Để đạt được mục đích giáo dục môi trường, trong quá trình dạy học, chúng tôi thấy cần phải quán triệt các nguyên tắc sau đây:
1. Khai thác tối đa nội dung giáo dục môi trường trong chương trình, sách giáo khoa địa lí phổ thông cơ sở.
Nội dung giáo dục môi trường hiện nay ít nhiều đã được đưa vào chương trình, sách giáo khoa các lớp. Vì vậy, để khai thác đƣợc tối đa nội dung đó giáo viên phải dựa vào mục đích, nội dung của từng lớp, từng bài để lựa chọn hình thức và phương pháp giảng dạy thích hợp. Có một điều cũng cần lưu ý là trong khi giáo dục môi trường, giáo viên không nên vì quá chú trọng đến nội dung này mà làm mờ trọng tâm của một bài địa lí. Muốn vậy ngay từ đầu năm học giáo viên cần:
a) Xác định mục đích, nội dung giáo dục môi trường trong sách giáo khoa, trong các bài học.
b) Đánh giá kiến thức, kỹ năng của học sinh về môi trường để lựa chọn phương pháp giáo dục (pretest) vào đầu năm học.
51 c) Lập kế hoạch dạy học:
- Dạy trên lớp, dạy ngoài lớp.
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá.
- Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ.
d) Tổ chức hoạt động học tập của học sinh, vận dụng kiến thức, kỹ năng vào việc bảo vệ và cải thiện môi trường.
e) Tổng kết (cuối chương, cuối học kỳ hoặc cuối năm học).
2. Tăng cường việc tổ chức các hoạt động giáo dục môi trường ngoài lớp và ngoại khoá
Để hỗ trợ cho hình thức giảng dạy trên lớp, hoạt động giáo dục môi trường cần phải đƣợc bổ sung bằng một số hình thức khác nữa nhƣ dạy học ngoài lớp, tham quan thực tế địa phương, khảo sát địa phương, tổ chức hoạt động ngoại khoá.
3. Giáo dục môi trường phải gắn liền với thực tế địa phương
Gắn liền với thực tế địa phương có nghĩa là hoạt động trên lớp, ngoài lớp, ngoại khoá về môi trường đều phải có quan hệ chặt chẽ với thực tế địa phương như:
- Liên hệ nội dung giáo dục môi trường với thực tế địa phương.
- Ra các bài tập thực hành, tiến hành các hoạt động tham quan, ngoại khoá với các số liệu, với tình hình thực tế của địa phương.
- Tăng cường tổ chức các hoạt động thực tiễn về bảo vệ
52 môi trường ở nhà trường và địa phương.
Để thực hiện nguyên tắc "gắn liền với thực tế địa phương", giáo viên cần:
+ Lựa chọn các vấn đề của nội dung giáo dục môi trường trong chương trình, sách giáo khoa có liên quan tới các vấn đề về môi trường đang đặt ra ở địa phương.
Thí dụ: Đối với các trường nông thôn phải chú ý đến vấn đề sử dụng, bảo vệ đất đai, nguồn nước ở địa phương. Các trường miền núi cần chú ý đến nạn phá rừng, canh tác trên sườn dốc, bảo vệ và tái tạo tài nguyên rừng. v.v....
+ Xây dựng triển lãm về những thành tựu bảo vệ môi trường của địa phương.
Giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh thu thập các mẫu vật của môi trường tự nhiên địa phương, thu thập các số liệu về kết quả bảo vệ môi trường ở địa phương nhƣ các điển hình về việc sử dụng có hiệu quả hình thức VAC, về trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc v.v...
Các số liệu thu thập được là cơ sở để xây dựng phòng, góc triển lãm môi trường trong nhà trường.
4. Huy động tối đa sự tham gia của học sinh hoạt động học tập và bảo vệ môi trường
Với phương châm "trẻ em là trung tâm, hoạt động là định hướng cho người học trong công tác giáo dục môi trường" (59), giáo viên là người chỉ đạo, hướng
53
dẫn, tạo điều kiện phát triển năng lực trí tuệ của học sinh. Trong quá trình giáo dục, các hình thức và phương pháp giáo dục phải phát huy tới mức tối đa sự tham gia của học sinh vào các hoạt động học tập và bảo vệ môi trường như tham gia giải quyết các vấn đề của bài học, độc lập tiến hành các bài tập thực hành, tự giác tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở nhà trường và địa phương.