Thúc đẩy đầu tư vào ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam (Trang 77 - 80)

CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA HIỆP ĐỊNH ĐỐI TÁC KINH TẾ TOÀN DIỆN KHU VỰC ĐỐI VỚI NGÀNH CÔNG NGHIỆP ĐIỆN TỬ VIỆT NAM

4.1. Cơ hội của RCEP đối với ngành công nghiệp điện tử Việt Nam

4.1.2. Thúc đẩy đầu tư vào ngành

Sự hình thành RCEP sẽ mang đến cơ hội thúc đẩy đầu tư cao hơn nữa vào ngành CNĐT Việt Nam. Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, những năm gần đây, vốn FDI đăng ký vào Việt Nam liên tục tăng, năm 2011 đạt 15,6 tỷ USD; năm 2012 đạt 16,3 tỷ USD; năm 2013 đạt 22,4 tỷ USD; năm 2014 đạt 21,9 tỷ USD và năm 2015 đạt 24,1 tỷ USD. Điều này chứng tỏ, các nhà đầu tư tin tưởng vào thị trường đầu tư trên lãnh thổ nước ta. Tính trong 5 năm 2011-2015, ngành được đầu tư lớn nhất xếp

theo thứ tự tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (có 3624 dự án, chiếm 45,49% tổng số dự án với số vốn 68566,0 triệu USD, chiếm 68,34% tổng vốn), trong đó có lĩnh vực CNĐT. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đến cuối năm 2015, lĩnh vực CNĐT Việt Nam đã thu hút hơn 10 tỷ USD vốn FDI khi Việt Nam trở thành điểm đến thu hút cho các công ty điện tử thế giới với các dự án lớn của Samsung, Foxconn, LG, Panasonic và Intel.

Sức hấp dẫn của công nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay vẫn chính là các nhà máy sản xuất điện thoại di động quy mô lớn, trong đó Samsung là lớn nhất với hai nhà máy 2,5 tỷ USD ở Bắc Ninh và 2 tỷ USD ở Thái Nguyên. TP. Hồ Chí Minh cũng thu hút Tập đoàn Samsung với dự án xây dựng nhà máy sản xuất hàng điện tử tại Khu Công nghệ cao. Đây là nhà máy thứ ba của Samsung tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ USD. Bên cạnh đó, các tập đoàn điện tử lớn cũng có xu hướng chuyển dịch cơ sở sản xuất sang Việt Nam. Cụ thể, Samsung Electronics chuyển nhà máy sản xuất Smartphone từ Trung Quốc sang Việt Nam. Tháng 3 năm 2015, LG Electronics thông báo chuyển bộ phận sản xuất ti vi từ Thái Lan sang Việt Nam. Năm 2014, Microsoft dời dây chuyền Nokia từ Trung Quốc sang Việt Nam. Một số hãng điện thoại Archos (Pháp) và Compal (Đài Loan) muốn xúc tiến mở rộng đầu tư vào Việt Nam. Các lý do chính bao gồm: chi phí sản xuất thấp hơn so với các nước láng giềng, lao động thành thị trẻ dưới 30 tuổi chiếm 60% tổng lực lượng lao động. Chi phí lao động thấp hơn 35-45% so với ở các thành phố lớn của Trung Quốc và thấp hơn 35% so với Thái Lan. Chi phí xây dựng thấp hơn 40% so với Bắc Kinh và Thượng Hải. Một lý do khác là sự ổn định về chính trị và xã hội tại Việt Nam. Có thể thấy, với những lợi thế riêng, hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam vào ngành CNĐT là rất khả quan.

Cũng theo Tổng cục Thống kê, giai đoạn 5 năm 2011-2015, trong 6 đối tác đầu tư lớn nhất vào Việt Nam (xếp theo thứ tự tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm) thì có 4 quốc gia là các thành viên của RCEP, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Trung Quốc. Tính chung cả thời kỳ từ 1988 đến 2014 (sau khi Việt Nam có luật về đầu tư nước ngoài), tổng giá trị vốn đầu tư vào Việt Nam từ các quốc gia

RCEP chiếm khoảng 55% tổng vốn đầu tư của toàn thế giới vào Việt Nam. Như vậy, một khi RCEP được hiện thực hóa với các nội dung về tự do hóa thương mại dịch vụ và đầu tư, nguồn vốn từ các nước RCEP đổ vào nền kinh tế Việt Nam nói chung và vào ngành CNĐT nói riêng có nhiều khả năng tăng mạnh.

Bảng 4.1: Đầu tư trực tiếp của các nước thành viên RCEP (Luỹ kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 31/12/2014)

Số dự án

Số dự án Tỷ trọng Giá trị

(Triệu USD) Tỷ trọng

Tổng số 17.768 100,00% 252.716,00 100,00%

Indonesia 27 42 0,24% 386,40 0,15%

Malaysia 8 489 2,75% 10.804,70 4,28%

Philippines 31 72 0,41% 298,10 0,12%

Singapore 3 1.367 7,69% 32.936,90 13,03%

Thái Lan 10 379 2,13% 6.749,20 2,67%

Brunei 20 160 0,90% 1.624,40 0,64%

Trung Quốc 9 1.102 6,20% 7.983,90 3,16%

Nhật Bản 2 2.531 14,24% 37.334,50 14,77%

Hàn Quốc 1 4.190 23,58% 37.726,30 14,93%

Ấn Độ 30 92 0,52% 299,20 0,12%

Australia 19 326 1,83% 1.656,00 0,66%

New Zealand 42 25 0,14% 82,10 0,03%

Vốn đăng ký (*) Thứ hạng

Quốc gia

Chú thích: (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án được cấp giấy phép từ các năm trước.

Nguồn: Tổng cục Thống kê (http://www.gso.gov.vn/) Bên cạnh cơ hội tăng cường thu hút vốn nội vùng, sự hình thành RCEP cũng tạo thuận lợi cho CNĐT Việt Nam nhận thêm vốn đầu tư từ các quốc gia ngoài RCEP.

Khi thuế quan và các hàng rào phi thuế quan được xóa bỏ, việc đầu tư vào Việt Nam sẽ cho phép khai thác thị trường rộng lớn của cả khu vực liên minh thuế quan trong

RCEP. Việc mở rộng thị trường trong một khu vực lớn giúp khai thác tính kinh tế quy mô và tăng hiệu quả đầu tư, mở thêm cơ hội để Việt Nam thu hút đầu tư từ các nước ngoài khuôn khổ RCEP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tác động của hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) đối với ngành công nghiệp điện tử việt nam (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)