết đã tham gia diệt
103
các loài vật có hại. Số còn lại 36,68% đã thỉnh thoảng và 6,9% không bao giờ làm việc đó.
- Trong số học sinh được hỏi có 79,87% không bao giờ vứt rác ra đường và xác vật chết xuống hồ ao. Trong số đó số học sinh thành phố làm tốt hơn (89,91%) (Điều đó cũng dễ hiểu vì hiện nay thành phố ao còn rất ít do bị lấp đi để xây dựng) học sinh nông thôn (81,25%) và học sinh miền núi (65,90%). Ngoài ra còn có 16,77% thỉnh thoảng và 1,46% thường xuyên làm như vậy.
Nhƣ vậy, song song với việc giáo dục các mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ, phải giáo dục hành vi bảo vệ môi trường cho học sinh. Hành vi đó được biểu hiện, trước hết là chăm sóc và bảo vệ môi trường nhà trường, sau đó là các hoạt động công ích về bảo vệ môi trường ở địa phương.
Tuy nhiên, chỉ hình thành hành vi thì chƣa đủ mà cần phải hình thành thói quen về bảo vệ môi trường. Nhà giáo dục nổi tiếng của Liên xô (cũ) A.X Macarencô đã viết:
"Giáo dục đạo đức mà không hình thành thói quen thì cũng giống nhƣ xây dựng một tòa lâu đài trên cát". Vậy thói quen là gì? Đó là loại hành động tự động hóa đã trở thành nhu cầu của con người.
Vì thế, giáo dục môi trường là phải giáo dục cho học sinh thói quen, sao cho bảo vệ môi trường không phải là hành động bắt buộc mà nó phải trở thành nhu cầu của mỗi học sinh. Điều đó thật không dễ dàng!
Việc hình thành thói quen đƣợc thực hiện bằng nhiều
104
con đường khác nhau nhưng con đường giáo dục và tự giáo dục các thói quen một cách có mục đích là con đường chủ yếu để hình thành các thói quen tốt. Trong số các thói quen tốt đó, có thể kể đến thói quen bảo vệ môi trường.
Các công trình nghiên cứu của các nhà tâm lí đã chỉ ra rằng (4, 23, 37): Muốn giáo dục các thói quen tốt có kết quả, cần chú ý các điều kiện cơ bản sau đây:
1. Phải làm cho học sinh tin tưởng vào sự cần thiết phải có những thói quen ấy.
2. Tổ chức những điều kiện khách quan thúc đẩy sự hình thành những thói quen nhất định trong thực tế.
3. Phải có sự tự kiểm soát của học sinh đối với sự thực hiện nghiêm chỉnh các hành động cần phải chuyển thành thói quen.
4. Đấu tranh tích cực với các thói quen xấu, có hại có thể nảy sinh ở học sinh một cách tự phát hay do bắt chước người khác.
5. Củng cố những thói quen tốt đang hình thành bằng những xúc cảm dương tính ở học sinh qua khích lệ khuyến khích, động viên v.v... của nhà giáo.
Các công trình nghiên cứu về tâm lí học cũng có thấy: sự hình thành niềm tin chân chính sẽ là vô nghĩa nếu không gắn liền với việc nắm vững một hệ thống tri thức nhất định. Đó là các tri thức về môi trường, mối quan hệ qua lại giữa môi trường và con người, sự cần thiết phải bảo vệ môi trường.
105
Ví dụ: trong quá trình giảng dạy phải giúp học sinh lĩnh hội đƣợc các tri thức trên và biết vận dụng các tri thức đó vào thực tế bảo vệ môi trường.
Tri thức là phương tiện để đạt được những mục đích giáo dục. Tuy nhiên, để tri thức chuyển hóa thành hành động phải tạo điều kiện khách quan thúc đẩy sự hình thành những hành vi và thói quen đó. Đó là việc tổ chức các hoạt động của học sinh thường xuyên bảo vệ môi trường như tổ chức trồng và chăm sóc cây, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và cải tạo đất, làm công tác vệ sinh ở nhà trường, gia đình và địa phương.
Đã là thói quen thì hoạt động phải được tiến hành thường xuyên ở mọi nơi, mọi lúc. Điều đó có nghĩa việc tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhà trường, địa phương phải là hoạt động tự giác, không khiên cưỡng. Muốn vậy, trong quá trình giáo dục phải kích thích (hay duy trì) khát vọng tự bồi dƣỡng của học sinh những nét nhân cách tốt và khắc phục những mặt xấu trong hành vi của mình.
Nhằm giúp cho học sinh biết đấu tranh với những thói quen xấu, trong quá trình giáo dục cần phân tích cho học sinh những thói quen, tập quán tốt trong hoạt động sản xuất của nhân dân địa phương như ủ phân, cày bừa kĩ, phơi ải đất, cho học sinh biết phê phán tập quán xấu như bón phân tươi, bón phân hóa học quá liều lượng, phun thuốc trừ sâu vào thời gian quả chín, canh tác trên sườn dốc, chặt phá rừng bừa bãi. Điều cơ bản là cần phân tích cho
106
học sinh thấy những thói quen tốt, xấu đang diễn ra hàng ngày nhƣ đổ rác bừa bãi, chặt phá, trèo cây, bẻ cây.... Việc phân tích trên giúp học sinh nhận biết, đánh giá hoạt động bảo vệ môi trường của nhân dân địa phương và điều chỉnh hành vi của mình.
Để đấu tranh với các thói quen xấu, phải dùng dƣ luận của tập thể học sinh.
Việc làm đó giúp các cá nhân học sinh nhận thấy khuyết điểm của mình. Các đội "tuần tra xanh" nhóm "các bạn nhỏ yêu môi trường" có thể nhắc nhở, xử phạt các học sinh có hành vi tiêu cực đối với môi trường.
Khi giáo dục hành vi và thói quen cho học sinh, tất nhiên không thể hy vọng các em có ngay đƣợc hành vi đúng đắn trong mọi điều kiện, hoàn cảnh. Vì vậy, để điều chỉnh và củng cố các thói quen tốt về bảo vệ môi trường của học sinh cần khuyến khích bằng lời khen, thông báo trong các buổi tập trung toàn trường, nhận xét của tổ chức Đoàn, Đội. Viết thư cho cha mẹ học sinh. Sự động viên của bạn bè, người lớn gây cho học sinh những cảm xúc tốt, tình cảm vui sướng hài lòng về những hành động đã thực hiện, kích thích lòng mong muốn tiếp tục hành động nhƣ vậy.
Nhƣ vậy, việc giáo dục hành vi, thói quen không chỉ là nhiệm vụ của riêng môn học nào mà là của nhiều môn học, trong đó có môn địa lí. Các hành vi đƣợc hình thành gắn liền với kỹ năng nghiên cứu và bảo vệ môi trường qua môn địa lí.
Việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường ban đầu có thể do nhà trường tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc làm
107
của học sinh: Ở mức độ cao học sinh chủ động hoàn toàn. Nếu hoạt động độc lập của học sinh được lặp đi lặp lại nhiều lần, có nghĩa là thói quen bảo vệ môi trường đã được hình thành.