4.2. K ết quả chạy mô h ình và th ảo luận
4.2.4. Th ảo luận kết quả nghi ên c ứu
Nghiên cứu thu hút khu vực tư nhân tham gia đầu tư phát triển KCHT GTĐB theo hình thức đối tác công tư trong bối cảnh Việt Nam là sự mở rộng của các
118
nghiên cứu trước đó bằng việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định đầu tư của khu vực tư nhân vào các dự án PPP GTĐB.
Kết quả nghiên cứu cho thấy môi trường đầu tư; thái độ của khu vực tư nhân;
hỗ trợ của người sử dụng; đặc điểm dự án; năng lực và kinh nghiệm của khu vực tư nhân; hỗ trợ của bên cho vay; hỗ trợ của Nhà nước đều có tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đếný định đầu tư của khu vực tư nhân.
Nhân tố thứ nhất: Thái độ của khu vực tư nhân
Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng thái độ đối với đầu tư vào dự án PPP là yếu tố dự báo quan trọng cho ý định đầu tư và phù hợp với các kết quả từ các nghiên cứu trước đó về ứng dụng của lý thuyết hành vi có kế hoạch (Gopi, Ramayah, 2007 và Alleyne, Broome, 2011) [47], [96].
Kết quả giải thích thực tế là tất cả các hoạt động đầu tư của khu vực tư nhân đều được tự xác định và chủ yếu được hướng dẫn bởi thái độ của họ. Họ chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Do đó, nếu thái độ đó là tích cực, có khả năng cao họ sẽ thực hiện hành vi đầu tư hay nắm giữ thái độ tích cực về đầu tư KCHT GTĐB theo hình thức PPP thì khu vực tư nhân không ngần ngại tham gia vào các dự án PPPđó.
Nhân tố thứ hai: Hỗ trợ của Khu vực Nhà nước
Kết quả của nghiên cứu cho thấy hỗ trợ của khu vực Nhà nướctác động tích cực có ý nghĩa thống kê đến ý định đầu tư của khu vực tư nhân. Những hỗ trợ từ Nhà nước đối với đầu tư theo hình thức PPP góp phần nâng cao tính hấp dẫn của một dự án PPP và tạo điều kiện khuyến khích khu vực tư nhân tham gia [123]. Nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và quản lý của một dự án PPP [191]. Sự tham gia không phù hợp của Nhà nước có thể dẫn đến không thu hút được các nhà đầu tư.
Kết quả của nghiên cứu cũng tìm thấy ở các nghiên cứu đã công bốtrước đó [122], [139], [158], [176]. Sự hỗ trợ có chất lượng cao của Nhà nước cải thiện hiệu quả đầu tư của khu vực tư nhân [139], liên quan đến cam kết của Nhà nước, đảm bảo doanh thu, sự tin cậy và minh bạch thông tin [158]. Kirama và Mayo [122] cho rằng sự thành công của sự tham gia của khu vực tư nhân cần Nhà nước hỗ trợ bằng cách nâng cao nhận thức của cộng đồng. Hỗ trợ dưới hình thức bảo lãnh là bắt buộc trong PPP để tạo cho khu vực tư nhân sự tự tin khi mà các dự án PPP gặp nhiều rủi
119
ro bởi quy mô lớn và thời gian thực hiện dài. Khu vực tư nhân phải huy động một lượng vốn lớn trả trước nhưng không thể mong đợi bù lại trong thời gian ngắn [52], [176]. Tiền của Nhà nước có thể được sử dụng hiệu quả để cải thiện các dự án PPP.
Nhà nước là đối tác chính trong PPP và hỗ trợ tài chính của Nhà nước là một yếu tố quan trọng trong thành công dự án PPP [75]:
Hỗ trợ của Nhà nước có thể cải thiện khả năng tài chính và tạo một dự án hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư, nhưng nó sẽ không biến một dự án xấu thành một dự án tốt.
Sử dụng hỗ trợ của Nhà nước một cách hiệu quả, đảm bảo các mục tiêu của Nhà nướcđạt được.
Đảm bảo các cơ chế tài trợ được cấp nguồn đầy đủ và được khuyến khích.
Nhân tố thứ ba: Hỗ trợ của bên cho vay
Kết quả của nghiên cứu cho thấy hỗ trợ của bên cho vay tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đến ý định đầu tư của khu vực tư nhân.
Dự án PPP trong lĩnh vực GTĐB thường được mô tả là lớn, phức tạp và đòi hỏi nhiều vốn. Một kế hoạch tài chính thuận lợi là yếu tố quan trọng cho sự thành công của một dự án PPP. Với sự hỗ trợ từ phía bên cho vay giúp tăng cường năng lực và khả năng của khu vực tư nhân trong việc thực hiện các dự án PPP. Thiếu đi nguồn lực tài chính từ phía bên cho vay có thể khiến khu vực tư nhân từ bỏ ý định đầu tư vào các dự án PPP GTĐB [167].
Chính vì vậy, khu vực tư nhân muốn tham gia vào dự án PPP nên đưa tổ chức tài chính tham gia sớm trong quá trình chuẩn bị hồ sơ dự thầu. Điều này giúp khu vực tư nhân có cơ hội để xác minh tính khả thi và tính hợp lý của kế hoạch tài chính của mình, từ đó làm tăng khả năng thắng thầu. Ngoài ra, nó còn làm giảm khả năng thất bại của dự án do các vấn đề về tài chính [123].
Nhân tố thứ tư: Hỗ trợ của người sử dụng dịch vụ
Kết quả của nghiên cứu cho thấy hỗ trợ của người sử dụng dịch vụ tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đến ý định đầu tư của khu vực tư nhân. Với vai trò chính đảm bảo tài chính cho dự án, mang lại lợi nhuận cho khu vực tư nhân, sự tham gia của người sử dụng dịch vụ giúp nâng cao hiệu quả dự án, tạo tính minh bạch tổng thể, cải thiện mối quan hệ tổ chức giữa người sử dụng với khu vực Nhà
120
nước và khu vực tư nhân [57]. Nếu không có được sự đồng tình, ủng hộ và sẵn lòng trả phí dịch vụ sử dụng của người sử dụng sẽ ngăn cản, trì hoãn thực hiện hình thức PPP trong đầu tư phát triển KCHT GTĐB cũng như ý định muốn đầu tư vào các dự án này của khu vực tư nhân.
Theo truyền thống, KCHT GTĐB được Chính phủ cung cấp miễn phí cho người sử dụng hoặc trả phí với sự trợ cấp của Chính phủ. Khi việc cung cấp này được thực hiện theo hình thức đối tác công tư thì người sử dụng phải trả phí cao hơn hay nhiều hơn so với từ phía Nhà nước cung cấp bởi thiếu sự trợ cấp của Nhà nước [194]. Phải mất một thời gian dài để công chúng hiểu và chấp thuận thanh toán cho dịch vụ mà trước đây đã quen với miễn phí hoặc được trợ cấp. Khi hình thức PPP còn khá mới mẻ trong thực hiện các dự án GTĐB ở Việt Nam và công tác truyền thông nâng cao nhận thức cho công chúng còn mờ nhạt dẫn đến nhận thức và sự đồng thuận về dự án PPP còn phân tán và thiếu đồng nhất, công chúng chưa thực sự quan tâm và tham gia đóng góp ý kiến cho vấn đề xã hội hóa đầu tư KCHT, có thể dẫn đến sự phản đối mạnh mẽ trong công chúng, gây sự e ngại cho khu vực tư nhân.
Điều này chứng thực với quan điểm của Gupta và Narasimham rằng PPP thành công đòi hỏi sự hiểu biết và hỗ trợ của cộng đồng [99]. Ngược lại, sự phản đối của công chúng đã cho thấy sự trì hoãn hoặc hủy bỏ dự án PPP (Hall và các cộng sự) [101].
Nhân tố thứ năm: Môi trường đầu tư
Kết quả của nghiên cứu cho thấy môi trường đầu tư tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đến ý định đầu tư của khu vực tư nhân. Sự tồn tại của môi trường đầu tư tốt từ lâu đã được khẳng định là điều kiện tiên quyết để thu hút đầu tư và từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế [81]. Khu vực tư nhân sẽ không quan tâm đến tham gia vào các dự án PPP nếu tình hình đất nước không có lợi. Sự sẵn lòng của các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án PPP phụ thuộc rất nhiều vào môi trường nơi mà các dự án hoạt động [52], [123].
Phát hiện nhân tố môi trường đầu tư của nghiên cứu này là sự hỗ trợ mạnh mẽ cho kết quả của các nghiên cứu trước đó của Cheung [69] và Abdel [37] tiến hành ở các nước đang phát triển và của Huỳnh Thị Thúy Giang, Tuan [12], [176]
121
tiến hành ở Việt Nam rằng môi trường đầu tư thuận lợi là yếu tố quan trọng để thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân.
Chan và các cộng sự [62] cho rằng môi trường kinh tế vĩ mô, chính trị và xã hội ổn định là những yếu tố thành công quan trọng để thực hiện các dự án PPP ở Trung Quốc. Kết quả của Li và các cộng sự, Ng và các cộng sự, Zhang cũng cung cấp một số bằng chứng tương tự về tầm quan trọng của điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định, khung pháp lý thuận lợi và chính sách kinh tế vững chắc trong quá trình thực hiện PPP [126], [138].
Nhân tố thứ sáu: Năng lực và kinh nghiệm của khu vực tư nhân
Kết quả của nghiên cứu cho thấy năng lực và kinh nghiệm của bản thân khu vực tư nhân tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đến ý định đầu tư của họ vào các dự án PPP GTĐB Việt Nam. Càng có nhiều nguồn lực của khu vực tư nhân thì càng có nhiều khả năng tham gia vào các dự án PPP. Khu vực tư nhân mạnh về nguồn lực đóng vai trò quan trọng để đạt được sự thành công của các dự án PPP ở Việt Nam.
Nhân tố này đã được xác định bởi rất nhiều các nghiên cứu trước đó được công bố của Tuan; Jefferies và các cộng sự; Li và các cộng sự; Zhang; Cheung; Ng và các cộng sự; Ameyan và cộng sự, Ye và các cộng sự [68], [116], [176], [190].
Nhân tố thứ bảy: Đặc điểm dự án
Kết quả của nghiên cứu cho thấy đặc điểm dự án tác động tích cực có ý nghĩa thống kê đến ý định đầu tư của khu vực tư nhân. Một dự án PPP khả thi về kỹ thuật và sinh lời sẽ thu hút sự tham gia của khu vực tư nhân. Họ sẽ không tham gia vào dự án mà không mang lại lợi nhuận đầu tư tốt [49].
Phát hiện này tương tự như các kết quả nghiên cứu trước như Alinaitwe và Ayesiga [46] đã cho thấy nhận thức của khu vực tư nhân về thực hiện thành công dự án PPP liên quan đến tính khả thi về mặt kỹ thuật và tính khả thi về tài chính của dự án; Geroniks và Lejnieks [93], đặc điểm dự án là một trong những điều kiện tốt nhất để đảm bảo cho dự án PPP ở Lavita thành công, cho phép khu vực tư nhân đạt được những lợi ích mong muốn; Babatunde [52] đánh giá dự án khả thi về kỹ thuật và dự án khả thi về tài chính là 02 nhân tố đầu tiên trong số 06 nhân tố quan trọng nhất thu hút khu vực tư nhân sự tham gia thực hiện dự án KCHT ở Nigeria.
122