CHƯƠNG 2: KHUNG KHỔ PHÂN TÍCH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Khung khổ phân tích
2.2.2. Phương pháp phân tích định lượng
2.2.2.1. Phương pháp phân tích chỉ số thương mại
Phương pháp phân tích chỉ số thương mại trực tuyến là một công cụ được phát triển bởi Phòng Thương mại Quốc tế của Ngân hàng Thế giới nhằm đánh giá các hoạt động xuất khẩu của các quốc gia ở các khía cạnh khác nhau nhằm tạo ra một bức tranh khá toàn diện về năng lực cạnh tranh thương mại. Phương pháp này tuân theo khung khổ phân tích của bộ công cụ Chuẩn đoán năng lực cạnh tranh thương mại của Ngân hàng Thế giới, cung cấp các chỉ số với bốn khía cạnh nội dung khác nhau của hoạt động thương mại: (i) cơ cấu, định hướng và tăng trưởng trong xuất khẩu và nhập khẩu, (ii) mức độ đa dạng hóa xuất khẩu trong sản phẩm và thị trường, (iii) mức độ phức tạp, tinh xảo trong hàng xuất khẩu chính của một quốc gia, và (iv) tỷ lệ tồn tại của các mối quan hệ xuất khẩu. Khuôn khổ này cho phép các nhà phân tích đánh giá sự năng động của hoạt động xuất khẩu của một quốc gia theo các biên độ thương mại khác nhau và đánh giá vị thế cụ thể của từng quốc gia so với các đối tác của mình.
Bộ công cụ này có thể được sử dụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của toàn bộ gói các sản phẩm của một quốc gia cũng như thương mại trong từng ngành cụ thể. Nó
tạo điều kiện xác định các hạn chế chính nhằm giúp các quốc gia cải thiện khả năng cạnh tranh thương mại và có những phản ứng chính sách phù hợp để khắc phục những hạn chế này.
Số liệu chủ yếu được lấy từ UN Comtrade, báo cáo chi tiết số liệu xuất khẩu và nhập khẩu song phương. Cơ sở dữ liệu thường xuyên được cập nhật và bao gồm thông tin của hơn 170 quốc gia. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ tập trung vào số liệu của các nước thành viên RCEP. Nguồn dữ liệu này có thể dễ dàng tiếp cận từ nền tảng WITS, nơi cung cấp các số liệu thống kê thương mại cũng như là một công cụ phân tích thương mại được phát triển bởi Ngân hàng Thế giới. Các chỉ số kết quả thương mại cũng được tích hợp trong nền tảng này. Ngoài dữ liệu từ UN Comtrade, phương pháp phân tích chỉ số thương mại còn sử dụng các bộ dữ liệu công khai khác, như Các chỉ số phát triển thế giới của Ngân hàng Thế giới và Các chỉ số về cường độ của Liên hợp quốc.
Trong nghiên cứu này, tác giả sẽ tập trung vào chỉ số lợi thế cạnh tranh, hay lợi thế so sánh hiện hữu (The revealed comparative advantage - RCA), chỉ số cường độ thương mại (Trade intensity index) để đánh giá, lý giải cơ cấu thương mại và tính cạnh tranh của ngành CNĐT Việt Nam so với các thành viên trong RCEP, quy mô của thương mại nội vùng, mức độ hướng nội (vùng) của xuất khẩu, mức độ tương đồng trong cơ cấu xuất nhập khẩu sản phẩm CNĐT của Việt Nam so với quốc gia khác trong RCEP.
Các chỉ số này được tính toán như sau:
Chỉ số lợi thế cạnh tranh RCA: đo lường lợi thế hay bất lợi tương đối của một quốc gia trong một ngành công nghiệp hoặc trong các sản phẩm cụ thể thông qua luồng thương mại. Chỉ số này là tỷ lệ giữa tỷ trọng của một hàng hóa trong cơ cấu xuất khẩu của một nước so với tỷ trọng của hàng hóa đó trong tổng xuất khẩu của thế giới, được tính bằng công thức:
𝑅𝐶𝐴𝑖𝑗𝑘 = 𝑥𝑖𝑗𝑘⁄𝑋𝑖𝑗 𝑥𝑤𝑗𝑘⁄𝑋𝑤𝑗
Trong đó:
xijk: giá trị xuất khẩu sản phẩm k từ một nước i sang nước/ khu vực j xwjk: giá trị xuất khẩu sản phẩm k của thế giới đến nước/ khu vực j Xij: tổng xuất khẩu từ một nước i sang nước/ khu vực j
Xwj: tổng xuất khẩu của thế giới đến nước/ khu vực j
Chỉ số lợi thế so sánh lớn hơn 1 cho thấy một nước xuất khẩu tương đối nhiều một loại hàng hóa nhất định so với mức bình quân của thế giới. Trong trường hợp này một nước có thể xem là có lợi thế so sánh đối với hàng hóa có liên quan. Ngược lại, một chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu nhỏ hơn 1 cho thấy một nước xuất khẩu tương đối ít so với mức bình quân của thế giới và cho thấy nước này không có lợi thế so sánh trong các hàng hóa có liên quan. Thay đổi của chỉ số lợi thế so sánh hiện hữu cũng cho thấy sự tăng hay giảm trong tính cạnh tranh của một hàng hóa.
Chỉ số cường độ thương mại (hay mức độ tập trung thương mại): cho biết những đối tác nào mà một quốc gia có mối quan hệ thương mại tập trung tương đối cao hơn so với mức giao thương trung bình của quốc gia đó với thế giới trong từng ngành hàng hoặc sản phẩm cụ thể. Chỉ số này được tính bằng tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm của một quốc gia sang một đối tác so với tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm trung bình của quốc gia đó ra thế giới:
Chỉ số cường độ thương mại = 100 × 𝑥𝑖𝑗𝑘⁄𝑋𝑖𝑘 𝑥𝑤𝑗𝑘⁄𝑋𝑤𝑘 Trong đó:
xijk: giá trị xuất khẩu sản phẩm k từ một nước i sang nước/ khu vực j xwjk: giá trị xuất khẩu sản phẩm k của thế giới đến nước/ khu vực j Xik: tổng xuất khẩu sản phẩm k từ một nước i
Xwk: tổng xuất khẩu sản phẩm k của thế giới
Chỉ số cường độ thương mại có thể nhận giá trị từ 0 đến +∞. Một kết quả lớn hơn 100 thể hiện cường độ thương mại cao hơn mức trung bình của thế giới.