Mô hình nghiên c ứu đề xuất

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư ở Việt Nam (Trang 68 - 71)

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN

2.4. Mô hình và gi ả thuyết nghi ên c ứu

2.4.1. Mô hình nghiên c ứu đề xuất

Mặc dù lý thuyết hành vi có kế hoạch ban đầu được phát triển để nghiên cứu các hành vi cá nhân nhưng lý thuyết này đã được nhiều nghiên cứu áp dụng để giải quyết các vấn đề nghiên cứu khác nhau, ở các lĩnh vực, bối cảnh nghiên cứu khác nhau. Ví dụ: Cheng đã sử dụng lý thuyết hành vi có kế hoạch để dự đoán ý định hợp tác dự án của các tổ chức xây dựng [66]. Tang cũng dựa trên lý thuyết hành vi có kế hoạch để xây dựng một mô hình, giả thuyết để kiểm định hành vi đấu thầu của các nhà thầu trong các dự án PPP [169]…

Đề tài nghiên cứu của luận án nhằm mục đích khám phá các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến thu hút khu vực tư nhân tham gia các dự án PPP trong lĩnh vực KCHT GTĐB thông qua nghiên cứu ý định đầu tư của khu vực tư nhân nằm trong phạm vi của lý thuyết hành vi có kế hoạch, phù hợp để áp dụng lý thuyết này nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án.

Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng biến phụ thuộc chính là ý định đầu tư của khu vực tư nhân. Thái độ, chuẩn mực chủ quan, nhận thức, kiểm soát hành vi được hiểu như sau:

Thái độ được xác định bởi niềm tin của khu vực tư nhân về hoạt động đầu tư phát triển KCHT GTĐB theo hình thức đối tác công tư sẽ mang lại lợi ích nhất định từ việc tham gia vào các dự án này.

Việc tham gia vào các dự án PPP có thể cung cấp cho khu vực tư nhân nhiều lợi ích kinh tế và kỹ thuật như lợi nhuận, tiếp cận thị trường mới, phát triển doanh nghiệp…[137].

Khi khu vực tư nhân có niềm tin rằng sự tham gia đầu tư vào các dự án PPP GTĐB là tốt thì sẽ hình thành niềm tin hành vi và ảnh hưởng đến thái độ của khu vực tư nhân.

Chuẩn chủ quan là nhận thức về mức độ chấp thuận cho khu vực tư nhân đầu tư phát triển KCHT GTĐB theo hình thức đối tác công tư của các bên liên quan chính trong một dự án PPP.

Các dự án PPP thực hiện sẽ không có hiệu quả hoặc thiếu hiệu quả khi vấp phải sự phản đối của các bên liên quan. Sự phản đối này xuất hiện khi mà có một khoảng cách giữa những kỳ vọng của các bên liên quan với kết quả mong muốn của dự án [196].

Thuật ngữ “các bên liên quan” được bắt nguồn từ Học viện nghiên cứu Stanford (SRI) vào những năm 1960. Các bên liên quan được hiểu là những nhóm mà nếu không có sự hỗ trợ của họ thì tổ chức không thể tồn tại. Freeman [88],

58

[89] định nghĩa các bên liên quan như là nhóm hay cá nhân có ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi sự đạt được mục tiêu của tổ chức hay những nhóm người rất quan trọng với sự sống còn của tổ chức. Venkat Raman đưa ra khái niệm các bên liên quan là cá nhân, nhóm hoặc tổ chức có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đáng kể đến cách tổ chức hoạt động và hình thành chính sách, quyết định cũng như hành động của tổ chức [179]. Jones & Wicks cho rằng nội dung lý thuyết của các bên liên quan tập trung vào việc ra quyết định quản lý của tổ chức và tổ chức có quan hệ với nhiều nhóm (các bên liên quan) và bị ảnh hưởng bởi các quyết định của các nhóm đó [118].

Lý thuyết các bên liên quan rất hữu ích để giúp xác định các bên liên quan và mối quan hệ giữa các bên liên quan trong quá trình hoạt động của tổ chức.

Trong một dự án PPP, các bên liên quan chính được xác định gồm: Khu vực Nhà nước, khu vực tư nhân, người sử dụng dịch vụ và bên cho vay [176]. Như vậy, dựa theo học thuyết các bên liên quan, trong nghiên cứu này, chuẩn mực chủ quan bao gồm ảnh hưởng từ phía khu vực Nhà nước, người sử dụng dịch vụ và bên cho vay.

Nhận thức kiểm soát hành vi: là nhận thức của khu vực tư nhân về thực hiện hoạt động đầu tư phát triển KCHT GTĐB theo hình thức đối tác công tư là dễ dàng hay khó khăn.

Khả năng tham gia vào các dự án PPP GTĐB của khu vực tư nhân phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực để thực hiện dự án và ít các trở ngại làm ảnh hưởng đến lợi ích mong đợi của khu vực tư nhân khi thực hiện dự án.

Các dự án PPP GTĐB thường phức tạp về tài chính, kỹ thuật, đòi hỏi khu vực tư nhân phải có đủ năng lực kỹ thuật, nền tảng tài chính vững chắc, khả năng vay vốn mạnh mẽ mới có thể tham gia. Kinh nghiệm thực hiện các dự án PPP trước đây cũng là một lợi thế để khu vực tư nhân xem xét liệu có nên tham gia vào một dự án PPP mới hay không [167], [190].

Khu vực tư nhân thường đòi hỏi một bộ các quy tắc và quy trình được thiết lập để đảm bảo chắc chắn cho sự đầu tư của họ. Các nhà đầu tư cảm thấy an toàn và được bảo vệ khi môi trường đầu tư phù hợp, minh bạch, có thể dự đoán được và được thực thi đầy đủ. Các nhà đầu tư sẽ tránh những nơi đầu tư mà các chính sách, khung pháp lý bị sửa đổi thường xuyên hoặc tồn tại trong một thời gian ngắn cũng như nơi mà các Chính phủ không tham khảo ý kiến của ngành về các thay đổi về luật pháp bởi vì hậu quả của việc không ổn định môi trường đầu tư đã được chứng minh là dẫn đến rủi ro và chi phí cao hơn và không có khả năng khai thác tiềm năng thực sự của dự án.

59

Như vậy, nhận thức kiểm soát hành vi trong nghiên cứu này bao gồm năng lực và kinh nghiệm của khu vực tư nhân, đặc điểm dự án và môi trường đầu tư.

Tóm lại, dựa vào lý thuyết hành vi hợp lý, lý thuyết hành vi có kế hoạch và tổng quan các công trình nghiên cứu trước đây, tác giảđưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất với biến phụ thuộc là ý định đầu tư và các biến độc lập gồm: (i) Thái độ của khu vực tư nhân ; (ii) Hỗ trợ của khu vực Nhà nước; (iii) Hỗ trợ của bên cho vay; (iv) Hỗ trợ của người sử dụng dịch vụ; (v) Năng lực và kinh nghiệm của khu vực tư nhân; (vi) Môi trường đầu tư; (vii) Đặc điểm của dự án (Hình 2.8).

Hỗ trợ của khu vực Nhà nước

Hỗ trợ của người sử dụng dịch vụ

Năng lực và kinh nghiệm của khu vực tư nhân

Hỗ trợ của bên cho vay

Đặc điểm của dự án Môi trường đầu tư

Ý định

của khu vực nhân Thái độ của khu vực tư nhân

H1

H2

H3

H4

H5

H6

H7

Hình 2.8: Mô hình nghiên cứu đề xuất và các giả thuyết nghiên cứu

60

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức đối tác công tư ở Việt Nam (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(201 trang)