Hành trình đưa lý tưởng về “Cố quốc”

Một phần của tài liệu Hình Tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Trong Tiểu Thuyết Trông Vời Cố Quốc Của Hoàng Quảng Uyên (Trang 48 - 53)

Chương 2. HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH

2.1. Hình tượng người thanh niên trí thức yêu nước đi tìm lý tưởng

2.1.3. Hành trình đưa lý tưởng về “Cố quốc”

Đã tìm thấy con đường cứu nước, vậy làm thế nào để đưa lý tưởng về “Cố quốc” trước sự theo dõi, kiểm duyệt của bọn thực dân, đế quốc? Đây là hành trình gian nan và nguy hiểm, nhưng phải thực hiện càng nhanh, càng sớm càng tốt! Việc đầu tiên là viết sách, báo rồi tìm cách đưa về nước để giác ngộ quần chúng. Nguyễn Ái Quốc sáng lập, điều hành nhiều tờ báo cách mạng như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Người cùng khổ, Thanh niên, viết bài cho nhiều tờ báo tiến bộ như: Dân chúng, Đời sống thợ thuyền, Notre Voix, Cứu vong nhật báo...; viết các tác phẩm Đường kách mệnh, Bản án chế độ thực dân Pháp... Trong hồi ký Bác Hồ ở Xiêm của H.H.H đăng trong cuốn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và những địa danh lịch sử gắn với cuộc đời cách mạng của Người viết “Ở Noỏng – bua, Bác để khá nhiều thời gian dịch sách lý luận cách mạng cho cán bộ và kiều bào đọc. Bác đã dịch cuốn Duy vật sử quan mà Bác lấy nhan đề là Lịch sử tiến hóa của loài ngườiQuyển cộng sản ABC...” [41, tr.151]. Việc đưa báo chí cách mạng về nước là một hành trình đầy khó khăn, nguy hiểm, trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã miêu tả “Cảm cái tình mà Nguyễn dành cho, Phó Quản Lâm đã tự nguyện nhận nhiệm vụ bí mật chuyển báo Người cùng khổ đến những nơi có Việt kiều như Angiêri, Rêuyniôn, Tân đảo... và chuyển về Sài Gòn trên các chuyến tầu thủy... Nhận thấy dấu hiệu nguy hiểm của tờ báo do Nguyễn Ái Quốc sáng lập và điều hành. Anbe Xarô, Bộ trưởng Bộ thuộc địa ra lệnh cho mật thám Pari, Boócđô, Mácxây tìm mọi cách ngăn chặn ảnh hưởng của tờ báo... chúng tăng cường kiểm soát các tàu buôn từ Pháp đến các thuộc địa. Báo chí thuộc địa cũng được lệnh tấn công Người cùng khổ, nhưng Người cùng khổ vẫn tồn tại, làm tròn sứ mạng của mình...” [65, tr.135]. Nhờ được tuyên truyền, phong trào yêu nước ở trong nước chuyển dần từ tự phát sang tự giác, chuyển từ yêu nước theo hệ tư tưởng phong kiến, theo hệ tư tưởng tư sản sang yêu nước theo hệ tư tưởng vô sản.

Trong quá trình tuyên truyền cách mạng, Nguyễn Ái Quốc khẳng định phải luôn hướng đến đối tượng và tùy theo trình độ của các đối tượng mà có cách tuyên truyền phù hợp. Với đặc điểm, Việt Nam thời điểm này hơn 90 % là nông dân, trình độ dân trí còn thấp, nên Nguyễn đã dùng hình tượng con đỉa 2 vòi để nói về chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc và mối quan hệ khăng khít trong đấu tranh cách mạng giữa chính quốc và thuộc địa “Chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta đồng thời phải cắt hẳn hai vòi. Nếu người ta chỉ cắt một cái vòi thôi thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật kia tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt sẽ lại mọc ra” [65, tr.291]. Trong một dịp khi được bà con Việt Kiều ở Vân Nam – Trung Quốc biết ông Trần (Nguyễn Ái Quốc) biết nhiều nghề, trong đó có nghề thầy cúng. Bà con ở khu tập thể công nhân công ty xe lửa Vân Nam tổ chức Lễ Cầu siêu cho hai mươi Việt Kiều bị chết do phát xít Nhật ném bom phá hỏng cầu Pô Chai đúng lúc đoàn xe lửa chạy qua làm nhiều người chết (trong đó có bà con Việt Kiều). Bà con đã nhờ ông Trần đến chùa cúng cho. Nguyễn Ái Quốc đã dùng Lễ Cầu siêu để tuyên truyền cách mạng, tuyên truyền đoàn kết, yêu nước trong kiều bào. Đây là lời Cụ Trần tụng đã in trong trí óc những người tham gia buổi lễ:

“Nam mô phật tử Như Lai

Chúng sinh nheo nhóc dưới trời Tây Phương Trăm tầng áp bức thảm thương

....

Tiến lên, tất cả đồng bào

Đánh đuổi giặc Nhật đã giết hại kiều bào ta ....

Nam mô bồ tát tế tôn

Tiếp dẫn linh hồn về Mạc Tư Khoa Đấy là phúc đẳng, hà sa

Đấy là hạnh phúc, đấy là thần tiên ....

Hỡi ai hồn có linh thiêng

Hãy cùng người sống báo đền nước non

Người còn thì nước phải còn...” [65, tr.533-534]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Việc tham gia và thành lập các tổ chức yêu nước, các tổ chức cách mạng được Nguyễn Ái Quốc xác định có vai trò đặc biệt quan trọng. Từ trong các tổ chức đó sẽ tuyển chọn, đào tạo, bồ dưỡng cán bộ để đưa về nước thâm nhập vào quần chúng thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển. Nguyễn Ái Quốc đã cải biến tổ chức Tâm Tâm xã theo hướng vô sản, thành lập Hội Việt Nam thanh niên cách mạng năm 1925... Xác định bồi dưỡng cán bộ cách mạng là việc vô cùng quan trọng. Nguyễn Ái Quốc trực tiếp tuyển chọn, mở nhiều lớp đào tạo cán bộ “Lý Thụy (Nguyễn Ái Quốc)... đã quyết định tổ chức một lớp bồi dưỡng chính trị cho những hội viên nòng cốt của Hội Việt Nam thanh niên cách mạng... tại số 13/1 đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu... ngoài cửa treo biển bằng chữ Hán: Chính trị đặc biệt huấn luyện Ban” [65, tr.279]. Gửi một số thanh niên yêu nước vào học Trường Quân sự Hoàng Phố (Trung Quốc), trường Đại học Phương Đông (Liên Xô)... tất cả với niềm tin, đây là “những hạt giống đỏ” cho cách mạng trong nước.

Trong 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc luôn đau đáu hướng về tổ quốc. “Tôi sẽ trở về tổ quốc tôi” – Câu nói ấy luôn luôn thường trực trong tâm trí Nguyễn”. Đã nhiều lần Nguyễn Ái Quốc thổn thức với hai tiếng “Về nước - tiếng gọi cấp thiết lại vang lên trong lòng Nguyễn” [65, tr.330]. Nhưng về nước bằng con đường nào và thời điểm nào với Nguyễn Ái Quốc là vấn đề không dễ! Có những khi đường dây chắp nối về nước đã thông thì lại bị tắc.

Nguyễn Ái Quốc lại phải tìm cơ hội khác, tìm hướng đi khác để về nước. Đây là đoạn hội thoại trong tác phẩm Trông vời cố quốc giữa Nguyễn Ái Quốc và những thanh niên cách mạng vừa từ Việt Nam sang:

“Im lặng một lúc Lý Thụy hỏi:

- Từ quê sang đây các anh đi bằng đường nào?

Dạ tất cả tập trung ở Vinh, xuôi đò về Hương Khê, theo đường bộ vượt Trường Sơn sang Lào, qua Xiêm. Từ Xiêm đi tầu thủy đến Hồng Kông. Từ Hồng Kông đi ca nô về Quảng Châu - Trương Vân Lĩnh trả lời

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Đi đường vòng như vậy mất nhiều thời gian nhưng cũng phải đi. Chúng ta sẽ thiết lập con đường trở về theo hướng này...” [65,tr.269]. Rồi lần khác

“khi lớp huấn luyện kết thúc, Thầu Chín (Nguyễn Ái Quốc) bàn bạc, lập kế hoạch vượt dãy Trường Sơn... nhưng đúng lúc ấy, tin đưa về, con đường bí mật từ Xiêm vang về Việt Nam đã bị cắt. Cần phải thiết lập con đường mới. Việc đột nội tạm bị gác lại” [65, tr. 364]. Và lần khác nữa “Sau đó Minh Khai, Hoàng Văn Nọn và cả Nguyễn Ái Quốc đã được sự đồng ý để về nước bằng con đường qua Pháp... với Nguyễn đó là niềm vui đến bất ngờ... giấy tờ đã xong, đột nhiên Nguyễn Ái Quốc nhận được lệnh phải ở lại! Anh buồn thật sự...” [65,tr.484]. Lại lần tiếp theo “Ba ngày liền, từ sáng Nguyễn đi xe lên thành phố Nam Ninh đến khách sạn, nơi đặt điểm hẹn, nhưng không nhận được tín hiệu người đến đón và nhận thấy một số dấu hiệu khả nghi... thế là một lần nữa tổ quốc lại xa vời dù Nguyễn đã ở rất gần, nhìn thấy sắc trời xanh thẳm, những dẫy núi xa mờ của đất nước Việt Nam yêu dấu mà chưa thể chạm tới”

[65, tr.516], hay hướng này “Con đường về nước theo đường xe lửa Côn Minh – Hà Khẩu không thật sự thuận lợi nhưng vẫn phải tính tới...” [65, tr. 537] từ đó đội nội về Lào Cai. Sau bao vất vả, cuối cùng Nguyễn Ái Quốc cùng tìm được đường về “cố quốc” đó là qua ngả Cao Bằng năm 1941. Đây là quyết định lịch sử của Bác được nhà văn miêu tả trong đoạn hội thoại với các đồng chí cách mạng từ trong nước sang đón.

“Đồng chí Hồ Quang vui mừng nói:

- Vậy là con đường về nước đã được mở. Chúng ta rút toàn bộ về Tịnh Tây ngay... về được Tịnh Tây, ở đó sát với Cao Bằng. Ta sẽ đội nội ở đó... ” [65, tr.564]; “Sáng mùng hai tết, Ông Cụ cho Lê Quảng Ba đem đồ đạc ra trước ngoài làng rồi tạm biệt gia đình ông Hứa Gia Khởi lên đường. Ông cố giữ lại mà không được đành bịn rịn chia tay... Nỗi mong chờ trở về cố quốc giờ không chỉ còn có trong mơ nữa....” [65, tr.612]. “Người đi tìm hình của nước” đã trở về!

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

“...Luận Cương của Lênin theo Người về quê Việt Biên giới còn xa. Nhưng Bác thấy đã đến rồi Kìa! Bóng Bác đang hôn lên hòn đất

Lắng nghe trong mầu hồng, hình đất nước phôi thai...” [21, tr.106]

(Người đi tìm hình của nước – Chế Lan Viên)

“...Ôi sáng xuân nay, Xuân 41 Trắng rừng biên giới nở hoa mơ Bác về... Im lặng. Con chim hót

Thánh thót bờ lau, vui ngẩn ngơ... ” [16, tr.468]

(Theo chân Bác – Tố Hữu)

Có thể nói, hành trình đưa lý tưởng về “Cố quốc” là một hành trình đầy chông gai, thử thách, nhưng người thanh niên cách mạng đã vượt qua. “Người cầm lái” con thuyền Việt Nam đã về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng. Từ đây, cách mạng Việt Nam bước sang một trang mới tươi sáng!

Một phần của tài liệu Hình Tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Trong Tiểu Thuyết Trông Vời Cố Quốc Của Hoàng Quảng Uyên (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)