CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
2.1. Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
2.1.3. Các hình th ức đối tác công tư
Nhiều hình thức đối tác công tư tồn tại và đang được tiếp tục phát triển để phù hợp với các đặc điểm của từng dự án. Không có một mô hình PPP duy nhất nào mà mỗi dự án sẽ xác định cho nó mô hình PPP phù hợp và cần thiết.
Các hình thức PPP được hình thành để phản ánh những mục tiêu, yêu cầu khác nhau của dự án và nói chung chỉ khác nhau về mức độ tham gia của khu vực tư nhân. Cung cấp dịch vụ công có thể bởi Nhà nước và khu vực công chịu toàn bộ trách nhiệm hoặc có thể bởi Tư nhân và Tư nhân đảm nhận toàn bộ các trách nhiệm đó. PPP chính là hình thức chuyển từ cung cấp hoàn toàn bởi Chính phủ sang Tư nhân với mức độ tham gia của khu vực tư nhân tăng dần. Ngoài ra, các hình thức PPP cũng thể hiện sự khác nhau về nguồn tài chính và sở hữu tài sản.
a) Xét theo cơ chế thanh toán
Có 2 hình thức PPP (Hình 2.2) [84], [186]:
PPP dựa trên thu phí của người sử dụng (User-Fee PPPs): là hình thức mà khu vực tư nhân nhận được doanh thu chỉ từ thu trực tiếp phí sử dụng. Hình thức này áp dụng cho những lĩnh vực đầu tư mà có thể thu được phí trực tiếp và rõ ràng như KCHT GTĐB.
PPP dựa trên mức độ sẵn sàng thực hiện dịch vụ (Availability-Based PPPs):
là hình thức mà khu vực tư nhân nhận được doanh thu từ các khoản thanh toán của Nhà nước. Hình thức này được áp dụng cho những lĩnh vực đầu tư mà không thể xác định các khoản chi phí trực tiếp cho người sử dụng như y tế, giáo dục… hoặc lĩnh vực mà Chính phủ là người sử dụng có hiệu quả như dự án các tòa nhà cho Chính phủ…
43
Hình 2.2: Các hình thức PPP theo cơ chế thanh toán
Nguồn: Lê VănTăng, 2015 b) Xét theo hình thức hợp đồng
Trung tâm của mối quan hệ PPP chính là hợp đồng dự án giữa cơ quan Nhà nước và tư nhân. Trên thế giới, có nhiều cấu trúc hợp đồng được xây dựng và sử dụng cho các loại dự án PPP khác nhau. Các hợp đồng PPP được đặt tên dựa vào các giai đoạn thực hiện hoặc cấu trúc hợp đồng như BOT, BOO, O&M… [9], [34].
Hợp đồng dựa trên hình thức nhượng quyền (quyền sở hữu tài sản):
- Thuộc sở hữu của tư nhân: hợp đồng BOO.
- Hợp đồng nhượng quyền: hợp đồng BOT, BTO.
- Hợp đồng cho thuê: hợp đồng BLT, BTL.
- Hợp đồng quản lý: hợp đồng O&M.
Hợp đồng dựa trên giai đoạn chuyển giao:
- Chuyển giao ngay sau khi xây dựng: hợp đồng BTO, BTL, BT.
- Chuyển giao sau giai đoạn kinh doanh: hợp đồng BOT, BLT.
- Không yêu cầu chuyển giao: hợp đồng BOO.
Hợp đồng dựa trên nguồn doanh thu:
- Dự án có nguồn thu từ phí người sử dụng: BOT, BTO, BOO, O&M.
Hình thức Nhà nước trả Hình thức
Người sử dụng dịch vụ trả
Doanh nghiệp dự án (SPV) Doanh nghiệp
dự án (SPV)
Thanh toán đồngHợp
Thanh toán
Nhà nước Người sử
dụng dịch vụ Người sử
dụng dịch vụ Nhà nước
Cung dịch cấp
vụ
Cung dịch cấp
vụ
Thanh toán đồngHợp
44
- Dự án có nguồn thu từ thanh toán theo giai đoạn thực hiện từ Nhà nước:
BTL, BLT.
- Dự án bao gồm việc giao khu đất khác để đổi lại việc xây dựng công trình dự án (đổi đất): BT.
Các loại hợp đồng được hiểu cụ thể như sau:
Hợp đồng quản lý (O&M): là hợp đồng giữa cơ quan Nhà nước và đối tác tư nhân, trong đó thỏa thuận cho khu vực tư nhân được quản lý một tiện ích hay dịch vụ công.
Hợp đồng cho thuê (BTL, BLT): cơ quan Nhà nước cho đối tác tư nhân thuê tài sản/tiện ích/kết cấu hạ tầng sẵn có thuộc sở hữu của cơ quan Nhà nước để thực hiện khai thác, vận hành, cung cấp các dịch vụ công và đối tác tư nhân phải trả một khoản phí thuê cố định theo thỏa thuận cho cơ quan Nhà nước.
Xây dựng – vận hành – chuyển giao (BOT): khu vực Nhà nước và tư nhân thỏa thuận cho phép đối tác tư nhân bỏ vốn xây dựng và được phép kinh doanh trong một thời hạn nhất định nhằm thu lại chi phí đã bỏ ra và thu một khoản lợi nhuận. Kết thúc thời hạn hợp đồng, đối tác tư nhân phải chuyển giao không bồi hoàn KCHT cho khu vực Nhà nước.
Xây dựng – chuyển giao – vận hành (BTO): cơ quan Nhà nước và đối tác tư nhân ký kết hợp đồng trong đó đối tác tư nhân bỏ vốn xây dựng, sau khi xây dựng xong, đối tác tư nhân chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho Nhà nước, ngược lại Nhà nước dành cho tư nhân quyền khai thác, sử dụng tài sản đó trong một thời gian nhất định.
Xây dựng – Sở hữu – Vận hành (BOO): khu vực Nhà nước và tư nhân thỏa thuận để đối tác tư nhân bỏ vốn xây dựng và được phép khai thác, vận hành tài sản.
Đối tác tư nhân có quyền sở hữu tài sản trong suốt vòng đời của nó.
45
Hình 2.3: Các hình thức hợp đồng PPP