III. Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam
1. Các hình thức tổ chức và phương pháp dạy kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường
Việc lựa chọn các hình thức và phương pháp giáo dục cần dựa trên nhiều cơ sở như trình độ nhận thức của học sinh, năng lực của giáo viên, điều kiện nhà trường, trang thiết bị học tập, thời gian song quan trọng hơn cả vẫn là mục đích và nội dung giáo dục.
Xuất phát từ mục đích, nhiệm vụ giáo dục môi trường trong nhà trường nói chung, qua môn địa lí ở trường phổ thông cơ sở nói riêng, chúng tôi thấy có thể căn cứ vào mục đích giáo dục, tiến hành các hình thức và phương pháp giáo dục sau:
1. Các hình thức tổ chức và phương pháp dạy kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường
Việc hình thành cho học sinh các kiến thức về môi trường được tiến hành theo hai quá trình: nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Kết quả của quá trình nhận thức cảm tính là hình thành cho học sinh các biểu tƣợng. Kết quả của quá trình nhận thức lí tính là hình thành cho học sinh các khái niệm, các mối quan hệ nhân quả.
Để hình thành cho học sinh các biểu tƣợng cần tiến hành cho học sinh quan sát gián tiếp và trực tiếp (thông qua tranh ảnh, các phương tiện trực quan, ngoài thực địa).
Việc hình thành các biểu tƣợng và khái niệm tuy không
65
tách rời nhau nhƣng các biểu tƣợng là cơ sở hình thành cho học sinh các khái niệm về bảo vệ môi trường một cách vững chắc.
Việc hình thành các khái niệm về môi trường diễn ra theo hai con đường: diễn dịch và quy nạp.
Theo con đường qui nạp thì thông thường học sinh phải đi từ các sự vật và hiện tƣợng địa lí riêng lẻ để cuối cùng khái quát lại, hình thành khái niệm chung.
Ví dụ: Muốn cho học sinh hiểu được các khái niệm "môi trường" và "bảo vệ môi trường" trước hết cho học sinh nắm được các kiến thức về các yếu tố cấu thành của môi trường; việc sử dụng và bảo vệ chúng, sau đó mới khái quát, rút ra các dấu hiệu bản chất của khái niệm "môi trường" và "bảo vệ môi trường".
Theo con đường diễn dịch thì giáo viên trước hết nêu định nghĩa khái niệm, sau đó mới phân tích những dấu hiệu bản chất của khái niệm và các mối quan hệ của nó.
Ví dụ: Để cung cấp cho học sinh khái niệm "môi trường" theo con đường diễn dịch thì phải cho học sinh biết định nghĩa của "môi trường" sau đó mới phân tích các yếu tố và mối quan hệ giữa chúng.
Trong điều kiện nhà trường phổ thông Việt Nam hiện nay nói chung, môn địa lí nói riêng, thì việc trang bị cho học sinh các kiến thức phần lớn thông qua các giờ giảng trên lớp. Các kết quả điều tra trên 500 học sinh phổ thông cơ sở của giáo sứ, tiến sĩ Phạm Đình Thái đã xác
66
nhận điều đó: 58,70% số ý kiến cho rằng các em nắm đƣợc các kiến thức có liên quan đến môi trường và việc bảo vệ môi trường qua các bài học.
Rõ ràng là, để cung cấp cho học sinh các kiến thức và môi trường một cách hệ thống thì hình thức thông qua các giờ giảng (bài học) là tối ƣu hơn cả.
a) Thông qua các giờ giảng địa lí.
Tùy theo mức độ tích hợp kiến thức về môi trường có thể chia các bài giảng địa lí thành hai loại:
- Loại bài có nội dung giáo dục môi trường phù hợp hoàn toàn với nội dung địa lí.
- Loại bài có nội dung địa lí là chủ yếu, chỉ có một phần, một đoạn hoặc một số câu đề cập đến nội dung giáo dục môi trường.
Đối với loại bài đầu, vì thời gian cho phép dậy bài mới khoảng từ 35 - 40 phút, nên giáo viên có điều kiện đi sâu vào phân tích các kiến thức về môi trường. Loại bài này có thể dạy theo cả hai hình thức trên lớp và ngoài lớp.
+ Hình thức trên lớp
Theo hệ phương pháp "Lấy học sinh làm trung tâm" để khai thác các kiến thức về môi trường, giáo viên có thể sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở (đàm thoại Ơrixtic). Dựa trên việc quan sát bản đồ, các phương tiện trực quan, giáo viên đặt câu hỏi dẫn dắt học sinh nhận thức, tìm ra những vấn đề chính cần phải nắm trong tiết học.
67
Để tiến hành phương pháp đàm thoại gợi mở có kết quả, giáo viên phải chuẩn bị chu đáo một hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh từng bước tìm ra những kiến thức cần thiết.
Thí dụ: Dạy bài "Thực vật và động vật Việt Nam" (địa lí 8), tài liệu giáo khoa có các ý:
I. Đặc điểm chung của giới thực động vật Việt Nam II. Vấn đề bảo vệ các tài nguyên thực động vật Việt Nam.
Để khai thác ý I, giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát bản đồ thực vật Việt Nam trong sách giáo khoa hoặc bản đồ thực vật treo tường và đưa ra một số câu hỏi gợi ý để học sinh nhận xét và nêu ra đƣợc đặc điểm chung của giới thực vật Việt Nam.
- Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên bổ sung, nêu bật ý: Giới thực vật tự nhiên ở Việt Nam rất phong phú, vì vậy ở nước ta có nhiều kiểu rừng khác nhau, có nhiều loại thực, động vật có giá trị kinh tế cao. Từ đó giáo viên dẫn dắt học sinh đến chỗ tìm hiểu tình trạng của nguồn tài nguyên này hiện nay.
- Giáo viên cho học sinh quan sát so sánh bản đồ rừng Việt Nam trước năm 1945 và hiện nay để thấy rằng: Diện tích rừng đã bị thu hẹp rất nhiều, từ chỗ chiếm 48% diện tích lãnh thổ, nay chỉ còn dưới 30%.
+ Giáo viên nêu thành vấn đề: Những nguyên nhân nào dẫn đến sự thu hẹp đáng kể diện tích đó?
68
+ Giáo viên cho học sinh xem một số tranh ảnh về việc sử dụng không hợp lí tài nguyên rừng của nhân dân ta, và những khu rừng bị hủy diệt do bom đạn, chất độc hóa học của đế quốc Mỹ...
- Sau khi học sinh phát biểu, giáo viên bổ sung nêu tiếp câu hỏi:
- Cần phải làm gì để bảo vệ và khôi phục tài nguyên rừng của đất nước?
Bài học như vậy khá nhẹ nhàng và những kiến thức của giáo dục môi trường gắn chặt với kiến thức địa lí.
+ Hình thức ngoài lớp.
Kết quả của các công trình nghiên cứu (54,74%) đã chỉ ra rằng:
Muốn giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường phải cho học sinh tiếp xúc thường xuyên với thiên nhiên. Vì thế, đối với những bài học có liên quan nhiều đến môi trường xung quanh, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh học tập ngoài lớp. Các bước khai thác kiến thức cũng giống như hình thức trên lớp, sự khác nhau chủ yếu ở đây là học sinh được quan sát trực tiếp các hiện tượng về môi trường.
Vai trò của giáo viên vẫn là hướng dẫn học sinh quan sát, yêu cầu các em nhận xét để rút ra kết luận.
Đối với loại bài thứ hai: Vì những kiến thức đề cập đến môi trường rất ít nên giáo viên có thể liên
69
hệ, kết hợp với việc hướng dẫn học sinh đọc những bài đọc thêm trong sách giáo khoa hoặc đặc một số câu hỏi để cho các em suy nghĩ mà chƣa cần trả lời ngay. Giáo viên cũng có thể tổ chức hoạt động ngoại khóa để bổ sung, mở rộng các kiến thức về môi trường có liên quan đến bài học.
Ngoài các phương pháp dạy học chung, tùy theo nội dung giáo dục và trình độ nhận thức của học sinh, giáo viên cần phải vận dụng các phương pháp dạy học riêng đối với từng lớp.
a.1. Dạy các kiến thức về các yếu tố cấu thành của môi trường tự nhiên: việc sử dụng, bảo vệ các yếu tố trên: tác động của con người đến môi trường tự nhiên.
Nội dung này đƣợc đề cập trong sách giáo khoa địa lí 6.
Bảng 7. Kiến thức về môi trường và bảo vệ môi trường trong sách giáo khoa địa lí 6.
Các kiến thức về môi trường Các biểu hiện
- Các yếu tố của môi trường tự nhiên - Đá, khoáng sản, địa hình, lớp nước trên trái đất, lớp không khí, lớp đất trồng, tổng thể tự nhiên.
- Việc sử dụng, bảo vệ các yếu tố trên - Sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản, tài nguyên nước, đất trồng, động thực vật - Chống ô nhiễm nguồn nước không khí, thoái hóa đất đai.
70 - Hoạt động khai thác môi trường tự nhiên của con người
- Hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải
Những kiến thức về "môi trường", "bảo vệ môi trường" trong môn địa lí được bắt đầu từ các khái niệm, các yếu tố cấu thành của môi trường tự nhiên; việc sử dụng, bảo vệ các yếu tố đó.
Lôgic khai thác các kiến thức trên sẽ nhƣ sau:
+ Cho học sinh nắm các khái niệm về các thành phần của môi trường tự nhiên nhƣ: Lớp vỏ khí, lớp đất trồng...
+ Làm rõ vai trò của các yếu tố thành phần đối với môi trường và đời sống con người.
+ Làm cho học sinh nhận thấy sự cần thiết phải sử dụng hợp lí và bảo vệ môi trường.
Giáo trình địa lí 6 là giáo trình địa lí đại cương, đặc điểm chủ yếu của nó là hình thành cho học sinh các khái niệm chung. Việc hình thành khái niệm "môi trường" được tiến hành theo con đường quy nạp: từ các yếu tố của môi trường, mối quan hệ giữa các yếu tố đó để dẫn tới nhận thức được môi trường tự nhiên gồm có những thành phần gì.
Phần cuối của chương trình địa lí 6 là khái niệm
71
"Tổng thể tự nhiên". Qua khái niệm này học sinh sẽ nhận thấy: Lớp vỏ địa lí là một tổng thể tự nhiên lớn nhất, nó bao gồm nhiều thành phần, giữa chúng có mối quan hệ tương hỗ với nhau, nếu một thành phần thay đổi, sẽ kéo theo sự thay đổi của tất cả các thành phần khác. Vì thế, nếu con người can thiệp vào tự nhiên không theo quy luật sẽ dẫn đến những hậu quả không mong đợi. Để củng cố cho học sinh thấy rõ sự sống còn của việc bảo vệ môi trường, giáo viên có thể đưa ra bài tập có dạng:
"Sẽ ra sao, nếu nhƣ..."
Ví dụ: Rừng có liên quan đến nhiều yếu tố tự nhiên. Tự nhiên ở địa phương ta sẽ thay đổi nhƣ thế nào rừng bị phá hoại nhiều?
Các bài tập nhƣ vậy sẽ giúp học sinh thấy đƣợc mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố trong môi trường tự nhiên, kết quả của hoạt động khai thác, sử dụng tự nhiên của con người...
Cũng có thể sử dụng sơ đồ chuỗi quan hệ nhân quả dưới đây phân tích các mối quan hệ nhân quả:
Sơ đồ 2: Tác hại của việc mất rừng đối với môi trường (trang 72).
Chương cuối cùng của địa lí 6 đề cập đến các hoạt động kinh tế liên quan đến việc khai thác môi trường tự nhiên của con người. Vì thế, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác các kiến thức:
- Các hoạt động kinh tế dựa vào những nguồn tài nguyên
72 thiên nhiên nào?
- Việc khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên đó ra sao?
Sơ đồ 2.
Hàm lƣợng CO2 cao khí hậu trái đất nóng lên Dòng chảy không đƣợc điều hòa lũ lụt, khô hạn Quá trình xâm thực đất phát triển Độ phì giảm
Mất nơi sinh sống động, thực vật nhiều loài động thực vật bị diệt vong
Mất nơi nghỉ ngơi, giải trí của con người
a.2. Dạy các khai thác và tính đa dạng của môi trường tự nhiên trên trái đất và hoạt động khai thác, sử dụng tự nhiên của con người ở các châu lục.
Các khai thác này nằm trong chương trình địa lí 7. Giáo trình này cung cấp cho học sinh các khai thác về tự nhiên, dân cƣ, kinh tế - xã hội của các châu lục, các khu vực và các nước điển hình trong khu vực đó. Đây là cơ sở giúp cho học sinh hiểu được mối quan hệ giữa môi trường và con người trong các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Để đạt được mục đích, giáo viên cần hướng dẫn học sinh khai thác các nội dung sau đây:
1. Đặc điểm môi trường tự nhiên của các châu lục.
Mất rừng
73
Tác động của môi trường đến các điều kiện sống và sinh hoạt của con người ở các châu lục.
2. Việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên vào việc phát triển kinh tế ở các châu lục, các khu vực và các nước khác nhau trên thế giới.
3. Những vấn đề biến đổi của môi trường tự nhiên ở các khu vực do hoạt động của con người theo chiều hướng tiêu cực (môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên bị cạn kiệt) và theo chiều hướng tích cực (môi trường được bảo vệ, cải tạo, làm cho nó giàu có và phong phú hơn).
Phương pháp dạy học chủ yếu là hình thành cho học sinh các biểu tượng, khái niệm địa lí riêng. Khác với lớp 6, đối tƣợng nghiên cứu học tập của lớp 7 có phạm vi lãnh thổ rộng, ở xa nên học sinh không thể quan sát trực tiếp đƣợc. Vì vậy, để hình thành biểu tượng và khái niệm địa lí riêng phải thông qua các phương tiện trực quan, trước hết là bản đồ, sau đó là các tranh ảnh, phim xinê, băng hình video v.v. Dựa vào các phương tiện trên, giáo viên cần hướng dẫn để học sinh rút ra những khai thác về môi trường và bảo vệ môi trường.
Ví dụ: cho học sinh quan sát bức ảnh về hoang mạc Xahara, giáo viên dẫn dắt học sinh bằng các câu hỏi sau:
1) Qua bức tranh em thấy quang cảnh của hoang mạc Xahara ra sao?
2) Tại sao trong hoang mạc phương tiện đi lại và vận chuyển phổ biến lại là lạc đà mà không phải
74 là một phương tiện nào khác?
3) Tại sao ốc đảo lại là nơi cư trú thuận tiện của con người và các động vật trong hoang mạc.
4) Về phương tiện địa lí, hoang mạc là một miền như thế nào so với các miền khác trên trái đất? v.v...
Nhằm thấy được sự khác nhau về hoạt động khai thác tự nhiên của con người ở các châu lục, giáo viên có thể sử dụng biện pháp so sánh. Phương tiện so sánh vẫn là các bản đồ, tranh ảnh.
Nội dung bảo vệ môi trường trong chương trình sách giáo khoa địa lí 7 gồm các khai thác ghi trong bảng 8.
- Dựa vào khai thác học sinh đã có ở lớp 6, cần thiết lập mối quan hệ nhân - quả giữa hoạt động của con người và sự thay đổi môi trường tự nhiên ở các châu lục dưới dạng các bài tập.
Ví dụ: Ngày nay trên trái đất có khoảng 13 triệu km2 hoang mạc do con người gây nên. Diện tích đó hiện nay còn mở rộng thêm ở các châu: Á, Phi, Mỹ và châu đại dương. Tại sao?
Để giúp học sinh ghi nhớ và lĩnh hội được các tri thức bảo vệ môi trường, có thể tiến hành tổng kết khái quát hóa sau khi học xong một số châu lục bằng việc cho học sinh chuẩn bị ý kiến, thảo luận vấn đề: "Giữa môi trường tự nhiên và chế độ kinh tế - xã hội có quan hệ không? Hãy đƣa ra những ví dụ"
Bảng 8. Các khai thác bảo vệ môi trường trong chương trình sách giáo khoa địa lí 7.
75
Chương Bài Các khai thác về bảo vệ môi trường
Châu Âu Các khu vực Tây và Trung Âu
- Sự nhiễm bẩn đại dương và biển do nước thải của các khu công nghiệp và tầu chở dầu
- Nhiễm bẩn không khí và các vùng chứa nước do sự phát triển mạnh mẽ của nền công nghiệp và sự đô thị hóa ở Tây và Trung Âu
- Cần bảo vệ khí quyển, nguồn nước
Khu vực Nam Âu - Rừng bị tàn phá, đất đai bị rửa trôi mạnh mẽ, mùa mƣa gây lũ lụt
- Nước biển Địa Trung Hải bị ô nhiễm do chất thải.
Châu Á Dân cƣ và bản đồ chính trị châu Á
- Tác hại của việc gia tăng dân số đối với môi trường
Khu vực Trung Á - Xây dựng những công trình dẫn nước để khai thác sa mạc và những biến đổi của môi trường do việc tưới tiêu đó.
76
Khu vực Đông Á - Ô nhiễm nước do hoạt động công nghiệp ở Nhật Bản - cá trích biến mất, lƣợng ngọc trai hàng năm giảm đi.
Khu vực Nam Á - Xây dựng nhiều công trình thủy lợi: hồ chứa, kênh đào, mương máng
- Làm biến đổi cảnh quan tự nhiên Khu vực Đông
Nam Á
- Hậu quả nghiêm trọng của sự gia tăng dân số đối với môi trường như phá rừng làm nương rẫy - suy thoái đất
Khu vực Tây Nam Á
- Chăn thả du mục - thoái hóa đất - bão cát
- Khai thác dầu mỏ và chiến tranh vùng vịnh Pec xich-ô nhiễm nguồn nước biển và không khí, tiêu diệt chim và cá
Châu Mỹ Bắc Mỹ - Sự nhiễm bẩn các vùng chứa nước của Bắc Mỹ như sông Mi xi xi pi và Ngũ Hồ dẫn đến sự thiếu hụt nước trong một số vùng của đại lục
- Ô nhiễm không khí, vùng chứa nước và đất do chất thải của các trung tâm công nghiệp và đô thị lớn của Hoa Kỳ nhƣ Niu Ooc, Xan Fransixcô...
Trung và Nam Mỹ - Tàn phá rừng, chăn thả súc vật quá mức
- Đất đai xói mòn các loài động, thực vật do tàn phá rừng.
- Bảo vệ khu bảo tồn thiên nhiên Amadôn