1. Những đặc điểm chung về tâm sinh lí của học sinh phổ thông cơ sở
Để việc giáo dục môi trường có hiệu quả, việc hiểu biết những đặc điểm về lứa tuổi, về quá trình phát triển tâm lý và thể chất của học sinh là cần thiết.
Giới hạn của lứa tuổi thiếu niên ở cấp phổ thông cơ sở (cấp 2) thấp nhất là 11 tuổi, cao nhất là 15 tuổi. Mỗi lứa tuổi có những đặc điểm riêng về tâm sinh lí. Để cho việc giáo dục có hiệu quả, cần có những hình thức và phương pháp giáo dục thích hợp
"Lứa tuổi thiếu niên là lứa tuổi có óc tò mò, ham hiểu biết, có khát vọng nhận thức" (4). Dựa vào đặc điểm đó, trong quá trình giáo dục, giáo viên cần có những biện pháp lôi cuốn học sinh vào các hoạt động ưa thích có ý nghĩa giáo dục môi trường. Đôi khi cũng vì tò mò, ham
38
hiểu biết nhƣng chƣa nhận thức đƣợc đầy đủ về hậu quả các hành vi của mình đối với môi trường xung quanh, nên các em đã có những hành vi làm tổn hại đến môi trường một cách vô ý thức như bắt chim non, giết các loài vật có ích đối với môi trường. Vì thế, cần cung cấp cho học sinh các tri thức cần thiết về môi trường và bảo vệ môi trường để giúp các em có những hiểu biết, thái độ và hành vi cư xử đúng đắn đối với môi trường xung quanh.
Về mặt tình cảm, lứa tuổi thiếu niên rất dễ bị kích động, do đó cũng cần phải giúp các em điều chỉnh những xúc cảm của mình (37). Chẳng hạn, vì thích chim non mà một số học sinh đã phá tổ chim, bắt chim non về chơi; vì thấy nhành hoa đẹp bên đường nên tiện tay cũng ngắt luôn v.v... Giáo viên cần uốn nắn, khắc phục những tình cảm tiêu cực của học sinh.
Thiếu niên còn hay chú ý đến những biểu hiện bên ngoài cho nên những hành vi của người xung quanh có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đạo đức của các em. Như nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ rõ (56, 60): hành vi bảo vệ môi trường là hành vi đạo đức. Để giáo dục hành vi đạo đức, mỗi gia đình, mỗi tập thể thiếu niên tiền phong nếu được xây dựng thành một môi trường tâm lý đạo đức lành mạnh thì sẽ là trường học giáo dục tình cảm đạo đức cho trẻ em thường xuyên, mạnh mẽ nhất (38). Do đó, cần đẩy mạnh giáo dục gia đình và hoạt động của Đội thiếu niên tiền phong về bảo vệ môi trường.
39
Tuy nhiên, chỉ có hoạt động lao động mới là nguồn chủ yếu tạo nên những tình cảm đạo đức bền vững cho con người (38). Vì vậy, các hình thức lao động công ích về bảo vệ môi trường ở trường học, gia đình, địa phương như trồng và chăm sóc cây, vệ sinh trường, lớp, làng, xóm, khu tập thể là những hình thức có khả năng tạo cảm xúc tích cực cho học sinh.
Một trong những thiếu sót phổ biến về mặt tâm lý ở lứa tuổi học sinh (đặc biệt là ở lứa tuổi thiếu niên) là tính bướng bỉnh, tính vô kỷ luật, tính tinh nghịch (4). Tính bướng bỉnh, thể hiện trong sự cố tình hành động trái với tất cả những lý do và ý kiến hợp lý, trong sự chống đối và sự đối lập vô căn cứ đối với những lời khuyên, sự chỉ bảo của thầy, cô giáo đã dẫn đến việc phá hoại, việc cƣ xử không đúng mực đối với môi trường như trèo cây, bẻ cây mặc dù nhà trường đã có những biện pháp ngăn chặn các hành động trên.
Tính tích cực mãnh liệt, nghị lực sôi sục, óc sáng tạo của các cậu bé thiếu niên thường không tìm được lối thoát hợp lý và thường biểu hiện trong những trò tinh nghịch, trong sự phá phách (4).
Nhận rõ những điều đó, trong công tác giáo dục môi trường cần phải chú ý đến đặc điểm của quá trình hình thành nhân cách của học sinh, của kiểu hệ thần kinh của họ để điều chỉnh, uốn nắn, phát triển những mặt tốt trong nhân cách của mỗi học sinh, sử dụng các biện pháp và
40
hình thức khiển trách những học sinh có hành vi xấu trong việc phá hoại môi trường.
2. Nhận thức, thái độ và hành vi của học sinh phổ thông cơ sở đối với vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường qua điều tra thực tế
Thông qua việc trao đổi, quan sát, thăm dò bằng phiếu điều tra học sinh phổ thông cơ sở với 1200 phiếu ở một số trường thuộc các tỉnh Hà Nội, Bắc Thái, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Yên bái, Nam Hà, Thái Bình, An Giang, chúng tôi nhận thấy:
a) Về nhận thức.
Học sinh vẫn chưa hiểu được đầy đủ các khái niệm "môi trường" và "bảo vệ môi trường". Tuy nhiên, mức độ nhận thức của học sinh có khác nhau giữa các địa phương. Những vùng gần các trung tâm thông tin đại chúng như Hà Nội, Hải Phòng, tỉ lệ học sinh nhận thức đƣợc các khái niệm trên cao hơn so với các vùng miền núi xa xôi, hẻo lánh. Đơn cử một thí dụ: Điều tra 25 học sinh trường phổ thông cơ sở Qui Mông - Trấn Yên - Yên Bái thì thấy: 17 em vẫn chƣa nhận thức đầy đủ và 8 em vẫn hiểu sai các khái niệm trên.
b) Về thái độ.
- Khoảng 70% học sinh có thái độ tích cực trong bảo vệ môi trường (như phản đối việc phá rừng để trồng cây lương thực, phản đối việc bắt chim của các bạn cùng lứa tuổi). Tuy nhiên, số học sinh có thái độ tiêu cực
41
hoặc phân vân còn chiếm tỷ lệ đáng kể. Các em còn thích bắt chim để nuôi (số này phần lớn là học sinh nam) hoặc vẫn đồng ý với ý kiến phá rừng để trồng cây lương thực.
c) Về kỹ năng và hành vi bảo vệ môi trường.
Các học sinh đƣợc hỏi ý kiến đều cho rằng: Các em đã tham gia bảo vệ môi trường ở gia đình, nhà trường, thôn xóm, phố phường bằng một số việc làm cụ thể như quét dọn trường lớp sạch sẽ, trồng và chăm sóc cây cối ở nhà trường, gia đình và địa phương. Một số học sinh còn vận động mọi người đổ rác đúng nơi quy định, nhắc nhở các em bé không trèo cây, bẻ cây.
Tuy nhiên, thực tiễn quan sát của chúng tôi ở một số trường phổ thông cơ sở cho thấy: Học sinh vẫn chƣa có đƣợc một số kỹ năng trồng cây, chăm sóc cây. Việc trồng cây ở nhà trường cũng chưa trở thành một hoạt động tự nguyện mà vẫn phải có sự bắt buộc. Điều đặc biệt là các em vẫn còn khá nhiều hành vi tiêu cực đối với môi trường như bẻ cây, ngắt lá cây, lay cây, trèo cây v.v...
Số liệu ở bảng 4 sẽ làm rõ hơn những nhận xét của chúng tôi.
42
Bảng 4. Bảng số liệu điều tra về: Nhận thức, thái độ, hành vi bảo vệ môi trường của học sinh phổ thông cơ sở
TT Địa điểm
Nhận thức Thái độ
Đầy đủ Tương đối đầy đủ
Chƣa đầy đủ
Chƣa n.t đƣợc
Tích cực Tiêu cực 1-3 HV 4-6 HV
SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %
1 Hà Nội
62 92 298 44,1 165 24,1 128 18,9 509 75,4 165 4,45 393 58,2 190 28,1
2 An Gian g
26 13,7 68 32,1 45 23,7 58 30,5 168 71 22 11,6 123 64,7 67 35,2
3 Thái Nguy ên
37 46 30 38 1 1 12 15 56 62 24 28 48 60 32 40
4 Hải Phòn g
16 28 4 7 2 3 38 62 40 65 18 35 51 85 9 15
5 Hà Tĩnh
8 13 19 31 17 28 17 28 49 69 12 31 48 79 13 21
6 Yên Bái
0 0 0 0 7 68 8 32 19 68 8 32 6 24 19 76
7 Nam Hà
6 15 8 20 14 35 12 30 30 64 20 35 36 90 4 10
8 Thái Bình
3 6 20 34 4 8 24 52 32 74 14 23 17 37 29 36
43