Các hình thức tổ chức và phương pháp rèn luyện kỹ năng

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý: Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam (Trang 86 - 91)

III. Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam

2. Các hình thức tổ chức và phương pháp rèn luyện kỹ năng

Theo tâm lí học, kỹ năng, kỹ xảo, nói chung là phương thức thực hiện một hành động nào đó thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động. Kỹ năng, kỹ xảo thực chất là những hoạt động thực tiễn mà học sinh hoàn thành một cách có ý thức trên cơ sở những kiến thức mà họ đã có.

Như vậy, muốn có kỹ năng, kỹ xảo trước hết học sinh phải có kiến thức và biết vận dụng nó vào thực tiễn.

86

a. Việc rèn luyện các kỹ năng chủ yếu thông qua các bài tập thực hành.

Trong số các bài tập thực hành có nội dung giáo dục môi trường trong môn địa lí ở trường phổ thông cơ sở chúng tôi cho rằng: Các bài tập thực hành như sau tầm (tranh ảnh, mẫu vật tự nhiên, các câu ca dao tục ngữ về kinh nghiệm cải tạo tự nhiên) chủ yếu là rèn luyện kỹ năng học tập, còn các bài tập nhƣ tìm hiểu, điều tra thực trạng môi trường địa phương, biết đánh giá, nhận xét, phê phán trạng thái của môi trường xung quanh là các bài tập rèn luyện kỹ năng nghiên cứu vì chúng yêu cầu học sinh phải biết vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn. Ở cấp độ cao hơn kỹ năng nghiên cứu là các kỹ năng tham gia các hoạt động thực tiễn về bảo vệ môi trường. Giữa hai nhóm bài tập rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và kỹ năng tham gia các hoạt động thực tiễn có liên quan với nhau. Sau khi học sinh đã điều tra thực tế môi trường địa phương, có thể tiến hành các hoạt động tham gia bảo vệ môi trường như tìm hiểu nguồn nước địa phương, tổ chức nạo vét bùn, trồng cây hai bên bờ sông, dọn sạch rác rưởi ở bờ sông, bờ hồ, giếng đào....

Thực tế phổ thông cho thấy: Giáo viên mới thiên về việc cho học sinh sưu tầm tài liệu phục vụ cho học tập, việc tổ chức cho học sinh tìm hiểu môi trường địa phương còn ít: Chỉ có 12,98% số ý kiến được hỏi cho rằng: đã thường xuyên tổ chức việc làm này; 36,64% nói đã thỉnh thoảng tổ chức (điều tra ý kiến giáo viên 3 thành phố Hà Nội,

87 Huế, TP Hồ Chí Minh).

Sở dĩ các giáo viên ít tổ chức cho học sinh tiến hành các bài tập thực hành tìm hiểu môi trường địa phương cũng như tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường vì họ ngại tổ chức.

Các thực nghiệm của chúng tôi cho thấy: Nếu giáo viên lập đề cương, hướng dẫn học sinh tiến trình thực hiện, giao nhiệm vụ và tổ chức chu đáo thì học sinh có thể làm tốt các bài tập tìm hiểu môi trường địa phương.

Phương pháp rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường là phương pháp hướng dẫn theo mẫu. Giáo viên có thể đề ra các bài tập thực hành, yêu cầu học sinh thực hiện công việc một cách sáng tạo.

Các thiết bị dành cho việc thực hiện các bài tập thực hành tìm hiểu, điều tra môi trường là các thiết bị đơn giản, hầu như trường nào cũng có. Đó là thước mét, kính hiển vi, các bộ tiêu bản, giấy quỳ v.v...

Thời gian để tiến hành các bài tập thực hành chủ yếu là ngoài thời gian biểu trên lớp. Tuy nhiên, cũng có thể kết hợp với hoạt động khảo sát địa phương vào cuối năm học.

Trong điều kiện thực tế của nhà trường phổ thông cơ sở, của giáo viên và học sinh hiện nay thì: việc tăng cường rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu, việc cho học sinh tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhà trường

88 và địa phương là có thể thực hiện được.

Các bài tập thực hành cần đƣợc nâng cao dần từ lớp này qua lớp khác. Ví dụ:

Đối với học sinh lớp 6, ngay từ đầu năm học, cần hướng dẫn học sinh quan sát thời tiết nhƣ quan sát các hiện tƣợng khí quyển (lƣợng mây che phủ bầu trời, đo nhiệt độ không khí ở sân trường, quan sát hướng gió, đo lượng mưa), quan sát sự thay đổi của các pha vật hậu theo thời tiết như quan sát thời gian cây bàng ở sân trường đâm chồi nảy lộc, rụng lá: quan sát cây xoan, cây lựu ở nhà...

Khi học chương "Lớp nước trên trái đất", có thể cho học sinh tìm hiểu:

- Vai trò của nguồn nước đối với hoạt động sản xuất và đời sống, sinh hoạt của nhân dân địa phương.

- Tìm hiểu thực trạng nguồn nước của địa phương (trong sạch hay bị nhiễm bẩn).

- Đề xuất hoặc tham gia vào các hoạt động giữ gìn nguồn nước trong, sạch.

Đối với học sinh lớp 9, sau khi đã có một lƣợng kiến thức nhất định, có những kỹ năng thực hành từ lớp trước thì việc tìm hiểu, điều tra mang tính chất tổng hợp, đa dạng hơn. Thời gian tiến hành các bài tập tìm hiểu môi trường địa phương có thể kết hợp với chương "Địa lí địa phương". Có thể phân chia mỗi nhóm (tổ học tập) thực hiện một đề tài. Ví dụ:

- Tìm hiểu nguồn nước ở địa phương.

89

- Tìm hiểu việc sử dụng phân chuồng và các loại phân hóa học đang sử dụng ở địa phương.

- Tìm hiểu các biện pháp cải tạo đất đang tiến hành ở địa phương.

- Tìm hiểu tình hình đổ rác trong khu tập thể, ảnh hưởng của nó đến môi trường xung quanh và việc xử lí rác thải đó.

- Tìm hiểu việc xử lí chất thải của nhà máy, xí nghiệp ở địa phương. Thử đề xuất biện pháp xử lí chất thải đó.

- Tìm hiểu việc trồng cây của xã (phường) trong 5 năm gần nhất.

Để tiến hành các bài tập tìm hiểu môi trường địa phương có kết quả, trong khi hướng dẫn (làm mẫu), giáo viên phải hướng dẫn học sinh phương pháp quan sát trực tiếp ngoài thực địa, kết hợp với phương pháp tìm hiểu, điều tra nhân dân địa phương, phương pháp làm thí nghiệm.

b) Thí nghiệm có thể đƣợc coi là một trong những dạng bài tập thực hành.

Các thí nghiệm thường gắn liền với các bài tập tìm hiểu môi trường địa phương.

Thí dụ: Khi tìm hiểu nguồn nước địa phương, nếu muốn biết độ trong sạch của nước, có thể tiến hành các thí nghiệm:

- Cho học sinh múc nước ở các nguồn nước khác nhau, để nước yên tĩnh khoảng 2 giờ. Sau đó quan sát các chất bẩn lắng xuống đáy bình.

- Cho học sinh quan sát giọt nước dưới kính hiển vi từ

90

các mẫu nước khác nhau. Tìm bất kỳ loại tảo nào, cơ thể hữu cơ nhỏ nào có trong giọt nước đó.

- Tìm độ pH của các mẫu nước khác nhau (giếng, sông, suối, hồ, ao) với giầy qùi tím. Giấy qùi sẽ biến thành màu đỏ trong nước a xít, trở thành màu xanh trong nước kiềm, không đổi màu trong nước trung tính.

c) Giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường thông qua các cuộc tham quan thực tế.

Thuộc về loại này có các cuộc tham quan (nhƣ tham quan các biện pháp cải tạo đất của nhân dân địa phương, cho học sinh tìm hiểu và thảo luận với nông dân về các vấn đề sử dụng phân bón, tưới tiêu, diệt trừ cỏ dại, tham quan việc xử lí rác thải của thành phố).

d) Giáo dục kỹ năng bảo vệ môi trường qua hoạt động ngoại khóa.

Qua hoạt động ngoại khóa, có thể mời các kỹ thuật viên hướng dẫn cách trồng, chăm sóc cây, cách bảo quản phân hóa học, cách nhận biết và xử lí nước bẩn, cách chống xói mòn trên sườn dốc.

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý: Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam (Trang 86 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)