Các hình thức tổ chức, phương pháp giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông: mối quan hệ của chúng với mục đích và nội dung giáo dục môi trường

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý: Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam (Trang 54 - 65)

Việc giáo dục tri thức (kiến thức và kỹ năng) cho học sinh trong nhà trường phổ thông muốn có hiệu quả cao thì ngoài việc xác định mục đích, nội dung tri thức ra, còn cần phải có các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục thích hợp.

1. Các hình thức và phương pháp giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông

Thực tế giáo dục môi trường trên thế giới cho thấy: Giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông nói chung được tiến hành theo các hình thức tổ chức sau đây:

Hình thức trên lớp, ngoài lớp và các hoạt động ngoại khoá.

Hình thức tổ chức trên lớp thường được tiến hành qua các tiểu học. Đây là hình thức chủ yếu để học sinh lĩnh hội được một cách tương đối đầy đủ và có hệ thống những kiến thức cơ bản về môi trường và bảo vệ môi trường.

Thuộc về các hình thức tổ chức ngoài lớp có các tiết học ngoài lớp, các cuộc tham quan, điều tra và tìm hiểu môi

54 trường dạy học.

Riêng các hoạt động ngoại khoá về môi trường thì có nhiều hình thức phong phú như việc tổ chức các câu lạc bộ hoặc nhóm ngoại khoá về môi trường, tổ chức các buổi dạ hội, triển lãm về chủ đề môi trường như trình bày các mẫu vật tự nhiên của địa phương, trưng bày các tranh ảnh, biểu đồ, sơ đồ, các bài viết và sáng tác (thơ, kịch, vẽ) của học sinh về môi trường, các buổi cắm trại v.v...

Các nhóm "tuần tra xanh", "người bạn nhỏ của môi trường", "nghiên cứu thiên nhiên"... là những hình thức tổ chức ngoại khoá có tác dụng không nhỏ trong việc giáo dục môi trường. Chúng được thành lập theo sở thích của học sinh nhằm thực hiện các hoạt động nghiên cứu, hoạt động công ích về bảo vệ môi trường như trồng, chăm sóc cây trong nhà trường, bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước....

Hội nghị về giáo dục môi trường ở Tbilisi (1977) đã khẳng định: giáo dục môi trường đạt hiệu quả tốt nhất là phải thông qua hoạt động của người học. Do đó, phương pháp giảng dạy cũng nhƣ giáo dục phải huy động đến mức tối đa sự tham gia đóng góp của học sinh vào thực tiễn bảo vệ môi trường. Dựa trên tinh thần đó, trong tài liệu về giáo dục môi trường trong trường phổ thông của UNESCO người ta đã đưa ra một hệ thống các phương pháp sau:

Sơ đồ 1: Các phương pháp giáo dục môi trường

55

a. Phương pháp giải quyết vấn đề (Problem Solving)

Giải quyết vấn đề là một hệ phương pháp yêu cầu học sinh phải tìm tòi, suy nghĩ, lập luận, xây dựng và tiến hành giải pháp đối với các vấn đề của môi trường. Các kỹ năng giải quyết vấn đề đƣợc phát triển chủ yếu qua thực hành.

Thí dụ: các vấn đề môi trường cần giải quyết như:

- Làm thế nào khắc phục tình trạng rác rưởi trong trường học, khu tập thể và ở địa phương.

- Làm thế nào để làm sạch nguồn nước địa phương?

- Làm thế nào để đất củ địa phương tốt hơn?

- Địa phương chúng ta có những nguồn tài nguyên thiên nhiên gì? Làm thế nào để sử dụng các nguồn tài nguyên đó một cách hợp lý.

- Thuộc về hệ phương pháp giải quyết vấn đề có các phương pháp:

a1. Phương pháp khám phá (tìm tòi, điều tra)

Đây là phương pháp dễ kích thích hứng thú và sự ham hiểu biết của học sinh trong học tập. Giáo viên là người hướng dẫn, chỉ đạo, gợi ý để học sinh tự khám phá, điều tra. Sau khi vấn đề đƣợc xác định, học sinh tìm các biện

Phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp dự án

Phương pháp thực địa

Khám phá, điều tra

Thí nghiệm, nghiên cứu

tổng quan

Thảo luận

Trò chơi phân vai

56 pháp giải quyết.

Thí dụ: Nguồn nước địa phương bị nhiễm bẩn có màu đen hoặc màu xanh rêu.

Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp xử lý.

a2. Phương pháp thí nghiệm và nghiên cứu tổng quan.

- Phương pháp thí nghiệm chủ yếu được sử dụng trong giáo dục môi trường nhằm minh hoạ những kiến thức đã học hoặc tìm lời giải đáp cho một vấn đề nào đặt ra. Thí nghiệm thường tiến hành cùng với việc thảo luận để tìm ra giải đáp đúng nhất.

Thí dụ: cho học sinh nuôi cá trong bình nước bị ô nhiễm, quan sát và rút ra kết luận. Tính lƣợng đất bị xói mòn trên hai bề mặt có cùng độ dốc, khi có lớp phủ và không có lớp phủ.

- Phương pháp nghiên cứu tổng quan là cách tập hợp thông tin về một vấn đề môi trường nào đó, được tiến hành bằng hình thức phỏng vấn. Người được hỏi bày tỏ quan điểm của mình. Thí dụ: Hỏi cha mẹ hoặc nhân dân về quan điểm của họ đối với việc sử dụng đất ở địa phương, việc đổ rác không đúng nơi quy định và ảnh hưởng của nó đối với việc gây ô nhiễm môi trường.

Phương pháp này dùng để tìm hiểu quan điểm của những người được hỏi đối với các vấn đề môi trường, qua đó xác định phương hướng để đề xuất các dự án về môi trường.

a3. Phương pháp thảo luận.

57

Thảo luận vừa là hình thức vừa là phương pháp trong hệ phương pháp giải quyết vấn đề. Mục đích của thảo luận là luyện tập cho học sinh phân tích một vấn đề, khuyến khích các thành viên trong lớp bày tỏ ý kiến, quan điểm khác nhau và trong những trường hợp nhất định nó có mục đích giáo dục thái độ cho học sinh. Cuộc thảo luận cũng có mục đích là đề ra kế hoạch hành động trên cơ sở các ý kiến đã trình bày.

Phương pháp thảo luận có thể sử dụng hình thức trò chơi câu hỏi về một vấn đề ghi sẵn trên phiếu rồi trình bày thảo luận.

a4. Các phương pháp trò chơi phân vai (bắt chước hoặc đóng kịch)

Phương pháp trò chơi phân vai là hình thức biểu lộ ý kiến, lí luận, tình cảm của người chơi dựa theo tình thế của cuộc sống, tuỳ theo vấn đề lựa chọn và dựng thành một câu chuyện, vở kịch. Giáo viên phân công hoặc học sinh tự nhận các vai trong vở kịch. Số còn lại quan sát diễn biến của vở kịch. Sau dó, cả lớp nhận xét, trao đổi làm sáng tỏ các ý kiến và giải pháp của những người đóng vai. Ví dụ: Có thể cho học sinh diễn kịch về đề tài sử dụng đất nông nghiệp ở địa phương. Giáo viên chỉ hướng dẫn nội dung diễn biến chung của câu chuyện rồi để các vai thực sự tìm lời đối thoại. Vở kịch có thể có các vai: người nông dân, nhân viên chính quyền, người xây dựng công trình v.v....

58

Phương pháp trò chơi này có nhiều ưu điểm, nhưng rất khó thực hiện, nếu học sinh không quen và thiếu mạnh dạn.

b. Phương pháp dự án (Project method)

Phương pháp này yêu cầu cá nhân và nhóm học sinh thử thiết lập và thực hiện một dự án nào đó về cải thiện môi trường như: cải tạo đất, cải tạo điều kiện vệ sinh môi trường ở địa phương v.v... Phương pháp này kích thích tính sáng tạo của học sinh. Mục đích của dự án là mang lại sự thay đổi trong môi trường nhà trường và địa phương.

Cũng như phương pháp trên, phương pháp này đòi hỏi học sinh phải mạnh dạn phát biểu ý kiến riêng của mình một cách có lý lẽ.

c. Phương pháp thực địa (Fild Trid)

Phương pháp thực địa là phương pháp học tập ngoài lớp, nó giúp cho học sinh có điều kiện quan sát các mối quan hệ trong môi trường tự nhiên và quan hệ giữa hoạt động của con người và môi trường. Thực địa, vì vậy cũng được coi là phương pháp có tác dụng lớn trong việc giáo dục môi trường cho học sinh.

Nói chung, các phương pháp giáo dục môi trường mà UNESCO đề ra, có nhiều ƣu điểm. Ƣu điểm nổi bật của chúng là khuyến khích sự phát triển năng lực trí tuệ và vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn của học sinh. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp trên phải tùy thuộc vào trình độ nhận thức của học sinh, vào điều kiện cụ thể của nhà trường (bao gồm năng lực của thầy, trò, phương tiện và thiết bị dạy học, thời gian ....).

59

Đối với môn địa lí ở trường phổ thông cơ sở nước ta, các phương pháp trên có thể vận dụng ở một mức độ nhất đinh.

Các phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp thực địa là những phương pháp có thể thực hiện đƣợc.

Phương pháp giải quyết vấn đề có thể sử dụng trong các bài tập thực hành ngoài lớp như tìm hiểu môi trường địa phương, đề xuất các biện pháp và tập giải quyết những vấn đề môi trường đang đặt ra ở địa phương như làm sạch nguồn nước bị nhiễm bẩn, bảo vệ các loài động, thực vật qúy hiếm ở địa phương.

Phương pháp thực địa vốn là phương pháp đặc thù của địa lí. Phương pháp này có thể được tiến hành trong các tiết khảo sát địa phương, tìm hiểu môi trường địa phương, có thể sử dụng ở tất cả các lớp, đặc biệt đối với các chương "Địa lí địa phương" (Địa lí 9).

Phương pháp dự án còn mới mẻ đối với học sinh phổ thông cơ sở nhưng vẫn có thể thực hiện đƣợc thông qua việc đề ra cho học sinh các bài tập thực hành nhƣ: thử nêu ra các dự án về cải tạo môi trường, lớp học, trường học sao cho thoáng, mát, trong lành v.v...

Như vậy, các phương pháp trên có thể hỗ trợ, làm phong phú thêm các phương pháp dạy học địa lí truyền thống, góp phần nâng cao chất lƣợng dạy và học, giúp học sinh chủ động lĩnh hội kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tế của môi trường nhà trường và địa phương.

60

Theo điều tra của chúng tôi thì giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông cơ sở nước ta hiện nay cũng được tiến hành với các hình thức: Trên lớp, ngoài lớp, và các hoạt động ngoại khoá; song các giáo viên mới chỉ chú trọng đến các hình thức dạy trên lớp tức là thông qua các tiết học. Các hình thức giáo dục ngoài lớp, ngoại khoá còn ít đƣợc quan tâm. Kết quả điều tra của chúng tôi ở ba thành phố Hà Nội, Huế, Hồ Chí Minh cho thấy: Đối với hình thức dạy học trên lớp, các giáo viên thường sử dụng các biện pháp nhƣ khuyến khích học sinh tham gia bài giảng (54,20%), bổ sung vào bài giảng các tài liệu về môi trường (32,82%), liên hệ với thực tế môi trường địa phương (53,82%), cho học sinh thảo luận theo nhóm, lớp về môi trường (3,05%).

Trong số các hoạt động ngoài lớp và ngoại khoá về môi trường thì các hình thức tổ chức dạy học ngoài trời cho học sinh, tìm hiểu địa phương và tham quan danh lam thắng cảnh đƣợc chú ý hơn cả.

Tuy vậy, chỉ có 13,74% giáo viên đƣợc điều tra đã tiến hành bài học ngoài trời, 12,98% giáo viên cho học sinh tìm hiểu, điều tra địa phương và 11,95% giáo viên tổ chức cho học sinh tham quan.

Các hoạt động nhƣ báo cáo ngoại khoá, tham quan khu bảo vệ tự nhiên, thi viết bài, thi đố, thành lập câu lạc bộ hầu nhƣ chƣa đƣợc tổ chức.

Hoạt động lao động công ích và bảo vệ môi trường ở các

61

trường phổ thông cơ sở chủ yếu là tổ chức học sinh trồng cây đầu xuân và tham gia phong trào trồng cây gây rừng ở địa phương.

2. Mối quan hệ giữa mục đích - nội dung - hình thức và phương pháp giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông

Trong thực tiễn cũng như lý luận, phương pháp là một hoạt động cực kỳ phức tạp. Nó là tiêu điểm hội tụ của cả mục đích lẫn nội dung. Sự thống nhất giữa mục đích nội dung và phương pháp là một quy luật cơ bản chi phối việc lựa chọn, phối hợp sử dụng phương pháp. Mối quan hệ đó được biểu diễn như sau:

Theo sơ đồ trên thì mục đích chi phối phương pháp, mà phương pháp là cách thức hoạt động, hệ thống những thao tác liên tiếp phải thực hiện để đạt tới mục đích đó.

Tính mục đích của phương pháp là nét đặc trưng cơ bản nổi bật của nó (46%).

Có thể nói, mục đích quyết định phương pháp, hay mục đích nào, phương pháp nấy.

Mục đích của việc giáo dục môi trường trong nhà trường phổ thông là cung cấp cho học sinh những kiến thức và kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường, giáo dục thái độ, hành vi tích cực của học sinh đối với môi trường xung quanh.

P

M N

62

Nhằm đạt được mục đích giáo dục đó, phải có các hình thức và phương pháp giáo dục thích hợp. Để học sinh nắm được các kiến thức về môi trường thì việc giáo dục một cách có hệ thống qua các bài học là thuận lợi hơn cả: ngoài ra hoạt động ngoại khoá cũng nhằm bổ sung, mở rộng kiến thức của bài học.

Để giúp học sinh có được các kỹ năng bảo vệ môi trường thì có nhiều hình hức và biện pháp, song con đường cơ bản là học sinh bắt chước theo mẫu, vận dụng vào các tình thế quen thuộc và di chuyển một cách sáng tạo vào các tình thế mới. Các bài tập thực hành về giáo dục môi trường là phương tiện giáo dục kỹ năng hiệu quả hơn cả.

Với mục đích giáo dục thái độ tích cực cho học sinh đối với các vấn đề môi trường thì phương pháp duy nhất là phải tạo cho học sinh các xúc cảm, tình cảm. Con đường để huy động các xúc cảm và tình cảm trên phải thông qua việc tiếp xúc thường xuyên với thiên nhiên, thông qua việc bày tỏ xúc cảm, ý kiến, quan điểm của chính học sinh trước những vấn đề môi trường.

Hành vi là các hành động cụ thể, đƣợc lặp đi lặp lại nhiều lần và trở thành thói quen. Để đạt đƣợc mục đích giáo dục hành vi phải tạo điều kiện cho học sinh thể hiện các hành động cụ thể của mình từ nhỏ đến lớn như chăm sóc và bảo vệ môi trường.

Phương pháp dạy học còn phụ thuộc vào nội dung: nội

63 dung nào, phương pháp ấy.

Tùy theo nội dung, giáo viên có thể vận dụng linh hoạt các hình thức và phương pháp dạy học. Cùng một nội dung có thể dạy ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, hoặc kết hợp cả hai hình thức. Thí dụ: Khi dạy chương "Lớp đất trồng" (địa lí 6) có thể dạy phần lí thuyết trên lớp và yêu cầu học sinh thực hiện một cách độc lập các bài tập ở nhà hoặc có thể dạy trên lớp kết hợp với việc cho học sinh tham quan các biện pháp sử dụng, cải tạo đất của nhân dân địa phương. Khi dạy về "Thực, động vật Việt Nam" (Địa lí 8) đối với học sinh miền núi, nếu giờ giảng lí thuyết trên lớp đƣợc bổ sung bằng việc cho học sinh tham quan các khu rừng tự nhiên (hoặc khu rừng trồng) ở địa phương thì việc giáo dục môi trường ắt sẽ có hiệu quả hơn.

Nếu nội dung học về ô nhiễm nước thì phương pháp thích hợp hơn cả là nghiên cứu thực địa và phân tích trong phòng thí nghiệm.

Rõ ràng là, muốn thực hiện được các mục đích và nội dung giáo dục môi trường đối với học sinh thì giáo viên phải tìm kiếm các hình thức tổ chức và phương pháp hợp lí, có hiệu quả.

64

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý: Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)