Giọng điệu trữ tình ngợi ca, ngưỡng mộ, cảm phục

Một phần của tài liệu Hình Tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Trong Tiểu Thuyết Trông Vời Cố Quốc Của Hoàng Quảng Uyên (Trang 92 - 96)

Chương 2. HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong xây dựng hình tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

3.3.1. Giọng điệu trữ tình ngợi ca, ngưỡng mộ, cảm phục

Theo Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên: Giọng điệu là “thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn, quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, phát biểu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm” và “Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẩm mĩ của tác giả, có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách của nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc” [20, tr.134]. Từ khái niệm này, có thể thấy, mỗi nhà văn đều xây dựng cho mình một giọng điệu riêng mang đậm dấu ấn cá nhân.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Trong cuốn Trông vời cố quốc, nhà văn sử dụng nhiều giọng để xây dựng hình tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, nhưng giọng điệu trữ tình ngợi ca, ngưỡng mộ, cảm phục là giọng điệu chủ đạo trong tác phẩm.

Để khắc họa nghị lực phi thường của người thanh niên yêu nước vượt qua bao khó khăn nguy hiểm để đi tìm lý tưởng cách mạng. Nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã để cho người khác nhận xét ngợi ca, cảm phục Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Trước hết là cụ Phan Châu Trinh – một trí sỹ yêu nước nổi tiếng: “Ta và ông Trạng ngày càng già, ngày càng cùn mà cái sự thành công thì chưa thấy đâu. Nếu nói về sự thành công của sự vụ này thì đó là sự sinh ra một cái tên mới Nguyễn Ái Quốc – Nguyễn Yêu Nước. Cái tên như một ánh sáng, một niềm hy vọng lóe lên và sáng lên trong một bầu trời đen thẳm giữa cuộc đời khổ đau và bão tố” [65, tr. 84]. Có khi sự ngợi ca, cảm phục ấy lại được mượn lời của những con người ở bên kia chiến tuyến, trùm mật thám Pháp, Lui Acnu đã phải thốt lên

“Thưa các ngài, các ngài hãy tin rằng, chính người thanh niên mảnh khảnh và đầy sức sống này có thể sẽ là người sẽ đặt cây thập tự cáo chung lên nền thống trị của chúng ta ở Đông Dương” [65, tr. 137].

Bằng giọng điệu trữ tình, ngưỡng mộ, ngợi ca, nhà văn Hoàng Quảng Uyên cảm nhận được sự tinh anh, thông minh, tố chất lãnh tụ của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Đó là “đôi mắt sáng có sức hút kỳ lạ” [65, tr. 379], đó là sự nhận định, phán đoán chính xác tình hình của Nguyễn Ái Quốc, năm 1925 khi hoạt động ở Quảng Châu – Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc đã thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và xuất bản tờ báo Thanh niên, một số đồng chí muốn thành lập ngay chính đảng cộng sản. Nguyễn Ái Quốc đã giải thích và thuyết phục họ bằng những lời lẽ rõ ràng, khoa học: “Rồi chúng ta sẽ tiến tới thành lập một chính đảng của giai cấp vô sản Việt Nam, nhưng bây giờ thì chưa. Vì sao? Vì dân chúng ở Việt Nam chưa biết và chưa hiểu về chủ nghĩa cộng sản trừ một số rất ít người Việt Nam sang du học châu Âu. Không thể thành lập một Đảng cộng sản ở Việt Nam khi không ai hiểu được ý nghĩa của từ cộng sản… Trước mắt, ta mở những

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

lớp học trang bị cho học viên những hiểu biết về chủ nghĩa Mác, chủ nghĩa Lênin, về Quốc tế vô sản cùng những phương thức tổ chức tuyên truyền cách mạng rồi đưa họ về thâm nhập vào nhà máy, công xưởng… Thực hiện Vô sản hóa. Phong trào lớn mạnh đến lúc đó dứt khoát ta phải có một chính đảng để lãnh đạo… (Đến lúc đó là lúc nào ạ! Hồ Tùng Mậu càng tỏ vẻ sốt ruột). Chừng năm năm nữa - Lý Thụy quả quyết” [65, tr. 276].

Để xây dựng hình tượng một người thanh niên trẻ tuổi nhưng đã hội tụ đầy đủ những tố chất của một vĩ nhân, của một lãnh tụ phong trào cách mạng sau này, trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc, nhà văn đã sử dụng giọng điệu triết lý để đúc rút những nhận định của Nguyễn Ái Quốc về thời đại và tính tất yếu của việc lựa chọn con đường cách mạng vô sản. Đó là nhận định về thực tại xã hội các nước đế quốc thực dân “ở đâu cũng có người nghèo khổ, bị áp bức, bị tước đoạt quyền sống, bị trà đạp nhân phẩm...” [65, tr. 41] và “Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc thuộc địa phụ thuộc và các nước chậm phát triển con đường giải phóng dân tộc mình, đó là con đường cách mạng vô sản, con đường của cách mạng tháng Mười Nga” [65, tr.95].

Khi bị nhà cầm quyền Hồng Kông (Anh) vô cớ bắt giam, trong lao tù đày hiểm nguy những Nguyễn Ái Quốc vẫn lạc quan, tỉnh táo đối phó với bọn thực dân Pháp cấu kết với nhà cầm quyền Anh. Tác giả đã viết những câu văn thể hiện sự cảm phục đó “Nhà ngục Víchtoria, nơi giam giữ Nguyễn có nhiều xà lim tối tăm, chật hẹp, hôi thối, nhiều rận rệp. Nguyễn bị giam trong xà lim nhỏ tường dày kín mít, có khoét một lỗ nhỏ thỉnh thoảng người gác tù nhòm qua xem thử người tù còn ở đấy hay đã vượt ngục, tự tử... Mọi công việc ăn, ngủ, rửa... đều thực hiện trong xà lim” [65, tr, 442]. Đây là cảm nhận của luật sư Lôdơbai khi gặp Nguyễn Ái Quốc trong nhà lao ở Hồng Kông “Trước mắt Lôdơbai là một thanh niên Châu Á gầy gò, da mặt tái xanh nhưng vẻ cương nghị, trầm tĩnh, sự thông minh trong từng câu nói bằng giọng tiếng Anh chuẩn cùng đôi mắt sáng tinh anh làm cho luật sư thật sự xúc động...” [65, tr.446].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Đến bọn thực dân đế quốc cũng phải thừa nhận “Qua những phiên hỏi cung, bọn mật thám nhận ra rằng không dễ dàng kết tội Nguyễn với những chứng cứ không rõ ràng, không có tính pháp lý...” [65, tr. 444].

Tại Việt Nam, sau khi Nhật hất cẳng Pháp, xâm chiếm Đông Dương; rồi phát xít Nhật bị quân Đồng Minh đánh bại, buộc phải đầu hàng vô điều kiện.

Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh cùng với Đảng đã lãnh đạo nhân dân làm cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công lập nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trong Trông vời cố quốc, giọng điệu ngợi ca được thể hiện tài tiên đoán thiên tài của lãnh tụ, tác giả Hoàng Quảng Uyên miêu tả sự kiện này như sau: “Ngay sau khi nghe tin ngày 20/6/1940, Pari thất thủ, Pháp đầu hàng Đức, Hồ Quang đã triệu tập cuộc họp với Vũ Anh, Phùng Chí Kiên, Lý Quang Hoa, tại cuộc họp Hồ Quang nhận định “Việc Pháp mất nước là cơ hội rất thuận lợi cho cách mạng Việt Nam. Ta phải tìm mọi cách về nước ngay để tranh thủ thời cơ. Chậm chễ lúc này là có tội với cách mạng...” [65, tr. 544].

Khi Đảng còn chưa giành được chính quyền, ngay khi còn ở bên Trung Quốc, trong các lớp huấn luyện cho cán bộ cách mạng. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh rất quan tâm đến rèn luyện đạo đức, tác phong người cán bộ, đảng viên. Trong Trông vời cố quốc, nhà văn Hoàng Quảng Uyên viết: “Ông Cụ rất quan tâm rèn luyện cho cán bộ có đạo đức và tác phong tốt. Ngày nào ông cụ cũng nhắc nhở học viên năm điều nên làm và năm điều nên tránh. Năm điều nên làm là: Giúp dân những việc thiết thực hàng ngày; tìm hiểu phong tục tập quán; học tiếng địa phương, dạy hát, dạy chữ, gây tình cảm với dân... Năm điều nên tránh là: Tránh làm gì thiệt hại đến dân, làm bẩn, làm hỏng nhà cửa, ruộng vườn của dân; tránh sai lời hứa; tránh làm lộ bí mật...” [65, tr. 608]. Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh quan niệm: “Có tài mà không có đức thì là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”; người cán bộ, đảng viên phải là “công bộc của dân”, "người đầy tớ thật sự trung thành của nhân dân”. Vì vậy, Người viết:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

“Trời có bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông;

Đất có bốn phương: Đông, Tây, Nam, Bắc;

Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính;

Thiếu một mùa thì không thành trời;

Thiếu một phương thì không thành đất;

Thiếu một đức thì không thành người”

Có thể nói, ngày nay trong điều kiện đổi mới, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng cải thiện, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế được nâng lên. Tuy vậy, một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên suy thoái đạo đức, lối sống, tham nhũng, quan liêu, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” làm giảm niềm tin của nhân dân với Đảng, ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ.

Chính vì vậy, Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 04-NQ/TW ngày 30/10/2016 về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã ban hành Quy định số 08-QĐi/TW, ngày 25/10/2018 "Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương” thì những lời huấn thị ấy của Người đến nay vẫn còn nguyên ý nghĩa và giá trị.

Một phần của tài liệu Hình Tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Trong Tiểu Thuyết Trông Vời Cố Quốc Của Hoàng Quảng Uyên (Trang 92 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)