Nội dung thực nghiệm cụ thể

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý: Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam (Trang 119 - 152)

- Thực nghiệm trang bị kiến thức 1. Mục đích thực nghiệm.

Thực nghiệm nhằm xác định hiệu quả của hình thức và phương pháp giáo dục kết hợp giữa trên lớp và ngoài lớp để hình thành kiến thức về bảo vệ môi trường cho học sinh.

119 2. Đối tƣợng thực nghiệm: Học sinh lớp 6 3. Nội dung thực nghiệm:

- Cung cấp cho học sinh các kiến thức về tính chất đặc điểm của đất trồng, các biện pháp sử dụng, cải tạo, bồi dưỡng đất trồng qua chương "Lớp đất trồng" (Địa lí 6).

Sơ đồ 7: Sơ đồ chương "Lớp đất trồng"

4. Tiến trình thực nghiệm bài học.

a) Hướng dẫn học sinh quan sát qua phương tiện trực quan (nếu giảng lý thuyết trên lớp) hoặc quan sát thực địa (nếu giảng lí thuyết ngoài lớp).

Lớp đất trồng

Bài 1

Lớp đất trồng và độ phì đất

Lớp đất trồng

Độ phì đất

Bài 2

Các quá trình làm thay đổi đất trồng

Xói mòn

Tích mùn

Rửa trôi

Bài 3

Việc sử dụng, bảo vệ, cải tạo và bồi

dƣỡng đất trồng

Việc sử dụng, bảo vệ,

cải tạo đất

Các biện pháp cải tạo, bồi dƣỡng đất trồng

120 b) Yêu cầu học sinh rút ra nhận xét, kết luận.

c) Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên khái quát và rút ra những kiến thức cần lĩnh hội.

d) Cho học sinh làm bài tập và bài thực hành ở nhà để củng cố và vận dụng những kiến thức đã học.

Dạy bài 1: Lớp đất trồng và độ phì đất:

1. Mục đích của bài: Giúp cho học sinh nắm đƣợc các khái niệm "Lớp đất trồng", "độ phì đất".

2. Tiến trình thực hiện:

- Chúng tôi đã tiến hành dạy bài này theo hình thức dạy ngoài lớp.

- Phương pháp dạy: Chúng tôi đã tiến hành bài giảng theo con đường quy nạp;

nghĩa là: cho học sinh quan sát các dấu hiệu đơn lẻ ngoài thực địa, phân tích, so sánh chúng rồi rút ra dấu hiệu bản chất  khái quát hóa, nêu lên định nghĩa của khái niệm

 vận dụng khái niệm vào thực tiễn.

Theo quy trình đó, để hình thành khái niệm "Lớp đất trồng", giáo viên cho học sinh:

- Quan sát thành con mương mới đào ngay cổng trường phổ thông cơ sở Mai Dịch, yêu cầu học sinh xem hình vẽ "Mặt cắt của lớp đất trồng" trong sách giáo khoa và quan sát trực tiếp thành con mương để xác định đâu là lớp đất trồng.

Giáo viên đặt ra một số câu hỏi gợi ý để học sinh giải quyết vấn đề trên:

- Hãy quan sát xem lớp đất ở trên cùng khác với lớp đất, đá dưới ở chỗ nào?

Giáo viên gợi ý tiếp:

121 - Thông qua sự có mặt của rễ cây.

- Màu sắc của đất.

- Độ tơi xốp (giáo viên gợi ý học sinh dùng mũi dao nhọn đam khẽ vào các lớp đất xem độ tơi xốp giữa các lớp đất ra sao?)

Qua quan sát học sinh đã nhận thấy:

- Lớp đất trên mặt có rễ cây ăn xuống, có mùn thực vật - Màu sắc của đất đen hơn lớp đất ở dưới.

- Lớp đất trên tơi xốp, đất dễ rơi hơn lớp đất dưới.

Từ những ý kiến trên, giáo viên khái quát và nêu lên định nghĩa của khái niệm:

"Lớp đất trồng là lớp vật chất mềm, xốp, trên đó thực vật cắm rễ, hút các thức ăn để sinh trưởng".

+ Để hình thành khái niệm "Độ phì đất", giáo viên cho mỗi học sinh cầm một nắm đất, yêu cầu quan sát và nhận xét:

- Đất trồng gồm những thành phần gì?

Giáo viên gợi ý:

- Quan sát màu sắc của đất (đen hay nâu xám) - Bóp vụn nắm đất xem độ tơi xốp của đất

- Cầm nắm đất trong tay có cảm giác khô hay mát?

Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên tổng kết:

Thành phần chủ yếu của đất trồng gồm các hạt khoáng, mùn, nước và không khí.

Giáo viên yêu cầu học sinh nhận xét tiếp:

Đất ở nơi này tốt hay xấu? Dựa vào các dấu hiệu:

122

độ dày tầng mùn, màu sắc của mùn, lượng nước trong đất và độ tơi xốp của đất?

Học sinh phát biểu:

Đất ở nơi này tốt vì tầng mùn dày, màu đen, đất tơi xốp, thoáng khí. Biểu hiện của đất tốt là cỏ mọc rất xanh tốt.

Giáo viên tóm tắt: Đất tốt là đất có độ phì cao, có khả năng tạo điều kiện cho cây trồng phát triển thuận lợi, cho thu hoạch cao.

Đất tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lƣợng mùn, lƣợng không khí, độ tơi xốp.

Tiếp theo, giáo viên đặt vấn đề: Vậy làm thế nào để đất trồng tăng đƣợc độ phì?

Học sinh phát biểu, giáo viên tổng kết:

- Trồng cây, chăm sóc, bảo vệ đất đúng phương pháp thì đất tăng độ phì và ngƣợc lại, khai thác bừa bãi, đất sẽ xấu đi.

+ Để củng cố kiến thức, vận dụng khái niệm vào thực tiễn, giáo viên giao cho học sinh thực hiện bài tập thực hành trong sách giáo khoa.

- Tìm hiểu qua thăm hỏi nhân dân xem: thế nào là đất tốt? Người ta đã làm gì để cho đất tốt?

- Quan sát vách một hố đất đào trên bãi cỏ xem có tầng mùn không? Tầng đó màu gì? Dày hay mỏng?

123

Dạy bài 2: Các quá trình làm thay đổi đất trồng.

1. Mục đích của bài: Cung cấp cho học sinh các khái niệm: Xói mòn, tích mùn, rửa trôi, vấn đề bảo vệ đất (chống các hiện tƣợng xói mòn, rửa trôi).

2. Hình thức tổ chức và phương pháp dạy học:

Dạy trên lớp, sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp với sử dụng tranh ảnh, sơ đồ.

3. Các bước tiến hành.

Trước khi vào bài mới, để định hướng sự chú ý của học sinh, giáo viên mở đầu:

Đất trồng qua nhiều năm khai thác, sử dụng thường bị thay đổi tính chất. Có đất tốt hóa xấu, ngƣợc lại cũng có đất xấu hóa tốt. Vậy những nguyên nhân nào dẫn đến sự biến đổi đó?

Sau đây chúng ta sẽ xem xét một số quá trình thường xảy ra ở nước ta, có ảnh hưởng đến tính chất của đất trồng.

a) Quá trình xói mòn

Giáo viên cho học sinh xem xét một số bức ảnh màu chụp cảnh xói mòn đất và hỏi:

- Có nhận xét gì về màu sắc dòng nước, tốc độ nước chảy?

Sau khi học sinh phát biểu (dòng nước màu đỏ, tốc độ nước chảy mạnh), giáo viên hỏi tiếp:

- Vậy quá trình xói mòn thường xảy ra trong điều kiện nào? Hãy liên hệ xem ở địa phương quá trình xói mòn có thể xảy ra không?

Học sinh phát biểu:

- Xói mòn thường xảy ra ở những nơi mưa nhiều, không

124 có lớp phủ thực vật.

Giáo viên nêu tiếp:

- Vậy kết quả của quá trình xói mòn ra sao?

Học sinh phát biểu: Lớp đất màu bị mất đi.

Giáo viên giới thiệu cho học sinh một số bức ảnh chụp về cảnh đất xấu ở miền đồi núi nước ta rồi kết luận:

Kết quả của quá trình xói mòn là lớp đất màu mỡ trên mặt mất đi, mương xói, khe rãnh phát triển dẫn đến đất xấu đi, không thích hợp cho trồng trọt.

Giáo viên đặt câu hỏi tiếp:

Muốn chống xói mòn người ta phải làm gì? Nêu một số biện pháp mà em biết và giải thích lợi ích của các biện pháp đó.

Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên kết luận: Có nhiều biện pháp chống xói mòn nhƣ:

- Trồng cây theo đường bình độ.

- Phủ xanh đất trống, đồi trọc.

- Không canh tác trên sườn dốc v.v...

b) Quá trình tích mùn, rửa trôi.

Giáo viên dùng phương pháp tương tự: bằng cách câu hỏi gợi ý dẫn dắt để học sinh phát biểu, giáo viên tổng kết.

Kết thúc giờ học, giáo viên ra bài tập về nhà.

Ngoài các bài tập trong sách giáo khoa, đối với các trường trung du như Cao Minh, Xuân Hòa (Mê Linh, Vĩnh Phú) giáo viên ra thêm bài tập: Quan sát quá trình xói mòn, rửa trôi diễn ra ở địa phương và tìm hiểu các biện pháp phòng chống xói mòn ở địa phương.

125

Dạy bài 3. Việc sử dụng, bảo vệ, cải tạo và bồi dƣỡng đất trồng.

1. Mục đích bài giảng

Cho học sinh nắm đƣợc các biện pháp cải tạo và bồi dƣỡng đất trồng của nhân dân ta.

2. Các bước tiến hành

Bài này dạy theo hình thức: Giảng lí thuyết trên lớp kết hợp với việc tổ chức cho học sinh tham quan các biện pháp cải tạo, bồi dƣỡng đất trồng của nhân dân địa phương. Cụ thể, bài được dạy theo các bước:

a) Chuẩn bị: Trước khi dạy bài mới, cho học sinh sưu tầm các tranh ảnh, tài liệu nói về việc sử dụng và cải tạo đất của nhân dân ta. Các tranh ảnh, tài liệu này sẽ đƣợc sử dụng trong quá trình giảng bài mới.

b) Dạy bài mới

b.1. Việc sử dụng, bảo vệ, cải tạo và bồi dƣỡng đất trồng.

Giáo viên đặt câu hỏi

- Vì sao phải sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất trồng?

Học sinh phát biểu, các em đã nêu đƣợc: Đất trồng là tài nguyên thiên nhiên hết sức qúi giá, đặc biệt đối với sản xuất nông nghiệp.

Giáo viên bổ sung và nêu tiếp: Hiện nay, nhiều vùng của nước ta đất trở nên xấu đi do sử dụng đất không đúng phương pháp đã đẩy mạnh quá trình xói mòn, đất bị bạc màu. Sau đó giáo viên đƣa ra sơ đồ để học sinh phân tích, thấy rõ những nguyên nhân làm cho đất của nước ta xấu đi (Sơ đồ 8).

126

Sơ đồ 8: Những nguyên nhân dẫn đến đất của nước ta xấu đi

Kết hợp với sơ đồ trên, giáo viên hướng dẫn học sinh nhận xét các tranh ảnh về việc khai thác, sử dụng không hợp lí đất đai đã dẫn đến đất bị xói mòn, rửa trôi, nghèo chất dinh dƣỡng.

Giáo viên hỏi tiếp:

Vậy cần có những biện pháp nào để cải tạo và bồi dƣỡng đất trồng:

b.2. Các biện pháp cải tạo và bồi dƣỡng đất trồng.

Giáo viên đặt vấn đề.

- Hãy nêu những biện pháp cải tạo và bồi dưỡng đất trồng ở địa phương mà em biết?

Học sinh nêu lên một số biện pháp như: Xếp ải, bón phân hữu cơ, tưới tiêu v.v...

Giáo viên tổng kết: Có nhiều biện pháp cải tạo và bồi dƣỡng đất trồng song có thể tóm tắt theo sơ đồ dưới đây.

Canh tác trên sườn dốc Phá rừng

Đất xấu Sử dụng liều lƣợng

phân hóa học quá mức Khai thác đất quá mức

mà không bồi dƣỡng đất

Chất thải công nghiệp

127

Sơ đồ 9: Các biện pháp cải tạo và bồi dưỡng đất trồng

b.3. Sau khi dạy xong, tổ chức cho học sinh tham quan thực tế địa phương để tìm hiểu các biện pháp cải tạo, bồi dưỡng đất trồng của nhân dân địa phương.

Cụ thể:

- Quan sát các công việc mà nhân dân địa phương đang tiến hành như: cày bừa, đánh luống.

- Yêu cầu học sinh nhận xét xem làm nhƣ vậy đã tốt chƣa?

- Quan sát xem nhân dân trồng những cây gì? Tại sao lại trồng những cây đó?

- Học sinh chƣa trả lời đƣợc, giáo viên gợi ý:

- Tại sao chỗ này người ta cấy lúa, chỗ kia người ta lại trồng màu?

Học sinh trả lời: Nơi trồng lúa địa hình thấp hơn, nơi trồng hoa màu đất cao hơn, thoát nước. Kết thúc tham

Làm đất đúng kỹ thuật tưới tiêu

Các biện pháp cải tạo

và bồi dƣỡng đất trồng Bón phân đúng kỹ thuật, đúng

loại

Chọn giống cây trồng thích hợp.

- Đất tơi xốp - Nâng cao độ phì đất - Phát huy khả năng của từng loại đất

128

quan, giáo viên cho học sinh bài tập về nhà "Tìm hiểu các biện pháp cải tạo đất của nhân dân địa phương".

4. Đánh giá và kết quả thực nghiệm a) Kiểm tra.

Để đánh giá hiệu quả của việc thực nghiệm qua ba bài dạy kết hợp giữa hình thức trên lớp, ngoài lớp, sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, chúng tôi đã tiến hành kiểm tra ở các lớp đối chứng và thực nghiệm theo các chủ điểm: Vai trò của đất trồng, khái niệm "Lớp đất trồng", khái niệm "đất tắt", "đất xấu", các biện pháp sử dụng, bảo vệ và cải tạo đất.

b) Bảng 10. Kế quả thực nghiệm dạy chương "Lớp đất trồng (Địa lí 6)

Loại điểm Lớp đối chứng (92) Lớp thực nghiệm (96)

Trước TH Sau TH Trước TH Sau TH

SL % SL % SL % SL %

9 - 10 8 8,7 15 16,3 10 10,4 39 40,6

7 - 8 32 34,8 53 57,6 36 37,5 42 43,8

5 - 6 45 49 21 22,8 47 49 15 15,6

(dưới 5) 7 7,5 3 3,2 3 3,1 0 0

5. Nhận xét kết quả thực nghiệm

Qua việc thực nghiệm, chúng tôi thấy: Việc thực nghiệm đƣợc tiến hành theo hình thức dạy trên lớp kết hợp với

129

ngoài lớp, sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở kết hợp với tranh ảnh, sơ đồ có tác dụng nâng cao nhận thức của học sinh. Cụ thể:

- Học sinh lớp thực nghiệm đã nắm đƣợc đầy đủ các thuộc tích của khái niệm

"Lớp đất trồng", nắm đƣợc các nguyên nhân làm cho đất xấu đi, các biện pháp cải tạo và bồi dƣỡng đất.

- Việc tổ chức cho học sinh lớp thực nghiệm tham quan thực tế còn giúp cho các em nắm đƣợc một số biện pháp cải tạo đất nhƣ làm đất đúng kỹ thuật, chọn giống cây trồng thích hợp với từng loại đất sẽ cho năng suất cao.

Vì nắm đƣợc các kiến thức trên, nên điểm số của lớp thực nghiệm sau thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng một cách rõ rệt, đặc biệt tỉ lệ học sinh giỏi. Tỉ lệ học sinh có điểm trung bình cũng thấp hơn rất nhiều so với lớp đối chứng. Tỉ lệ học sinh có điểm yếu kém ở lớp thực nghiệm không có.

Bài thực nghiệm số 2.

Thực nghiệm xác định tác dụng của công tác ngoại khóa đối với nhận thức của học sinh về môi trường.

1. Đối tƣợng thực nghiệm

Học sinh nhóm "ngoại khóa môi trường" của trường phổ thông cơ sở Mai Dịch.

Nhóm ngoại khóa gồm 90 học sinh của các khối lớp 6, 7, 8, 9. Công tác ngoại khóa đƣợc tiến hành trong 3 năm học (1990 - 1991, 1991 - 1992, 1992 - 1993). Mỗi năm tổ chức

130

ngoại khóa 2 lần vào học kỳ 1 và học kỳ 2. Hai năm học 90 - 91, 91 - 92 ngoại khóa có sử dụng tranh ảnh, năm học thứ ba (92 - 93) sử dụng băng hình video.

Chúng tôi đã kết hợp với giáo viên địa lí của trường tổ chức "Nhóm ngoại khóa môi trường" với sự tham gia tự nguyện của học sinh ở các khối lớp. Ban tổ chức của nhóm gồm hai giáo viên địa lí và các thành viên do các khối cử lên (mỗi khối một người). Hoạt động của nhóm viết bài: "Tìm hiểu môi trường địa phương", sinh hoạt ngoại khóa (chủ yếu là nghe báo cáo ngoại khóa), tham gia cuộc thi "Thiếu niên và môi trường" do Trung ương Đoàn phát động.

2. Nội dung thực nghiệm

Chủ đề ngoại khóa tập trung vào các vấn đề thực trạng môi trường thế giới, Việt Nam: sự cần thiết phải bảo vệ môi trường. Chủ đề ngoại khóa của các năm khác nhau.

Năm học 90 - 91 tổ chức ngoại khóa về vấn đề:

- Thực trạng môi trường thế giới: Ô nhiễm không khí, nguồn nước, sự hủy diệt các tài nguyên thực, động vật.

Năm học 91 - 92 và 92 - 93 tập trung vào các vấn đề:

- Thực trạng môi trường Việt Nam

- Những nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái và cạn kiệt một số tài nguyên thiên nhiên ở nước ta. Một số phương hướng bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó.

3. Tiến trình thực nghiệm

Chúng tôi đã tiến hành kiến thức nhận thức của học sinh

131

về môi trường trước khi tiến hành báo cáo ngoại khóa để trên cơ sở đó xác định nội dung cần báo cáo.

- Tổ chức nói chuyện ngoại khóa, kết hợp với triển lãm một số tranh ảnh hoặc chiếu băng hình video.

Trước khi báo cáo, nhằm hướng sự chú ý của học sinh vào vấn đề báo cáo, chúng tôi nêu ra một số vấn đề (dưới dạng câu hỏi) định hướng, sau đó giải quyết các câu hỏi. Cụ thể, năm học 1992 - 1993 khi báo cáo về thực trạng môi trường Việt Nam, báo cáo viên đã tiến hành nhƣ sau:

Trước hết, báo cáo viên đặt câu hỏi: Đất nước ta có những nguồn tài nguyên thiên nhiên gì? Chúng có vai trò nhƣ thế nào đối với sự phát triển nền kinh tế của đất nước?

Báo cáo viên trình bày: Việt Nam chúng ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng. Đó là rừng nhiệt đới với nhiều tầng tán: nhiều loại khoáng sản khác nhau, có hơn 3000 km bờ biển, có mạng lưới sông ngòi dày đặc với nguồn thủy, hải sản phong phú.

Những tài nguyên đó tạo điều kiện cho đất nước ta phát triển một nền kinh tế toàn diện.

Giáo viên bật băng video: Hình ảnh cánh rừng nhiệt đới nhiều tầng, nhiều động vật qúi, hiếm sống trong rừng; các khu mỏ khai thác than ở vùng Đông bắc của tổ quốc, quang cảnh kéo lưới với những khoang thuyền đầy ắp cá v.v...

132 Báo cáo viên nêu câu hỏi tiếp:

- Vậy thực trạng việc sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên đó ra sao? Liệu chúng có bị cạn kiệt không?

Báo cáo viên dừng lại một vài phút để học sinh suy nghĩ, sau đó trình bày tiếp:

Hiện nay, một số nguồn tài nguyên của nước ta có nguy cơ suy thoái và cạn kiệt: Diện tích rừng giảm, khoáng sản bị khai thác bừa bãi, đất nông nghiệp ở một số nơi có chiều hướng xấu đi, diện tích đất canh tác bị thu hẹp. Bên cạnh đó, môi trường ở một số đô thị bị ô nhiễm nặng nề.

Kết hợp với hình ảnh trên băng hình video: Cây cối trong rừng bị đốn chặt ngổn ngang, gỗ khai thác chất thành đống để mục, cảnh cháy rừng, cảnh màn trời chiếu đất do lũ lụt gây ra đối với một số địa phương, cảnh các nhà máy nhả ra làn khói đen sì bay vào không trung, cảnh rác rưởi chất thành đống nổi lềnh bềnh hai bên bờ sông.

Báo cáo viên nêu tiếp câu hỏi:

- Vậy cần phải làm gì để sử dụng hợp lí, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường? Để thay đổi không buổi báo cáo, báo cáo viên chỉ định một số học sinh phát biểu.

Sau đó, báo cáo viên tổng kết: Phải có kế hoạch sử dụng hợp lí, đi đôi với việc bảo vệ và tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi nhƣ rừng, đất, chống lãng phí những nguồn tài nguyên không có khả năng phục hồi nhƣ khoáng sản.

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý: Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam (Trang 119 - 152)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)