CHƯƠNG 3: THƯƠNG MẠI TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT
3.2. Thương mại trong ngành công nghiệp điện tử giữa Việt Nam và các nước thành viên RCEP
Cùng với quá trình hội nhập với nền kinh tế khu vực, thương mại giữa Việt Nam và các nền kinh tế RCEP đã mở rộng nhanh chóng. Tính chung kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam tới các nước RCEP trong 10 năm từ 2005 đến 2014 đã tăng 3.7 lần, từ 16.862 triệu USD lên 62.692 triệu USD. Nhập khẩu từ các nền kinh tế RCEP cũng tăng 4.4 lần, từ 24.107 triệu USD lên 106.796 triệu USD trong cùng thời kỳ. Năm 2014, xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước RCEP chiếm tới 41,73% tổng kim ngạch xuất khẩu với thế giới, và nhập khẩu từ các nước RCEP chiếm 72,24% tổng kim ngạch nhập khẩu.
Để làm nên những con số tăng trưởng thương mại ấn tượng này có sự đóng góp không nhỏ của ngành CNĐT.
Hình 3.1: Xuất khẩu sản phẩm CNĐT trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các nước RCEP (Nghìn USD)
Nguồn: Đồ thị hóa từ cơ sở dữ liệu WITS – UN Comtrade
- 10.000.000 20.000.000 30.000.000 40.000.000 50.000.000 60.000.000 70.000.000
Năm 2005 Năm 2014
423.291
9.563.537 16.861.637
62.692.294
Sản phẩm CNĐT Tất cả sản phẩm
Hình 3.2: Nhập khẩu sản phẩm CNĐT trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang các nước RCEP (Nghìn USD)
Nguồn: Đồ thị hóa từ cơ sở dữ liệu WITS – UN Comtrade Nếu như trong năm 2005, giá trị xuất khẩu sản phẩm CNĐT sang khu vực RCEP chỉ đạt khoảng 423 triệu USD, chiếm 2,51% tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các mặt hàng sang thị trường này, thì đến năm 2014, con số này tăng tới 9.564 triệu USD, chiếm 15,25%. Nhập khẩu còn có mức tăng mạnh hơn với giá trị tăng từ 1.694 triệu USD năm 2005 lên tới 24.690 triệu USD năm 2014, với tỷ trọng tương ứng tăng từ 7,03% lên 23,12% trong tổng kim ngạch nhập khẩu từ các nền kinh tế RCEP.
Thương mại hai chiều trong lĩnh vực CNĐT của Việt Nam với các nền kinh tế RCEP tập trung vào ba đối tác chủ chốt là Trung Quốc, Hàn Quốc và Singapore. Vào năm 2014, ba nước này chiếm gần 75% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm CNĐT của Việt Nam tới thị trường RCEP. Trong đó Trung Quốc là đối tác dẫn đầu trong cả phương diện xuất khẩu (chiếm 28,22% kim ngạch xuất khẩu sản phẩm CNĐT của Việt Nam sang khu vực RCEP) và cả phương diện nhập khẩu (chiếm 48,38% kim ngạch nhập khẩu sản phẩm CNĐT từ các quốc gia RCEP vào Việt Nam).
Trong khi đó thương mại trong ngành giữa Việt Nam với Brunei, New Zealand và ba quốc gia còn lại trong nhóm CLMV là không đáng kể. Kim ngạch hai chiều về sản
- 20.000.000 40.000.000 60.000.000 80.000.000 100.000.000 120.000.000
Năm 2005 Năm 2014
1.693.843
24.690.300 24.107.388
106.795.633
Sản phẩm CNĐT Tất cả sản phẩm
phẩm CNĐT giữa Việt Nam và các nước này chỉ chiếm gần 0,5% tổng kim ngạch với RCEP trong lĩnh vực CNĐT.
Tuy nhiên, các đối tác chủ chốt của Việt Nam trong thương mại ngành hiện nay là không hoàn toàn đồng nhất với trước. Nói cách khác, từ năm 2005 đến 2014, đã có nhiều thay đổi về thứ tự xếp hạng đối tác xét theo kim ngạch xuất nhập khẩu.
Bảng 3.2: Tình hình xuất khẩu sản phẩm CNĐT của Việt Nam tới các nước thành viên RCEP
Giá trị
(Nghìn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị
(Nghìn USD) Tỷ trọng (%) Thế giới 899.388,94 35.826.300,43
Các nước RCEP 423.291,45 100,00% 9.563.537,33 100,00%
Indonesia 9.811,35 2,32% 920.834,19 9,63%
Malaysia 21.373,05 5,05% 859.749,55 8,99%
Philippines 10.072,76 2,38% 254.293,03 2,66%
Singapore 61.171,75 14,45% 775.190,66 8,11%
Thái Lan 42.702,37 10,09% 845.870,48 8,84%
Brunei 1,68 0,00% 183,66 0,00%
Campuchia 423,21 0,10% 18.239,84 0,19%
Myanmar 141,84 0,03% 1.824,56 0,02%
Lào 141,82 0,03% 25.216,45 0,26%
Trung Quốc 64.127,13 15,15% 2.698.563,38 28,22%
Nhật Bản 166.748,07 39,39% 544.451,49 5,69%
Hàn Quốc 33.228,44 7,85% 846.345,96 8,85%
Ấn Độ 434,01 0,10% 1.036.674,20 10,84%
Australia 11.929,36 2,82% 619.933,01 6,48%
New Zealand 984,61 0,23% 116.166,88 1,21%
Năm Quốc gia
2005 2014
Nguồn: Cơ sở dữ liệu từ WITS – UN Comtrade và tính toán của tác giả
Bảng 3.3: Tình hình nhập khẩu sản phẩm CNĐT của Việt Nam từ các nước thành viên RCEP
Giá trị
(Nghìn USD) Tỷ trọng (%) Giá trị
(Nghìn USD) Tỷ trọng (%)
Thế giới 2.163.971,27 27.142.187,53
Các nước RCEP 1.693.842,61 100,00% 24.690.299,57 100,00%
Indonesia 37.636,28 2,22% 90.641,61 0,37%
Malaysia 101.711,31 6,00% 877.671,61 3,55%
Philippines 3.149,52 0,19% 323.826,60 1,31%
Singapore 475.000,30 28,04% 2.319.649,22 9,39%
Thái Lan 27.967,30 1,65% 369.222,16 1,50%
Campuchia 17,67 0,00% 878,42 0,00%
Myanmar - - 173,20 0,00%
Lào 116,96 0,01% - -
Trung Quốc 296.210,86 17,49% 11.943.945,28 48,38%
Nhật Bản 486.717,74 28,73% 1.625.291,69 6,58%
Hàn Quốc 255.488,98 15,08% 7.099.971,24 28,76%
Ấn Độ 4.274,81 0,25% 34.713,54 0,14%
Australia 5.195,03 0,31% 3.163,20 0,01%
New Zealand 355,86 0,02% 1.151,80 0,00%
Năm Quốc gia
2005 2014
Nguồn: Cơ sở dữ liệu từ WITS – UN Comtrade và tính toán của tác giả Năm 2005, nếu như Nhật Bản là đối tác lớn nhất của Việt Nam trên cả phương diện xuất và nhập khẩu sản phẩm CNĐT trong các nước RCEP (chiếm tương ứng 39,39% và 28,73%) thì đến năm 2014, Nhật Bản chỉ còn là thị trường xuất khẩu lớn thứ chín, và là kênh nhập khẩu lớn thứ tư của Việt Nam. Mặc dù nếu xét tổng giá trị thương mại thì Nhật Bản vẫn là đối tác lớn thứ tư về lĩnh vực CNĐT của Việt Nam, nhưng hiện nay Nhật Bản cũng không tạo được khoảng cách lớn đáng kể so với đối tác xếp tiếp sau là Malaysia (Nhật Bản chiếm 6,33% trong khi Malaysia chiếm 5,07%
trong kim ngạch xuất nhập khẩu hàng CNĐT của Việt Nam với khu vực RCEP).
Cùng với Nhật Bản, thứ hạng đối tác thương mại cũng suy giảm với một số quốc gia khác như Singapore, Indonesia, Australia và Philippines (hạ một bậc từ năm 2014 so với 2005 xét về tỷ trọng trong kim ngạch xuất nhập khẩu sản phẩm CNĐT giữa Việt Nam với thị trường RCEP). Ngược lại, thương mại giữa Việt Nam với các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, và Ấn Độ có sự gia tăng đáng kể trong giai đoạn 2005 – 2014. Bên cạnh sự bứt phá mạnh mẽ và chiếm thế độc tôn của Trung Quốc, Ấn Độ cũng đã tạo dựng được tầm quan trọng trong thương mại CNĐT với Việt Nam khi trở thành đối tác xuất khẩu lớn thứ hai vào năm 2014 (năm 2005, chỉ là thị trường xuất khẩu thứ 11) và Hàn Quốc từ vị trí đối tác nhập khẩu lớn thứ tư của Việt Nam trong năm 2005, đã bước lên vị trí thứ hai trong năm 2014 với mức tăng giá trị nhập khẩu rất lớn.
Cơ cấu thương mại trong ngành CNĐT giữa Việt Nam và khu vực RCEP xét theo nhóm sản phẩm cũng thay đổi.
Thiết bị viễn thông
Máy tính và thiết bị ngoại biên Sản phẩm điện tử khác
Linh kiện điện tử
Thiết bị điện tử tiêu dùng Hình 3.3: Cơ cấu xuất khẩu theo nhóm sản phẩm CNĐT của Việt Nam
tới các nước thành viên RCEP
Nguồn: Xây dựng từ cơ sở dữ liệu WITS – UN Comtrade
8.220 2%
164.246 39%
173.594 41%
68.823 16%
8.408 2%
Năm 2005
4.844.390 2.016.760 51%
21%
1.352.482 14%
1.122.008 12%
227.897 2%
Năm 2014
Thiết bị viễn thông
Máy tính và thiết bị ngoại biên Sản phẩm điện tử khác
Linh kiện điện tử
Thiết bị điện tử tiêu dùng Hình 3.4: Cơ cấu nhập khẩu theo nhóm sản phẩm CNĐT của Việt Nam
tới các nước thành viên RCEP
Nguồn: Xây dựng từ cơ sở dữ liệu WITS – UN Comtrade Về xuất khẩu, nếu như năm 2005, nhóm các sản phẩm thiết bị viễn thông chỉ đạt giá trị khoảng 8,2 triệu USD, chiếm tỷ trọng thấp nhất trong các nhóm sản phẩm CNĐT xuất khẩu sang RCEP, thì đến năm 2014, nhóm này đã tăng trưởng đột phá, vươn lên vị trí đầu tiên với giá trị xuất khẩu đạt 4.844 triệu USD, chiếm trên 50%.
Có thể lý giải các con số này bằng sự xuất hiện ngày càng nhiều của các nhà máy sản xuất sản phẩm điện tử viễn thông lớn tại Việt Nam như Samsung, Microsoft. Nhóm sản phẩm máy tính và thiết bị ngoại biên, ngược lại, đã giảm tỷ trọng trong kim ngạch xuất khẩu của ngành, từ mức 41,01% năm 2005 xuống chỉ còn 14,14% năm 2014.
Về nhập khẩu, xét về giá trị, tất cả các nhóm sản phẩm đều có những tăng trưởng đáng kể trong 10 năm từ 2005 đến 2014, trong đó nhóm linh kiện điện tử đạt mức tăng ấn tượng nhất, đưa phần đóng góp của nhóm này từ 31,75% lên 40,84% trong kim ngạch nhập khẩu sản phẩm CNĐT của Việt Nam từ các quốc gia RCEP. Sự gia tăng hoạt động sản xuất và xuất khẩu thành phẩm CNĐT của các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam kéo theo nhu cầu ngày càng lớn về cấu kiện phục vụ quá trình sản
369.652 22%
537.860 32%
562.697 33%
152.449 9%
71.184 4%
Năm 2005
8.945.736 36%
10.083.311 41%
2.299.265 9%
2.128.576
9% 1.233.412 5%
Năm 2014
xuất, lắp ráp. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam chưa đủ khả năng sản xuất và cung ứng cấu kiện theo yêu cầu, hầu như các sản phẩm này đều phải nhập từ nước ngoài. Thực tế, có tới 45% giá trị nhập khẩu nhóm linh kiện điện tử vào Việt Nam là đến từ Hàn Quốc – quốc gia có nguồn vốn đầu tư FDI lớn nhất trong lĩnh vực CNĐT vào Việt Nam với các nhà máy của Samsung, LG. Trong khi nhập khẩu linh kiện điện tử tăng mạnh thì tỷ trọng của nhóm máy tính và thiết bị ngoại biên trong giá trị nhập khẩu lại sụt giảm lớn trong thời gian gần đây, nếu như năm 2005, nhóm này chiếm tỷ trọng lớn nhất là 33,22% thì đến năm 2014 chỉ còn giữ 9.31% trong kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm điện tử của Việt Nam.
Như vậy, tính đến năm 2014, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu linh kiện điện tử từ RCEP, và xuất khẩu chủ yếu các sản phẩm thiết bị viễn thông sang thị trường này.