Chương 2. HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH
2.2. Hình tượng người chiến sỹ cộng sản đấu tranh cho lý tưởng
2.2.3. Những tố chất của người lãnh đạo, thủ lĩnh phong trào cách mạng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tháng 6/1925 tại Quảng Châu – Trung Quốc; tổ chức các lớp bồi dưỡng cho thanh niên Việt Nam từ trong nước sang tại Trài Cày (Xiêm); chỉ đạo cải tạo lại tổ chức Hội Việt Nam độc lập đồng minh do cụ Hồ Ngọc Lãm thành lập năm 1936 tại Trung Quốc thành Việt Nam độc lập đồng minh Hội – Hải ngoại Biện sự xứ. Năm 1934, khi vào học Trường Đại học Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành lãnh đạo hội đồng hương của những nhà cách mạng Việt Nam...
Nguyễn Ái Quốc là chủ bút, kiêm tổng biên tập, kiêm họa sỹ tờ báo Người cùng khổ - Le Paria, sáng lập tờ báo Thanh niên ra số đầu 21/6/1925 tại Quảng Châu - Trung Quốc; khi ở Xiêm đã đổi tên tờ Đồng Thanh sang tờ Thân Ái; khi ở Trung Quốc đã cùng các đồng chí cách mạng Việt Nam tại Trung Quốc đổi tờ báo Truyền tin thành ĐT (Nguyễn giải thích 2 chữ ĐT là Đồng Thanh, Đồng Tâm, Đấu Tranh, Truyền Tin...), Tích cực viết cho các báo để thể hiện quan điểm của mình đồng thời cũng là tiếng nói của nhân dân Việt Nam, như báo: Nhân đạo (L’ Humanite), Dân chúng (Le Populaire), Đời sống sợ thuyền (Lavie Onvriere); Thư tín quốc tế (Inpekrr), Quảng Châu báo... Viết tác phẩm Bản Yêu sách của nhân dân An Nam năm 1919, Bản án chế độ thực dân Pháp năm 1925, Đường cách mệnh năm 1927; dịch cuốn Nhân loại tiến hóa sử, cuốn Cộng sản A, B, C... làm tài liệu học tập, tuyên truyền cho cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân.
Trước các vị tiền bối, những nhà yêu nước đáng kính là cụ Phan Châu Trinh và luật sư Phan Văn Trường, Nguyễn Tất Thành khiên tốn đề nghị hai người ký vào Bản yêu sách của nhân dân An Nam gửi hội nghị Vécxây (Pháp) có 27 nước tham dự năm 1919 để nói lên tiếng nói của của người dân An Nam, vì cả hai người đều có danh tiếng, có uy tín lớn. Cả cụ Phan Châu Trinh và luật sư Phan Văn Trường đều khẳng định “không, không, tuy chúng tôi có chút danh vọng hơn anh ngày nay, nhưnh cái tâm, cái chí của anh lớn hơn chúng tôi nhiều, tôi thấy Tất Thành ký tên là hợp lý hơn cả, phải là Tất Thành - Luật sư
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Phan Văn Trường khẳng định”, “Cái tên ký bản yêu sách phải là cái tên tiêu biểu cho nguyện vọng chung của nhân dân, nhưng phải là tên của một cá nhân thì tính chất pháp nhân của văn bản mới có giá trị, cái tên Nguyễn Ái Quốc ra đời (Nguyễn là họ, “Ái Quốc” là “Yêu nước”) [65,tr. 73]. Ở Xiêm (Thái Lan) mọi người gọi Nguyễn Ái Quốc là Thầu Chin (Thầu Chín): Tiếng Thái nghĩa là chỉ người đứng đầu, người có uy tín, được kính trọng. Đây là sự phát hiện và khẳng định những tố chất lãnh đạo, thủ lĩnh của Nguyễn Ái Quốc với cách mạng Việt Nam từ khi còn bôn ba ở nước ngoài đầu thế kỷ XX.
Trước sự phát triển của phong trào cách mạng, ở trong nước đã hình thành các tổ chức cộng sản: ở Bắc Kỳ, tháng 3/1929, Đông Dương Cộng sản Đảng được thành lập; ở Trung Kỳ, tháng 9/1929, Đông Dương Cộng sản liên đoàn được thành lập; mùa thu năm 1929, tại Nam Kỳ An Nam Cộng sản Đảng ra đời. Ba tổ chức cộng sản ra đời, hoạt động riêng rẽ đã ảnh hưởng xấu đến phong trào cách mạng Việt Nam. Yêu cầu vô cùng cấp bách của cách mạng Việt Nam là cần một Đảng lãnh đạo, dẫn đường, chỉ lối. Lúc này chỉ một người có đủ uy tín, năng lực để làm việc đó là Nguyễn Ái Quốc: “Những người cộng sản Việt Nam ở Trung Quốc lúc này là Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Lê Duy Điếm... nhận thấy việc hợp nhất các tổ chức Đảng lúc này chỉ có một người có uy tín lớn để đứng ra tổ chức hợp nhất. Người đó chỉ có thể là đồng chí Vương, đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Lê Duy Điếm được phân công trở về Xiêm tìm đồng chí Vương” [65, tr. 377]
Tại Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản từ 6/1 đến 7/2/1930 tại Hương Cảng – Trung Quốc, tham dự hội nghị có 7 đại biểu do Nguyễn Ái Quốc chủ trì. Trong tác phẩm Trông vời cố quốc, nhà văn miêu tả sự kiện này như sau:
“Nhân danh Quốc tế cộng sản, tôi đề nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính Đảng chân chính, thống nhất, các đồng chí có ý kiến gì không?
Tất cả đều giơ tay biểu quyết đồng ý!
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Đúng như Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn dự đoán và Lê Duy Điếm truyền đạt từ Xiêm, với uy tín và vị thế của một lãnh tụ mới của phong trào yêu nước, một chiến sỹ cộng sản kiên cường, chỉ có duy nhất Nguyễn Ái Quốc mới có khả năng hợp nhất các tổ chức Đảng. Điều đó đã trở thành hiện thực tại cuộc họp quan trọng này” [65, tr.390]. Cũng tại hội nghị này, các đại biểu đã nhất trí với ý kiến sâu sắc của Nguyễn Ái Quốc lấy tên Đảng là Đảng cộng sản Việt Nam, đã thông qua các văn kiện Chính cương văn tắt, Sách lược văn tắt, Điều lệ vắn tắt... do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đây là các văn kiện nêu rõ đường lối, sách lược, chiến lược của cách mạnh Việt Nam. Đó là cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của cách mạnh vô sản thế giới; xác định rõ chủ trương làm cách mạng đánh đổ đế quốc Pháp và giai cấp phong kiến làm cho Việt Nam hoàn toàn độc lập, sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội, trong đó nhiệm vụ giải phóng dân tộc là nhiệm vụ và mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam.
Tố chất người lãnh đạo cách mạng nhạy bén chính trị còn được thể hiện khi Nguyễn Ái Quốc giao cho Lý Quang Hoa (thay anh em đang học tập tại chỗ Trương Bội Công) viết một bức thư gửi cho tướng Trương Phát Khuê – Quốc Dân Đảng kể tội Trương Bội Công đối xử với anh em không tốt... Khi viết xong, Nguyễn Ái Quốc xem thư và sửa đôi chỗ (nội dung vẫn đúng như ban đầu nhưng cố ý sửa không đúng văn phạm đôi chỗ). Nguyễn Ái Quốc đã chỉ ra cho Lý Quang Hoa tại sao phải viết sai văn phạm trong bức thư: “Anh chỉ biết viết thư là viết thư chứ không biết chính trị. Thư này là của ai viết? Là của những anh em người dân tộc Việt Nam viết bằng tiếng Trung Quốc thì làm sao đúng văn phạm được. Viết sai văn phạm họ mới tin là anh em viết! Cái hay của thư này là viết dốt, viết sai!
Lý Quang Hoa ngẩn ra và bái phúc” [65, tr.599].
Chiến tranh thế giới thứ hai nổ ra, với tầm nhìn của người thủ lĩnh phong trào cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đánh giá, nhìn nhận, hành động đầy quyết đoán và mang tính tiên tri cho cách mạng Việt Nam: “Nhất định Nhật sẽ dẫn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
quân vào Đông Dương. Khi kẻ thù của dân tộc chém giết nhau, cướp đoạt nhau, thanh toán và thôn tính nhau thì đó là thời cơ quý báu đối với công cuộc giải phóng của nhân dân ta. Chiến tranh đi tới bước quyết định. Đó là cơ hội tốt cho cách mạng ta... Ta phải chớp lấy cơ hội ngàn vàng đó biến thành lợi thế cho công cuộc cách mạng. Tôi nhắc lại một lần nữa để các đồng chí rõ: Việc Pháp làm mất nước là một cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm chễ lúc này là có tội với cách mạng...” [65, tr.544]. Nhà nghiên cứu Lê Hải Triều trong cuốn Hồ Chí Minh - Sự hội tụ tinh hoa tư tưởng đạo đức nhân loại, đã dẫn lời của Giáo sư sử học Sác –Lơ Phuốc – Ni – Ô, Hội trưởng Hội hữu nghị Pháp – Việt như sau: “Cho dù ở Pa ri, giữa những năm 1919 và 1923, ở Quảng Châu giữa năm 1925 và 1927 hay ở Hồng Kông vào năm 1930-1931 việc Nguyễn Ái Quốc đến những nơi này, trong vòng vài tháng đã làm thay đổi tình hình, nâng cao đáng kể trình độ cách mạng của các nhóm hoạt động và rất nhanh chóng Người trở thành người lãnh đạo... Nguyễn Ái Quốc là người luôn kết hợp ba khía cạnh: Lãnh tụ dân tộc, nhà lãnh đạo cộng sản và đại diện của Quốc tế cộng sản...” [56, tr. 607- 608].
Qua những chi tiết trình bày trên đã chứng tỏ tố chất lãnh đạo, tố chất thủ lĩnh phong trào cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh bộc lộ từ rất sớm.