Luôn hướng đến các nước thuộc địa, các dân tộc bị áp bức

Một phần của tài liệu Hình Tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Trong Tiểu Thuyết Trông Vời Cố Quốc Của Hoàng Quảng Uyên (Trang 53 - 56)

Chương 2. HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH

2.2. Hình tượng người chiến sỹ cộng sản đấu tranh cho lý tưởng

2.2.1. Luôn hướng đến các nước thuộc địa, các dân tộc bị áp bức

Đã đi qua “năm châu bốn biển”, ở đâu Nguyễn Ái Quốc cũng thấy sự đau đớn, thê thảm của các nước thuộc địa, của các dân tộc bị áp bức, thân phận người nô lệ như những “con vật biết nói”. Đây là hình ảnh người dân các nước thuộc địa “Lần ấy, đến Đắcka nước Xênêgan, biển nổi sóng dữ dội, tàu phải đỗ ngoài khơi không vào bờ được, cũng không thể thả ca nô xuống vì sóng rất to.

Để liên lạc được với tàu, bọn Pháp trên bờ bắt những người da đen phải bơi ra tàu, một, hai, ba... hành chục người da đen bị buộc nhảy xuống nước, bơi trong sóng dữ, hết người này đến người khác kiệt sức, bị sóng biển cuốn đi” [65, tr.40]. Rồi ở Việt Nam thì sao! Trong cuốn Hồ Chí Minh toàn tập – tập 1, có bài Khai hóa giết người đăng trên báo Le Paria, số 5, ngày 01 tháng 8 năm 1922, Nguyễn Ái Quốc viết “gần đây chúng tôi đã nêu lên một loạt những vụ giết người mà thủ phạm là những kẻ đi “khai hóa” của chúng ta, nhưng vẫn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

không bị trừng trị... Trong khi tính mệnh của một dân An Nam bị xem như thân con chó, không đáng giá một đồng trinh, thì ngày tổng thanh tra Rêna, bị sước có một chút da ở cánh tay mà được lĩnh 120 000 phrăng tiền bồi thường. Ôi bình đẳng! Bình đẳng quý hóa thay!” [51, tr.95]. Nguyễn Ái Quốc đau xót, căm phẫn tội ác của bọn thực dân. Tại sao những tên chủ da trắng kia lại đối xử với người da đen, người da vàng nô lệ như vậy? Người da đen, người da vàng không phải là người sao? Nguyễn Ái Quốc phát hiện ra rằng luôn có sự đối lập, bất bình đẳng giữa người da trắng và người da đen. Vì vậy, khi đến thăm tượng Nữ thần tự do, Nguyễn Tất Thành đã ghi lại cảm tưởng của mình “Ánh sách trên đầu thần tự do trải rộng khắp trời xanh, còn dưới chân thần thì người da đen bị chà đạp. Bao giờ thì người da đen hết bị chà đạp. Bao giờ thì người da đen và phụ nữ được bình đẳng? Bao giờ mới có sự bình đẳng giữa các dân tộc

?” [65, tr.43 ]. Nước Mỹ, xã hội Mỹ được xem là điển hình cho tự do, bình đẳng trong thế giới tư bản hóa ra lại là xã hội bất bình đẳng, mất tự do và phân hóa giàu nghèo nhất. Theo Nguyễn Ái Quốc khẩu hiệu “Tự do, bình đẳng, bác ái”, mà giai cấp tư sản, mà các nước thực dân giao giảng thực ra chỉ là thứ thuốc an thần về mặt tâm lý, là những mỹ từ lừa gạt nhân dân chính quốc và nhân dân thuộc địa.

Còn đây là thực chất của cái gọi là khai hóa văn minh của bọn thực dân, trong bài 10 trường học, 1 500 đại lý rượu đăng trên báo La Vie Ouvriere, số 100 ngày 01 tháng 4 năm 1921, Nguyễn Ái Quốc viết về xứ An Nam như thế này “Lúc đó có một nghìn năm trăm ty rượu và thuốc phiện cho một nghìn làng trong khi chỉ có mười trường học cũng cho bấy nhiêu làng. Ngay cả trước bức thư nổi danh đó, người ta đã cho mười hai triệu người bản xứ- kể cả đàn bà và trẻ con – nốc 23 đến 24 triệu lít rượu mỗi năm” [51, tr.26]

Tội ác của bọn thực dân đế quốc còn được Nguyễn Ái Quốc chỉ ra, đó là sự bóc lột đến tàn bạo, đặt ra hành trăm thứ thuế vô lý. Đây là thực cảnh người dân thuộc địa, trong đó có người dân An Nam “Mọi người dân từ 18 đến 60

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tuổi, đều phải nhất luật đóng 5 đồng thuế thân... từ 1890, thuế trực thu tăng lên gấp đôi; từ 1896 đến 1898 tăng lên một nửa và cứ thế tăng mãi... có vùng, người An Nam buộc phải nhổ thuốc lào, chặt cau đi, để trách bị phiền nhiễu vì các thứ thuế mới... Nhiều người phải bán cả gia tài – bán cả con cái- để đóng thuế cho nhà nước đã áp bức, bóc lột họ. Ở Cao Miên, có nhiều phụ nữ khốn khổ, chân mang xiềng sắt, phải đi quét đường. Họ chỉ có một tội là không nộp được thuế” [51, tr. 408-411].

Tội ác của bọn thực dân như vậy, nhưng một số Đảng cộng sản, một số Đảng xã hội ở các nước chính quốc đấu tranh cho dân nhân các dân tộc thuộc địa như thế nào? Nguyễn Ái Quốc chỉ ra, thẳng thắng phê phán, đó là sự đấu tranh nửa vời, chủ yếu bằng lời nói mà chưa có nhiều hành động cụ thể. Đây là đoạn đối thoại giữa Pôn Vayăng và Nguyễn Ái Quốc được nhà văn Hoàng Quảng Uyên miêu tả trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc:

“- Bạn nói như vậy chưa công bằng, vẫn có nhiều người, có nhiều tổ chức ủng hộ cách mạng ở các nước thuộc địa chứ. Bạn nhớ lại những tuyên bố của Đảng xã hội Pháp ủng hộ cuộc đấu tranh của các nước thuộc địa, tuy những tuyên bố như thế không nhiều

- Tôi nhớ tới những điều đó và vì những điều đó mà tôi ra nhập Đảng xã hội với sự giới thiệu của anh. Tôi rất biết ơn anh, nhưng đó là những nghị quyết rất kêu, rất vang được thông qua trong Đại hội rồi sau đó đưa vào các viện bảo tàng

- Có thực tế ấy nhưng đánh giá của bạn hơi nặng nề.

- Không! Điều mà chúng tôi cần là hành động, là sự ủng hộ, giúp đỡ một cách thực chất. Chúng tôi đã chìa tay ra nhưng không ai nắm lấy. Tất cả những kết luận, những nghị quyết có giá trị đều nói về cuộc đấu tranh ở các nước chính quốc, còn ở thuộc địa họ bỏ quên hoặc không ai nhắc tới. Ai là người thực sự ủng hộ, giúp đỡ cách mạng ở đất nước chúng tôi, đó là câu hỏi mà tôi luôn đặt ra và đến bây giờ vẫn chưa có câu trả lời” [65, tr. 93]. Điều Nguyễn Ái Quốc cần sự giúp đỡ từ các Đảng cộng sản, các Đảng xã hội ở các nước chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

quốc, nhất là từ Đảng xã hội Pháp cũng chính là điều mà nhân dân các nước thuộc địa mong mỏi. Tại nhiều diễn đàn khác, Nguyễn Ái Quốc liên tục phê phán một số Đảng cộng sản, Đảng xã hội thời gian qua đã cho thấy sự thờ ơ, quên lãng trong việc ủng hộ cuộc đấu tranh của các nước thuộc địa, trong đó có Đông Dương. Những lời nói việc làm của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh chính là hình ảnh tiêu biểu của người chiến sỹ cộng sản luôn đấu tranh cho lý tưởng và luôn hướng tới các nước thuộc địa.

Một phần của tài liệu Hình Tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Trong Tiểu Thuyết Trông Vời Cố Quốc Của Hoàng Quảng Uyên (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)