CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
1.3. Nghiên c ứu thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nói chung và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ nói riêng theo hình
1.3.3. Tr ở ngại cho sự tham gia của khu vực tư nhân
Một cách hiệu quả để thu hút khu vực tư nhân cho phát triển KCHT bền vững chính là loại bỏ các trở ngại làm ảnh hưởng đến sự tham gia của khu vực tư nhân. Vấn đề ở đây là đi xác định đúng các trở ngại để loại bỏ chúng.
Mặc dù hình thức đối tác công tư là phương tiện giúp Nhà nước đảm bảo tài chính và chuyên môn trong phát triển KCHT. Tuy nhiên, khu vực tư nhân sẽ ngập ngừng khi tham gia vào mối quan hệ đối tác này nếu thiếu đi môi trường chính sách rõ ràng và ổn định; các quy định; thể chế và các thủ tục [40].
Những “cơn ác mộng” rất nhiều nhà đầu tư gặp phải về sự chậm trễ kéo dài
22
hoặc hủy bỏ dự án vì những trở ngại liên quan đến chính trị, quản lý và pháp lý. Có 09 trở ngại mà nhà đầu tư nước ngoài gặp phải được Sader (2000) chỉ ra: “những quan điểm trái ngược nhau trong Chính phủ; thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; không đủ chuyên môn để thực hiện các dự án PPP; đàm phán trực tiếp chứ không thông qua đấu thầu để lựa chọn nhà đầu tư; quy tắc đấu thầu không rõ ràng; sự can thiệp chính trị; các điều kiện để thâm nhập thị trường không rõ ràng; thiếu khung pháp lý đầy đủ; khó khăn trong quá trình hoạt động;
cam kết chính trị của các Chính phủ kế nhiệm” [160].
Panayotou [151] khẳng định những trở ngại cho khu vực tư nhân là rất lớn, cụ thể: “thiếu pháp luật thích hợp cho sự tham gia của khu vực tư nhân; không thực thi quyền sở hữu tài sản và hợp đồng; thiếu sự tin tưởng khu vực tư nhân của các nhà hoạch định chính sách; sự không ủng hộ của cộng đồng”.
Theo báo cáo của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (2014), đầu tư vào KCHT sẽ thu hút khu vực tư nhân khi điều kiện rủi ro và lợi nhuận chấp nhận được.
Tuy nhiên, khu vực tư nhân vẫn gặp một số trở ngại: “sự thiếu ổn định của cơ chế điều tiết hay sự can thiệp chính trị của Chính phủ; ràng buộc pháp lý của tổ chức tài chính; thiếu thông tin về hiệu quả đầu tư của các dự án KCHT đã được thực hiện trước đó” [144].
Ở Trung Quốc, khi tham gia vào các dự án PPP, những trở ngại mà khu vực tư nhân phải đối mặt: (i) những bất trắc (rủi ro vốn có - chậm tiến độ, các vấn đề về chất lượng, tăng chi phí, thay đổi nhu cầu thị trường và rủi ro gây ra bởi pháp luật, quy định và môi trường chính trị); (ii) hạn chế về năng lực của Nhà nước trong phân tích rủi ro và thương thảo hợp đồng với khu vực tư nhân; sự giới hạn của các hình thức huy động vốn [110]. Wang tiến hành phân tích các dự án PPP thất bại ở Trung Quốc để tìm ra 08 trở ngại gây ra sự thất bại cũng như cản trở sự tham gia của khu vực tư nhân: “sự can thiệp, sự tham nhũng và quy trình ra quyết định yếu kém của Chính phủ; các quy định mâu thuẫn, thực thi không mang tầm quốc gia và không có chính sách cho các khía cạnh cụ thể của việc áp dụng hình thức PPP; sự không chắc chắn về doanh thu; tài chính dự án; sự phân phối quyền không đồng đều trong quan hệ đối tác; sự tín nhiệm thấp của Chính phủ; không đủ kinh nghiệm trong PPP; sự khác nhau về phương pháp làm việc” [182].
Ấn Độ được biết đến là nền kinh tế có sự tăng trưởng mạnh tuy nhiên để thúc
23
đẩy hơn nữa sự tăng trưởng này thì cần có một hệ thống KCHT vững chắc hỗ trợ.
Khu vực tư nhân tham gia vào phát triển KCHT thông qua mô hình đối tác công tư chủ yếu là trong lĩnh vực GTĐB. Trong quá trình tham gia đó, những trở ngại cơ bản mà khu vực tư nhân phải đối mặtliên quan đến thể chếvà được phân chia thành 03 loại (Hình 1.2) [60].
Hình 1.2: Các trở ngại cho sự tham gia của khu vực tư nhân
Nguồn: Ambit Capital, 2015
Khi thị trường PPP ở Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển thì những trở ngại cho sự tham gia của khu vực tư nhân là không hề nhỏ [28].
- Thứ nhất, chưa có hệ thống quản lý đầu tư công (PIM – Public Investment Management) hiện đại để đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư
Các trở ngại liên quan đến thể chế PPP
Trở ngại về cơ cấu
Thiếu đơn vị quản lý PPP độc lập
Cơ chế giải quyết tranh chấp kéo dài
Phân bố rủi ro không đều
Sự không linh hoạt trong đàm phán
lại hợp đồng
Trở ngại về hoạt động
Chậm trễ trong bàn giao mặt bằng
Áp dụng mức phí
Trở ngại về tài chính
Không có công cụ tài chính dài hạn
Năng lực tín dụng hạn chế của các ngân hàng thương mại
24 KCHT.
- Thứ hai, nguy cơ đầu tư chuyển rủi ro và gánh nặng tài chính cho ngân sách Nhà nước và hệ thống ngân hàng.
- Thứ ba, hành lang pháp lý cơ bản đã hoàn thiện nhưng chưa đủ mạnh.
- Thứ tư, khả năng hỗ trợ của Nhà nước còn hạn chế.
- Thứ năm, khả năng huy động các nguồn vốn phù hợp vẫn còn là một thách thức lớn.
- Thứ sáu, thiếu đồng thuận với chính sách thu phí của các dự án PPP.