Vượt qua nguy hiểm, khó khăn thử thách tìm ra con đường cứu nước riêng

Một phần của tài liệu Hình Tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Trong Tiểu Thuyết Trông Vời Cố Quốc Của Hoàng Quảng Uyên (Trang 41 - 45)

Chương 2. HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH

2.1. Hình tượng người thanh niên trí thức yêu nước đi tìm lý tưởng

2.1.1. Vượt qua nguy hiểm, khó khăn thử thách tìm ra con đường cứu nước riêng

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình nhà Nguyễn từng bước đầu hàng, nước ta từ nước độc lập phong kiến trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến. Không cam chịu thân phận nô lệ, thân phận mất nước, nhiều cuộc khởi nghĩa, nhiều phong trào yêu nước đã nổ ra, theo nhiều khuynh hướng khác nhau. Nhưng tất cả đều thất bại! Nguyên nhân thất bại là do thiếu một đường lối đúng đắn, cách mạng và khoa học, thiếu một tổ chức chặt chẽ.

Trong bài thơ Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng? Nhà thơ Chế Lan Viên viết:

“ Cha ông xưa từng đấm nát tay

trước cửa cuộc đời Cửa vẫn đóng và Đời im ỉm khóa” [21, tr. 143]

Nhà yêu nước Phan Bội Châu từng chua xót tự nhận khi tâm sự với Nguyễn Ái Quốc: “Ta với Hy Mã tiên sinh (Phan Châu Trinh) tuy cùng một hướng nhưng không cùng đường. Cụ Hy Mã chủ trương ỷ vào người Pháp để cầu hạnh phúc cho muôn dân. Xin người Pháp rủ lòng thương, tránh bạo động.

Ta thì chủ trương vũ trang bạo động... nhưng rồi cũng thất bại... Giờ ta và cụ Hy Mã đã ngày xế, đường cùng” [65, tr. 246]. Nguyễn Tất Thành rất kính phục tinh thần yêu nước của các bậc tiền bối, nhưng không tán thành con đường cứu nước của các tiền bối, Anh khẳng định: “cái chính là cụ (Phan Bội Châu) đã chọn sai đường...” [65, tr.266], “... đường lối cứu nước của cụ vạch ra chưa phù hợp với hoàn cảnh và thực tế của ta” [65,tr.349]; “... Cụ Pham Châu Trinh chỉ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

yêu cầu Pháp thực hiện cải lương. Điều đó là sai lầm, sai lầm lớn chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương” [65, tr. 11]. Vậy, cứu nước theo con đường nào? Câu hỏi luôn vang lên trong tâm trí người thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành!

Nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã miêu tả thật cảm động đoạn đối thoại giữa Nguyễn Tất Thành với cha, câu chuyện của hai cha con cũng là câu chuyện nóng hổi đất nước lúc bầy giờ.

“- Con đến đây làm gì?

- Dạ con đến tìm cha

- ...Nước mất thì đi tìm Hồn của nước, chứ công chi mà đi tìm cha...

- Đừng lo cho ta. Con phải đi.

- ... Muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp..” [65, tr.9-12]

Vì vậy, ngày 5/6/1911, Văn Ba – Nguyễn Tất Thành đã lên con tàu Latutsơ Tơrêvin, một con tàu buôn của Pháp vừa chở hàng vừa chở khánh bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước. Anh nói: “Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ về giúp đồng bào ta” [65, tr.15]. Nhà thơ Chế Lan đã viết những vần thơ thật xúc động về “Người đi tìm hình của nước”!

Đêm xa nước đầu tiên, ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu

Đâu phải sóng quê hương Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi, càng hiểu nước đau thương” [21, tr.100]

Trước hết, để lo cho cuộc sống và hoạt động cách mạng, Nguyễn Tất Thành phải làm nhiều nghề, anh không nề hà bất cứ việc gì, dù là những công việc nặng nhọc và chưa làm bao giờ, thậm chí nguy hiểm đến an toàn tính mạng. Với người chưa bao giờ đi biển “Có lần, Văn Ba gần như mười mươi bị quăng xuống biển. Lần ấy con tàu gặp sóng to, gió lớn, những làn sóng to như những quả núi chồm lên đổ ập xuống, bong tàu nghiêng ngả, làm nhiều người

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

say sóng...một con sóng lớn thình lình ập xuống quét sạch gần như mọi thứ trên sàn tàu xuống biển, Văn Ba lúc đó đang kéo lê những rổ rau cũng bị cuốn đi, mọi người nhìn cảnh ấy vô cùng hoảng sợ nhưng cũng chẳng thể làm gì, có người sợ quá nhắm mắt lại, khi mở mắt ra thì thấy chàng bồi tàu trẻ và rổ rau cuốn giữa cột buồm và dây xích... Đó lần lần thoát chết đầu tiên...” [65, tr.26).

Trong suốt gần 30 năm bôn ba ở nước ngoài, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã trải qua nhiều cơ cực, vất vả, nhà thơ Tố Hữu đã khái quát lại những năm bôn ba của Bác bằng những câu thơ xúc động trong bài Theo chân Bác:

“Từ đó người đi... những bước đầu Lênh đênh bốn biển, một con tàu Cuộc đời sóng gió. Trong than bụi

Tay đốt lò, lau chảo, thái rau...” [16, tr.462]

Những công việc, như: Thợ nhà in, phụ bếp, bồi bàn, thợ làm bánh, phóng viên, thầy thuốc, chủ bút tờ báo ,... Nguyễn Ái Quốc đều trải qua. Trong những công việc đó, viết báo là một việc Nguyễn Ái Quốc đặc biệt chú ý, vì qua các bài báo bên cạnh có nhuận bút trang trải cuộc sống, nhưng quan trọng hơn là qua đó, Nguyễn Ái Quốc thể hiện quan điểm của mình, đưa lên diễn đàn lời đấu tranh cho các dân tộc bị áp bức, lên án tội ác của thực dân đế quốc, tuyên truyền Chủ nghĩa Mác – Lênin, “... Nguyễn Ái Quốc đã học tập, rèn luyện viết báo...một công việc mà anh yêu thích và gắn bó - viết báo. Đó vừa là mục đích vừa là phương tiện để truyền tải những thông tin, những phương thức đấu tranh cách mạng tới quần chúng nhân dân trên con đường đấu tranh giải phóng dân tộc” [65, tr.88 - 89]. Ở công việc gì, Nguyễn Ái Quốc cũng làm với sự nhiệt tình và trách nhiệm cao nhất. Chính nhờ những công việc ấy đã giúp Nguyễn Ái cuộc có cái nhìn đầy đủ về người dân và xã hội ở các nước đế quốc vốn tự cho mình là “dân chủ, tự do, văn minh”.

Ở người thanh niên trẻ tuổi còn toát lên hình ảnh của tấm gương tự học để nâng cao kiến thức. Nguyễn Ái Quốc tranh thủ học, học bất cứ khi nào có thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

“thường thì anh làm việc nửa ngày vào buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đến thư viện hoặc đến dự những buổi nói chuyện chính trị... ” [65, tr.68]. Chính vì vậy, sau một thời gian, Nguyễn Ái Quốc đã nói và viết thạo nhiều thứ tiếng như: Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Trung...

Hoạt động cách mạng sẽ đối mặt với nhiều khó khăn, nguy hiểm, những bài báo, những việc làm của Nguyễn Ái Quốc khiến bọn mật thám, nhà cầm quyền thực dân vô cùng tức tối. Chúng không từ một thủ đoạn nào để theo dõi, lùng bắt, nói xấu Nguyễn Ái Quốc. Chỉ với vài chi tiết miêu tả trong Trông vời cố quốc, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã thể hiện được đầy đủ âm mưu, hành động nhơ bẩn, đen tối mà bọn mật thám và chính quyền thực dân gây ra với Nguyễn Ái Quốc. Trước hết, bọn chúng theo dõi sát nhất cử nhất động của Nguyễn Ái Quốc: “Một mạng lưới chỉ điểm, mật vụ bủa giăng rộng khắp. Bốn tên mật thám Giăng (Jean), Đêlirê (Désiré), Đờve (Dvère), Êđua (Edouard) được tung vào cuộc đã nhanh chóng tìm ra tung tích Nguyễn Ái Quốc, người ký dưới bản Yêu sách của nhân dân An Nam... Ở Đông Dương đã coi Nguyễn Tất Thành như một tên phiến loạn nguy hiểm” [65, tr.79]; rồi dùng uy quyền ép buộc các ông chủ sa thải Nguyễn Ái Quốc, làm cho anh thất nghiệp “Phải triệt tất cả mọi khả năng của anh ta... theo tôi, cần phải triệt nguồn sinh kế của anh ta ở Pari. Anh ta không thể sống ở Pari với không khí” [65, tr.111]; vừa mua chuộc vừa hăm dọa, đó là lần Bộ trưởng Bộ thuộc địa Pháp Anbe Xarô mời Nguyễn Ái Quốc đến gặp riêng, tên Bộ trưởng lọc lõi cáo già buông lời hăm dọa “Nước mẹ đại Pháp rất khoan hồng, nhưng sẽ không tha thứ cho những kẻ gây ra rối loạn, chúng tôi đủ sức bẻ gẫy họ... Tôi khuyên anh đừng đi quá xa, đừng manh động. Tôi sợ đến lúc đó dù rất muốn tôi cũng không thể bảo vệ được anh, không cứu được anh - Xarô giở giọng giả nhân giả nghĩa”

[65,tr.151]; và tìm mọi cách bắt Nguyễn Ái Quốc mỗi khi có thể “Cuối thàng 12/1921, Đảng cộng sản Pháp họp Đại hội lần thứ nhất... Nguyễn đến dự... Lần này không chỉ có hai tên mật vụ bám sát... mà cảnh sát Pháp còn bố trí mấy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

trăm cảnh sát phục bắt... Nguyễn Ái Quốc biết nên rất cảnh giác. Vừa xuất hiện trước cửa phòng Đại hội, cảnh sát ập đến, Nguyễn nhanh chân bước vào hội trường. Bọn cảnh sát không dám đuổi theo vì như thế sẽ bị phạm luật, chúng đành hậm hực mai phục ngoài cửa. Anh vào hội trường, gặp những người bạn, tay bắt mặt mừng...” [65, tr.123-124].

Trước những hiểm nguy, Nguyễn Ái Quốc luôn giữ vững lập trường và khí khái “Tôi thích làm chính trị thì tôi chẳng sợ chết cũng chẳng sợ tù đày.

Trong đời này, người ta chỉ chết có một lần, tại sao lại sợ nhỉ...” [65, tr.114];

anh luôn bình tĩnh, tỉnh táo, cảnh giác, nhanh trí và khôn khéo để thoát khỏi sự theo dõi, bắt bớ của mật vụ và cảnh sát thực dân để tiếp tục cuộc đấu tranh cho độc lập của tổ quốc, tự do của dân tộc.

Một phần của tài liệu Hình Tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Trong Tiểu Thuyết Trông Vời Cố Quốc Của Hoàng Quảng Uyên (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)