Nội dung giáo dục môi trường trong chương trình sách giáo khoa địa lý ở trường phổ thông cơ sở

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý: Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam (Trang 30 - 38)

Khoa học địa lí, trong quá trình phát triển của mình đã tích lũy đƣợc một khối lượng lớn thông tin về môi trường. Đó là các điều kiện tự nhiên, là các tài nguyên thiên nhiên và tình trạng khai thác, sử dụng chúng vào việc phát triển kinh tế, đảm bảo cuộc sống cho con người. Với những tri thức đó, khoa học địa lí có nhiều ưu thế trong việc giải quyết các vấn đề của môi trường hơn bất cứ bộ môn khoa học nào khác (17).

Chính vì vậy, việc giáo dục môi trường là một nội dung không thể thiếu được trong quá trình giảng dạy địa

30

lí trong nhà trường. Thí dụ: Giáo trình địa lí đại cương học các khái niệm, các quy luật chung về địa lí. Đó cũng là cơ sở để học sinh có hiểu biết cơ bản về môi trường. Giáo trình địa lí thế giới học về các điều kiện tự nhiên, xã hội và kinh tế của các Châu lục, các nước trên thế giới. Qua đó học sinh hiểu được mối quan hệ giữa con người và môi trường trong những điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau. Giáo trình địa lí nước nhà học về các yếu tố tự nhiên, các hoạt động kinh tế đang diễn ra trên đất nước mình, trong môi trường xung quanh. Ý thức mong muốn đất nước nhà tươi đẹp, giàu mạnh là cơ sở sâu sắc cho giáo dục học sinh ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường.

Như vậy, môn địa lí ở trường phổ thông thực chất đã đề cập và phải đề cập đến những kiến thức và kỹ năng về môi trường và bảo vệ môi trường. Có thể tóm tắt các nội dung đó trong bảng sau (trang 31).

31

Bảng 1: Hệ thống kiến thức và kỹ năng về môi trường cần được đề cập trong môn địa lí ở trường phổ thông cơ sở.

STT (1)

Hệ thống kiến thức (2)

Hệ thống kỹ năng (3)

1 Môi trường và yếu tố thành phần của môi trường

- Các khái niệm chung về môi trường, các yếu tố thành phần của môi trường tự nhiên và nhân tạo.

- Quan sát, tìm hiểu điều tra các yếu tố thành phần của môi trường tự nhiên

2 Các tác động của con người đến môi trường - Nhận xét, phê phán, đánh giá trạng thái của môi trường và những tác động của con người đến môi trường

- Việc khai thác và sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên, việc phục hồi và làm giàu các tài nguyên thiên nhiên, việc cải tạo môi trường tự nhiên

- Các tác động phá hoại và làm ô nhiễm môi trường tự nhiên

- Các hoạt động có tác dụng bảo vệ, cải tạo môi trường như trồng và chăm sóc cây, chim thú, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ và cải tạo đất...

Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số đến môi trường

32

3 Tác động của môi trường đến sinh vật và con người

- Các tác động của môi trường đến các điều kiện sống, lao động, sản xuất và nghỉ ngơi của con người (thiên tai, các tác nhân lý, hóa học ảnh hưởng đến sự sống của con người, các điều kiện tự nhiên và xã hội ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi, giải trí của con người)

- Làm quen với các biện pháp cải thiện môi trường nhƣ phòng chống bão lụt bảo vệ và cải thiện các điều kiện sống và nghỉ ngơi của con người...

Các kiến thức và kỹ năng giáo dục môi trường nói trên phần lớn đã được tích hợp vào chương trình giáo khoa địa lí hiện hành ở phổ thông cơ sở (9, 18, 33, 48).

33

Bảng 2: Hệ thống các kiến thức về môi trường đã được đưa vào chương trình và sách giáo khoa các lớp 6, 7, 8, 9.

( )

Lớp Nội dung kiến thức

6 7 8 9

1. Môi trường và các yếu tố của môi trường

- Khái niệm chung về môi trường, các yếu tố cấu thành của môi trường

+ + + +

2. Tác động của con người đến môi trường

- Khái niệm về việc khai thác và việc sử dụng hợp lý các tài nguyên tự nhiên, về việc phục hồi và làm giàu các tài nguyên thiên nhiên

+ + + -

- Khái niệm về việc cải tạo môi trường tự nhiên + + + + - Khái niệm về tác động phá hoại và làm ô nhiễm môi trường + + + -

- Mối quan hệ giữa dân số và môi trường + + - -

3. Tác động của môi trường đến sinh vật và con người

- Khái niệm về sự tác động của môi trường đến các điều kiện lao động, sản xuất và nghỉ ngơi của con người

+ + + +

34

Bảng 3: Hệ thống các kỹ năng học tập, nghiên cứu về môi trường đã được đưa vào chương trình, sách giáo khoa địa lí các lớp 6, 7, 8, 9

Nhóm kỹ năng Nội dung hoạt động Lớp

6 7 8 9

1. Rèn luyện các kỹ năng học tập có nội dung liên quan đến môi trường

- Sưu tầm tranh ảnh, sách báo, ca dao tục ngữ nói về kinh nghiệm cải tạo tự nhiên

+ - + -

- Sưu tầm mẫu vật (đất đá, động thực vật... của môi trường xung quanh

+ +

- Quan sát, mô tả các biện pháp cải tạo tự nhiên của nhân dân địa phương

+ + +

2. Rèn luyện các kỹ năng nghiên cứu về môi trường

- Tìm hiểu, điều tra môi trường địa phương

+ + -

- Nhận xét, đánh giá tình trạng của môi trường xung quanh và tác động của con người đến môi trường

+ +

3. Rèn luyện các kỹ năng tham gia hoạt động bảo vệ cải thiện môi trường

- bảo vệ, cải tạo tự nhiên + V V V

- Chống thiên tai (bão lụt) V V V V

- Chống ô nhiễm môi trường V V V V

Giải thích các kí hiệu: - Chƣa đề cập (V) - Đề cập mờ nhạt (-) - Đề cập rõ nét (+)

35

So sánh hệ thống kiến thức và kỹ năng đã đƣợc đƣa vào các sách giáo khoa địa lí ở cấp phổ thông cơ sở có thể thấy, các cuốn sách giáo khoa của cấp học này đã đề cập:

a) Về kiến thức:

- Các khái niệm cơ bản về các yếu tố thành phần của môi trường tự nhiên như các quyển của trái đất, các yếu tố của môi trường tự nhiên các châu lục và môi trường Việt Nam.

- Các kiến thức về việc khai thác và sử dụng hợp lí các tài nguyên thiên nhiên.

Việc phục hồi và làm giàu các tài nguyên thiên nhiên cũng đã đƣợc đề cập trong các sách giáo khoa các lớp 6, 7, 8, riêng sách giáo khoa địa lí 9 mới nói nhiều đến việc sử dụng chứ chƣa đề cập đến việc phục hồi các nguồn tài nguyên thiên nhiên này.

- Các kiến thức về mối quan hệ giữa dân số và môi trường cũng đã được đề cập trong các cuốn sách giáo khoa từ lớp 6 đến lớp 8 (sách giáo khoa địa lí 9 đáng lẽ có thể nói nhiều hơn đến vấn đề này song chỉ nêu một cách mờ nhạt).

- Các kiến thức về những tác động phá hoại và làm ô nhiễm môi trường (trong sách giáo khoa địa lí 9 cũng ít được đề cập, đặc biệt chưa nêu được ảnh hưởng của việc phân bố các trung tâm công nghiệp, việc xử lí các chất thải của công nghiệp, giao thông vận tải).

- Riêng các kiến thức về sự tác động của môi trường

36

đến các điều kiện sống, lao động, sản xuất của con người thì đã được đề cập khá rõ nét trong tất cả các sách giáo khoa như ảnh hưởng của thời tiết đối với sản xuất nông nghiệp (địa lí 6): Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu nhiệt đới của nước ta mang lại (địa lí 8): Sự thuận lợi của các nước trong vùng núi Anpơ trong việc phát triển du lịch (địa lí 7): Thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng ở nước ta đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của các vùng đó (địa lí 9).

b) Về kỹ năng.

- Các kỹ năng học tập về môi trường đã được đề cập khá đầy đủ (rõ nét) trong tất cả các sách giáo khoa địa lí ở các lớp của cấp phổ thông cơ sở.

- Các kỹ năng nghiên cứu về môi trường như tìm hiểu, điều tra môi trường địa phương đã được đưa vào trong các sách giáo khoa 6, 7, 8. Tuy vậy, sách giáo khoa địa lí 9 nội dung này còn ít đƣợc đề cập.

Nhìn chung, các bài tập thực hành có nội dung giáo dục môi trường đã gắn với thực tế địa phương, phục vụ cho các bài giảng lí thuyết, phù hợp với trình độ học sinh.

Tuy nhiên, số lƣợng các bài tập thực hành trong sách giáo khoa vẫn còn ít. Mặt khác, phần lớn các bài tập rèn luyện kỹ năng mới chỉ dừng lại ở mức độ nhận biết, tìm hiểu chứ chưa chú trọng đến việc rèn luyện các kỹ năng bảo vệ, cải thiện môi trường.

37

Từ những nhận xét trên cho thấy: Trong quá trình giảng dạy địa lí, giáo viên cần phải bổ sung các kiến thức và kỹ năng bảo vệ môi trường còn thiếu (mờ nhạt) hoặc chƣa đề cập đúng mức trong các sách giáo khoa địa lí của cấp phổ thông cơ sở.

Một phần của tài liệu Luận án phó Tiến sĩ Khoa học sư phạm - Tâm lý: Xác định các hình thức tổ chức và phương pháp giáo dục môi trường qua môn Địa lý ở trường phổ thông cơ sở Việt Nam (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(191 trang)