Giọng điệu hoài niệm thắm thiết

Một phần của tài liệu Hình Tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Trong Tiểu Thuyết Trông Vời Cố Quốc Của Hoàng Quảng Uyên (Trang 98 - 101)

Chương 2. HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH

3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật trong xây dựng hình tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

3.3.3. Giọng điệu hoài niệm thắm thiết

Nhìn từ góc độ thể loại, phần lớn tiểu thuyết luôn hướng người đọc quay trở về với quá khứ, với những gì đã “một thời vang bóng”. Chính vì vậy, việc sử dụng giọng điệu hoài niệm trong thể loại tiểu thuyết trở thành một yếu tố quan trọng.

Trong Trông vời cố quốc, giọng điệu hoài niệm thắm thiết được sử dụng góp phần tạo ra đặc trưng riêng trong sáng tác của nhà văn Hoàng Quảng Uyên. Giọng điệu hoài niệm khắc họa tâm trạng của người thanh niên khi lên tàu ra đi tìm đường cứu nước được kể bằng giọng điệu sâu lắng thiết tha “Con tàu Latutsơ Tơrêvin nổi ba hồi dài, từ từ hướng ra biển. Văn Ba – Nguyễn Tất Thành hướng tầm mắt vào cõi mênh mông phía trước với bao ước đoán, dự định cho tương lai.

Anh không ngoái lại nhìn quê nhà, nhìn bến cảng lùi dần ở phía sau lưng rồi mất hẳn nhưng trái tim anh vẫn đập những nhịp yêu thương cho quê nhà, cho người cha giữa chốn vô định phương Nam, cho người mẹ đã nằm yên nghỉ ở chân núi Bân, cho ông già Đờn, Lê Tư, Út Huệ…” [65, tr. 24]

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tháng 9 năm 1938, sau nhiều lần đề xuất nguyện vọng, Quốc tế cộng sản chuẩn y cho Nguyễn Ái Quốc về nước hoạt động. Với giọng điệu tha thiết hoài niệm, tác giả miêu tả tâm trạng của Nguyễn Ái Quốc “Cầm tờ quyết định (thông báo), trái tim Nguyễn đập rộ lên. Anh không tin vào mắt mình khi đọc dòng chữ đã về nước, mặc dù chưa rời nước Nga… Về nước là mong muốn cháy bỏng của Nguyễn và ước mơ ấy bây giờ đã trở thành sự thật… Nguyễn nhớ người, nhớ cảnh đã gắn bó với mình những năm tháng hoạt động sôi nổi, khó khăn…” [65, tr. 500].

Giọng điệu hoài niện được tác giả sử dụng nhiều trong các đoạn miêu tả cuộc gặp nói chuyện của Nguyễn Ái Quốc với cụ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh khi gợi nhớ đến quê hương, đến những hoạt động cách mạng trong nước.

Đây là đoạn hội thoại giữa cụ Phan Bội Châu với Nguyễn Ái Quốc:

“- Giờ ta và cụ Hy Mã đã ngày xế, đường cùng:

Sáu chục năm nay ở cõi đời Trần duyên giờ hẳn rũ xong rồi Bình sinh chí lớn về đâu nhỉ?

Tiếng gọi lòng sông mây ngất trời

Cụ Phan đứng dậy, ngâm những câu thơ buồn. Nguyễn quay ra song cửa nhìn về phía xa xăm, mờ mịt

- Ôi! Nhìn đôi mắt sáng của cháu, ta nhớ đôi mắt của Nguyễn Sinh Sắc, cha cháu… Hai mươi năm rồi những người bạn của ta giờ ở đâu. Lý Thụy, anh có nhận được tin của cha anh không?” [65. tr.346]

Với giọng điệu hoài niệm thắm thiết, Hoàng Quảng Uyên đã dẫn dắt người đọc hướng về quá khứ và không quên gửi gắm những tình cảm tha thiết của mình ở đó. Có lẽ, do bản thân tác giả cũng là người luôn lưu giữ những kỷ niệm đẹp về một thời đã xa nên các trang viết của ông cũng bộc lộ những ưu tư, hoài niệm với những gì đã diễn ra trong quá khứ. Quá khứ như vẫn vẹn nguyên trong kí ức của tác giả, cũng như tình yêu, niềm kính trọng mà tác giả dành cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh là không bao giờ phai nhạt và như thế, quá khứ ấy sẽ không bao giờ bị lãng quên!

Tiểu kết:

Có thể nói, trong Trông vời cố quốc, nhà văn đã lựa chọn cho tiểu thuyết của mình những hình thức thể hiện phù hợp và hiệu quả nhất: Đó là sử dụng kết cấu nghệ thuật tiểu thuyết chương hồi khi các sự kiện gắn với nhân vật chính được kể theo trình tự biên niên; đó là sử dụng đa dạng các hình thức ngôn ngữ nghệ thuật (ngôn ngữ tả thực giữ vai trò chủ đạo) và sử dụng nhiều giọng điệu đan xen (giọng điệu trữ tình ngợi ca, ngưỡng mộ giữ vai trò chủ đạo)... Tất cả những điều đó đã giúp nhà văn xây dựng thành công hình tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trong tiểu thuyết Trông vời cố quốc từ phương diện nghệ thuật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Hình Tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Trong Tiểu Thuyết Trông Vời Cố Quốc Của Hoàng Quảng Uyên (Trang 98 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)