Hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong văn học giai đoạn từ 1975 đến nay

Một phần của tài liệu Hình Tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Trong Tiểu Thuyết Trông Vời Cố Quốc Của Hoàng Quảng Uyên (Trang 25 - 33)

Chương 1. KHÁI LƯỢC VỀ VẤN ĐỀ HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1.1. Hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong văn học Việt Nam hiện đại

1.1.2. Hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong văn học giai đoạn từ 1975 đến nay

1.1.2.1.Bối cảnh lịch sử- văn hóa- xã hội

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước trường kỳ, gian khổ đã kết thúc thắng lợi ngày 30/4/1975. Đất nước ta chuyển từ chiến tranh chuyển sang hòa bình xây dựng phát triển kinh tế - văn hóa, khắc phục hậu quả chiến tranh. Bối cảnh lịch sử - xã hội thời kỳ từ 1975 đến nay có thể chia làm hai gia đoạn:

Giai đoạn thứ nhất, giai đoạn từ 1975 - 1985, là những năm đất nước gặp nhiều khó khăn do cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài, do bị bao vây cấm vận, lại phải cùng lúc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc.

Hoàn cảnh lịch sử đó tác động đến văn học, bên cạnh văn học vẫn phải triển theo

“quán tính” từ trước năm 1975, thì hoàn cảnh xã hội mới cũng đặt ra vấn đề phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đổi mới văn học. Văn học chuyển dần từ “nền văn học minh họa” sang phản ánh chân thực hiện thực đời sống đa dạng phong phú, văn học gắn và gần cuộc sống hơn. Những người đi tiên phong trong đổi mới văn học thời kỳ này như Nguyễn Minh Châu, Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp…

Giai đoạn thứ hai, từ năm 1986 đến nay, đất nước đổi mới, mở cửa, hội nhập sâu rộng với quốc tế. Với chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Việt Nam là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế và khu vực, “hội nhập nhưng không hòa tan”. Hội nhập quốc tế sâu rộng trên tất cả các mặt, trong đó có hội nhập về văn hóa, văn học. Trong bối cảnh đó, văn học Việt Nam đã đổi mới và phát triển mạnh mẽ, nhiều mầu sắc hơn trước, xuất hiện nhiều cây bút trẻ với phong cách khác nhau. Bên cạnh đó, sự phát triển mạnh mẽ của Intơnet, báo mạng, mạng xã hội, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0… làm cho văn học đến nhanh với công chúng hơn trước và công chúng cũng là người đầu tiên đọc, thẩm bình các tác phẩm văn học.

1.1.2.2. Hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong văn học giai đoạn 1975 đến nay

Trong bối cảnh lịch sử - xã hội và văn học như trên, đề tài viết về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí vẫn được đông đảo nhà văn nhà thơ khai thác và có những thành công đáng ghi nhận. Sở dĩ như vậy, vì tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh có giá trị vững bền và đang phát huy trong bối cảnh đổi mới, hội nhập, xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay. Xác định điều đó, Bộ Chính trị Đảng cộng sản Việt Nam khóa XII đã ban hành Chỉ thị 05 - CT/TW, ngày 15/5/2016 về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Về lực lượng sáng tác, bên cạnh những tác giả viết về Bác đã thành danh trước năm 1975 thì xuất hiện những cây bút mới trẻ tuổi, trưởng thành sau năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1975. Có thể thấy rằng, những người viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh sau 1975 phần lớn lớn là những người không được gặp trực tiếp, không “sống cùng thời”

với Bác. Họ biết về Bác qua được học, được đọc, được nghe kể, được xem những thước phim tư liệu về Bác trên cơ sở đó có những sáng tác về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh.

Khi viết về Bác, nhìn chung các tác giả vẫn theo cách viết trước năm 1975 với cảm hứng chủ đạo là ngợi ca lãnh tụ, ca ngợi con người vĩ nhân, ca ngợi sự vĩ đại nhưng giản dị của Bác, ca ngợi tình yêu thương con người, đức tính hy sinh vì nước, vì dân của Bác; khẳng định giá trị bền vững của tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bên cạnh cảm hứng chung như trên, nhiều tác giả cũng tập trung khai thác lãnh tụ trong từng góc độ và trong một khoảng thời gian nhất định trong cuộc đời của Bác. Những khía cạnh con người cá nhân trong con người lãnh tụ nếu trước năm 1975 ít được đề cập thì sau 1975 – đặc biệt là sau đổi mới đất nước 1986 được nhiều tác giả khai thác và đạt được nhiều thành công.

Có thể nhận thấy, giai đoạn sau năm 1975 thể loại tiểu thuyết, truyện ngắn (đặt biệt là tiểu thuyết) viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh thu được thành công hơn so với các thể loại khác. Sở dĩ như vậy là vì để viết được tiểu thuyết, nhất là tiểu thuyết lịch sử thì các tác giả cần có một quá trình thu thập tài liệu về vấn đề định viết, cần một “độ lùi thời gian” lịch sử nhất định để chiêm nghiệm. Vì vậy, sau năm 1975 có nhiều tác phẩm tiểu thuyết viết thành công về Nguyễn Ái Quốc -Hồ Chí Minh cũng là một điều dễ hiểu.

Nhà văn Sơn Tùng chủ yếu khai thác thời kỳ niên thiếu của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Tác phẩm Búp sen xanh (1981) của ông là tiểu thuyết lịch sử đầu tiên viết về hình tượng Hồ Chí Minh từ khi cất tiếng khóc chào đời tại làng Chùa quê ngoại đến khi Người ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng năm 1911. Tiểu thuyết Cha và con (2016) của Hồ Phương viết và tình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

cảm giữa cậu bé Nguyễn Sinh Cung và cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc cùng với những biến cố lịch sử nổi lên trong khoảng thời gian từ 1903 cho đến 1911.

Hoàng Quảng Uyên viết tiểu thuyết lịch sử 3 tập về quãng đời hoạt động của Bác từ năm 1911 đến năm 1954 gồm: Trông vời cố quốc (2017), ghi lại quãng thời gian từ 1911 đến 1941; Mặt trời Pắc Bó (2010) tái hiện lại quãng thời gian từ 1941 đến 1945; Giải phóng (2013), tái hiện lại quãng thời gian hoạt động từ cuối 1945 đến 1954 của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Cũng có tác giả, tập trung khai thác một giai đoạn rất ngắn trong cuộc đời hoạt động của Bác như tiểu thuyết Hai ngày và mãi mãi (2014) của nhà văn Cao Năm, lấy bối cảnh năm 1946, trước gần 3 tháng ngày toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ, Hồ Chủ tịch từ Pháp trở về nước bằng đường thủy qua cảng Hải Phòng. Người lần đầu tiên đến thăm Hải Phòng trong hai ngày giữa bối cảnh căng thẳng của những ngày sắp chiến tranh ấy nhưng đã để lại những tình cảm sâu đậm trong nhân dân đất Cảng.

Thơ viết về lãnh tụ Hồ Chí Minh cũng chiếm một số lượng rất lớn, trong đó các nhà thơ vẫn tiếp tục khẳng định sự vĩ đại mà giản dị, vĩ nhân mà gần gũi, nổi bật hơn cả là gợi ca đạo đức, phong cách, tư tưởng sáng ngời của Người. Nhiều nhà thơ tập trung khai thác về phong cách ứng xử của người với những người xung quan, kể cả với người ở phía bên kia chiến tuyến. Tất cả đều rất chân tình, gần gũi và luôn thu phục được người xung quanh. Trong bài Bác Hồ với tù binh, tác giả Nguyễn Thị Nga viết:

“Bên bếp lửa nghe cha kể lại

Một chiều đông Bác thăm trại tù binh Trời rét căm căm

Sương muối trùm lên Trắng cả ngàn xanh Tên tù binh người Pháp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Cất tiếng ho sù sụ Không ngại ngần

Tháo chiếc khăn trên cổ Bác nhẹ nhàng

Quàng cho kẻ tội nhân

Người hỏi han, gần gũi, ân cần Tên tù binh

Cúi đầu

Rưng rưng ngấn lệ ...

Gữ chiếc khăn Kỷ vật của vĩ nhân

Người lính ấy mang theo về đất Pháp Sau bao năm chiến tranh kết thúc Người lính già vẫn giữ chiếc khăn xưa Mắt long lanh

Khi kể chuyện Bác Hồ...” [5, tr. 31]

Nhiều tác giả tập trung khai thác những kỷ vật, những địa danh, sự kiện, những con người gắn bó với Bác trước đây. Nhà giáo – nhà thơ Nguyễn Đức Hạnh khi về thăm An toàn khu (ATK) Định Hóa, Thái Nguyên – nơi Bác đã sống và làm việc trong suốt những năm kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 - 1954 xúc động viết:

“Một trái tim hồng đập trong lán nhỏ Tha thiết bao tiếng chim rừng

Đất Định Hóa ôm dấu chân của Bác

Con cúi đầu đôi mắt rưng rưng...” [5, tr. 18]

Tác giả Ma Đình Thu - một người nông dân dân tộc Tày sống ở ATK Định Hóa trong bài Vẽ Bác Hồ có những câu thơ chân chất mà cảm động!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

“Từ thủa còn thơ Tôi từng ước mơ Trở thành họa sỹ Để vẽ Bác Hồ

Khi Bác mặc áo nâu giản dị

Bác là người nông dân chân lấm tay bùn Khi Bác mặc quần áo quân nhân

Bác là anh vệ quốc quân Khi Bác mặc áo chàm Bác thành “Ông Ké” bản ta ...

Tôi cứ nghĩ:

Vẽ làm sao được giống Bác Hồ Khi lớn lên và đến bây giờ Tôi hiểu ra một điều chân thật Bác là người Việt Nam đẹp nhất Và...

Tôi vẽ Người trong trái tim tôi” [5, tr.49]

Nay Bác đã đi xa, nhưng bóng hình và tình cảm của Người với nhân dân còn mãi!

“Nay Bác đã đi xa

Nhưng mỗi sáng, trưa, chiều, tối…

Rừng cọ lại xạc xào kể chuyện:

Về “Người làm bạn với những cụ già hái củi

quê tôi…” [5, tr.52]

Đại hội VII của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1991 đã thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (sửa đổi, bổ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

sung năm 2011) xác định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động...”, tiếp theo đó Bộ Chính trị ban hành các Chỉ thị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, cụ thể: Chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 7/11/2006 của Bộ Chính trị về tổ chức cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị “về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Chỉ thị 05 - CT/TW, ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Cùng với các Chỉ thị “học tập và làm theo” trên là Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Từ đây đã hình thành “phong trào” sáng tác, sưu tầm tư liệu về Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh. Chỉ trong thời gian ngắn, nhiều tác phẩm viết về Bác ra đời có giá trị như: Theo dấu chân Bác Hồ (2015) của Nguyễn Đức Quý, Chuyện kể về thời niên thiếu của Bác Hồ (2014) của Bùi Ngọc Tám, Những cá nhân điển hình trong cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh (2010) của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bảo tồn, phát huy giá trị di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh ở ATK Việt Bắc Thái Nguyên (2015) của Ban quản lý khu Di tích Lịch sử - Sinh thái ATK Định Hóa, Thái Nguyên, Bác Hồ với Thái Nguyên - Thái Nguyên với Bác Hồ (2007) của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên…

Nhiều tác giả có những tác phẩm viết về lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc -Hồ Chí Minh đạt giải trong “Cuộc vận động sáng tác, quảng bá các tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí về chủ đề “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” như Hoàng Quảng Uyên với Mặt trời Pắc Bó (2010), Giải phóng (2013); tác giả Cao Năm với Hai ngày và mãi mãi (2014)

… Tại An toàn khu Định Hóa (ATK Định Hóa) – nơi Bác Hồ từng sống và làm việc trong suốt những năm khắng chiến chống thực dân Pháp, Ban Tuyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

giáo Huyện ủy Định Hóa – Thái Nguyên đã tập hợp những sáng tác về Hồ Chí Minh in thành một tập thơ làm tài liệu tuyên truyền giáo dục cho cán bộ, đảng viên lấy tên là ATK, Thủ đô kháng chiến xuất bản năm 2014, hay một người nông dân ở Định Hóa là ông Ma Đình Thu có riêng một tập thơ viết về Người đó là tập Vẽ Bác Hồ xuất bản 2015…

Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh để xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện, kiên định mục tiêu, lý tưởng trước những phức tạp, khó khăn hiện nay. Năm 1991, nhà thơ cách mạng lão thành Tố Hữa viết bài Chào năm 2000 với những câu thơ lay động

“Năm 2000 ơi! Người là ai đó Tôi vẫn nghe lời Bác gọi thanh niên Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền Đào núi và lấp biển

Quyết chí ắt làm nên!” [16, tr. 626]

Và Tố Hữu tiếp tục khẳng định trong bài Có một ngày như thế viết năm 1991:

“Mặc quanh ta sóng gió Dù đâu đó chiều tà Bình minh đang dậy đỏ

Tim ta cùng chim ca” [16, tr. 1991]

Cùng với thành công của Đổi mới, đời sống nhân dân được nâng lên thì mặt trái của kinh tế thị trường, ảnh hưởng lối sống hưởng thụ Phương Tây làm

“một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái đạo đức, lối sống, tham ô, tham nhũng gây mất niềm tin của nhân dân với Đảng, với chế độ”. Vì vậy, nhiều tác giả đã khai thác hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ở khía cạnh là con người quyết liệt trong chống “nội xâm” (tham ô, tham nhũng, suy thoái đạo đức lối sống). Vở kịch Đêm trắng (1987) của soạn giả Lưu Quang Hà đã xây dựng thành công hình tượng lãnh tụ trực tiếp xem xét, quyết định án tử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

hình một cán bộ có chức vụ cao trong quân đội - đại tá, Cục trưởng Cục Quân nhu (Đây là một câu chuyện có thật trong những năm toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta dồn hết sức người, sức của cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp những năm 1950 của thế kỷ XX) tham ô, sống xa hoa, lãnh phí. Qua đó hiện lên hình ảnh lãnh tụ rất kiên quyết với vi phạm của cán bộ đảng viên, nhưng cũng rất nhân hậu tình người.

Có thể nói, đề tài về Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh sẽ còn được viết rất nhiều và sẽ thu được nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật. “Bởi Việt Nam là Hồ Chí Minh” [16, tr. 662]

Một phần của tài liệu Hình Tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Trong Tiểu Thuyết Trông Vời Cố Quốc Của Hoàng Quảng Uyên (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)