Kết cấu nghệ thuật trong xây dựng hình tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí

Một phần của tài liệu Hình Tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Trong Tiểu Thuyết Trông Vời Cố Quốc Của Hoàng Quảng Uyên (Trang 78 - 82)

Chương 2. HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH

3.1. Kết cấu nghệ thuật trong xây dựng hình tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí

Trong cuốn Lí luận văn học do GS. Hà Minh Đức (chủ biên) viết: “Kết cấu là sự tạo thành và liên kết các bộ phận trong bố cục của tác phẩm, là sự tổ chức, sắp xếp các yếu tố, các chất liệu tạo thành nội dung của tác phẩm trên cơ sở đời sống khách quan theo chiều hướng tư tưởng nhất định”. Tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 Thuật ngữ văn học đưa ra nhận định: Kết cấu là “Sự sắp xếp, phân bố các thành phần hình thức nghệ thuật; tức là sự cấu tạo tác phẩm, tùy theo nội dung và thể tài. Kết cấu gắn kết các yếu tố của hình thức và phối thuộc chúng với tư tưởng. Các quy luật của kết cấu - là kết quả của nhận thức thẩm mỹ, phản ánh những liên hệ bề sâu của thực tại. Kết cấu có tính nội dung độc lập; các phương thức và thủ pháp kết cấu sẽ cải biến và đào sâu hàm nghĩa của cái được mô tả.”. Trong cuốn Từ điển Thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) thì coi kết cấu, là “Toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm… Thuật ngữ kết cấu thể hiện một nội dung rộng rãi, phức tạp hơn. Tổ chức tác phẩm không chỉ giới hạn ở sự tiếp nối bề mặt, ở những tương quan bên ngoài giữa các bộ phận, chương đoạn mà còn bao hàm sự liên kết bên trong, nghệ thuật kiến trúc nội dung cụ thể của tác phẩm. Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: Tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm; nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của các thành phần cốt truyện, nghệ thuật trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện… sao cho toàn bộ tác phẩm thực sự trở thành một chỉnh thể nghệ thuật.

Bất cứ tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định…” [20, tr.156-157 ].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Từ các nhận định trên, có thể khẳng định: Mỗi tác phẩm văn học là một chỉnh thể nghệ thuật hoàn chỉnh bao gồm nhiều yếu tố, bộ phận… tạo thành. Nhà văn sắp xếp các yếu tố, bộ phận ấy theo một trật tự, hệ thống theo ý đồ nghệ thuật của mình để tạo nên tác phẩm văn học. Đó chính là kết cấu tác phẩm.

Kết cấu đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức tác phẩm, tập trung thể hiện chủ đề, tư tưởng tác phẩm thống nhất trong từng phần, chương, đoạn, lớp, cảnh... của tác phẩm. Nhờ có kết cấu, tác phẩm trở lên mạch lạc, rõ ràng, lô gic, giống như “một cơ thể sống”.

Tùy từng giai đoạn lịch sử và thể loại văn học mà các tác giả lựa chọn những hình thức kết cấu cho tác phẩm phù hợp. Một số hình thức kết cấu tác phẩm văn học đã xuất hiện và có những tác phẩm có giá trị trong lịch sử văn học như: Kết cấu theo trình tự thời gian; kết cấu theo trình tự không gian, kết cấu theo tuyến nhân vật, kết cấu đa tuyến, kết cấu tâm lí… Trong một tác phẩm cụ thể, nhà văn có thể chỉ sử dụng một hình thức kết cấu hoặc có thể sử dụng nhiều hình thức kết cấu khác nhau, điều đó phụ thuộc vào ý đồ và tài năng của nhà văn.

Với thể loại tiểu thuyết, có tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết tâm lý, tiểu thuyết luận đề...Việc lựa chọn hình thức kết cấu nào phụ thuộc vào đề tài, chủ đề của tác phẩm và sở trường của nhà văn. Về mặt kết cấu, tiểu thuyết Trông vời cố quốc của Hoàng Quảng Uyên được xây dựng trên nguyên tắc của “tiểu thuyết chương hồi”, kết cấu theo trình tự thời gian.

“Tiểu thuyết chương hồi” là hình thức chủ yếu của tiểu thuyết trường thiên trung đại Trung Quốc có đặc điểm là dùng tiểu mục để phân hồi câu chuyện liên tiếp, mạch lạc, chỉnh tề. Những “tiểu thuyết chương hồi” nổi tiếng của Trung Quốc như Tam quốc diễn nghĩa, Thủy hử, Hồng lâu mộng, Tây du …Ở Việt Nam, tiếu thuyết Hoàng Lê nhất thống chí là tiểu thuyết chương hồi tiêu tiểu hơn cả. Có thể hiểu “Chương” là một thể tài văn học, “Hồi” là một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

sự chuyển đổi, là vận chuyển, chuyển biến, quay lưng lại (phản hồi, hồi báo) thể hiện một động tác một cách lần lượt và thứ tự. Những tiểu thuyết trường thiên bao gồm nhiều hồi, đầu mỗi hồi có "hồi mục", là một hoặc hai câu thất ngôn dự báo tình tiết chính của hồi, mỗi hồi viết về một sự kiện chủ yếu và kết thúc hồi có lời dẫn dắt đến hồi tiếp.

Tiểu thuyết Trông vời cố quốc cũng giống như hai tiểu thuyết Mặt trời Pác BóGiải phóng đều có hai mươi lăm chương, được kết cấu theo trình tự thời gian - tức là việc gì diễn ra trước thì kể trước, việc gì diễn ra sau thì kể sau.

Mỗi chương có tên chương, “lời rao” mở đầu và nội dung của chương. Tên chương và “lời rao” mở đầu mỗi chương giúp người đọc hình dung trước nội dung chính, diễn biến chính của của chương đó. Chẳng hạn, Chương một: Hồn nước, đề từ - “lời rao” dùng câu nói của Văn Ba - Nguyễn Tất Thành “Tôi muốn ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta” [65, tr. 5]. Tên chương và lời đề từ đã khát quát được nội dung chương một, trong đó nhấn mạnh sự bế tắc về đường lối cứu nước ở Việt Nam trước năm 1930 và mục đích ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Tất Thành.

Chương năm Ánh sáng luận cương với lời đề dẫn được tác giả trích từ câu nói của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh “Hỡi đồng bào bị đầy đọa đau khổ!

Đây là cái cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng chúng ta” [65, tr.

85]. Với chương này, Hoàng Quảng Uyên muốn nhấn mạnh ý nghĩa quyết định của việc Nguyễn Ái Quốc được đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin đăng trên báo Nhân đạo, tháng 7 năm 1920. Bản luận cương đã giải đáp cho Nguyễn Ái Quốc và dân tộc Việt Nam về con đường cứu nước. Từ đó, Nguyễn Ái Quốc đi đến khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

[53, tr. 33]. Trong bài Người đi tìm hình của nước, nhà thơ Chế Lan Viên đã viết những câu thơ xúc động về sự kiện lịch sử này:

“…Luận cương đến Bác Hồ. Và Người đã khóc Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin

Bốn bức tường im nghe Bác lật từng trang sách gấp Tưởng bên ngoài, đất nước đợi mong tin

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc

"Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi!"

Hình của Đảng lồng trong hình của Nước

Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười…” [21, tr.102]

Có những chương như Chương hai mươi mốt Đường về cố quốc, với lời đề từ rất dài, nhà văn Hoàng Quảng Uyên đã lấy nguyên văn bức thư Nguyễn Ái Quốc gửi một đồng chí ở Quốc tế cộng sản. Trong thư, Nguyễn Ái Quốc trình bày hoàn cảnh của mình, nguyện vọng của mình. Và toàn bộ chương hai mươi mốt đều tập trung trình bày những hiểm lầm của Quốc tế Cộng sản đối với Nguyễn Ái Quốc và Nguyễn Ái Quốc mong muốn được chấm dứt tình trạng

“không hoạt động”, được cho phép trở về “cố quốc” hoạt động cách mạng. Lời đề từ chương hai mươi mốt như sau:

“Đồng chí thân mến !

Hôm nay là ngày kỷ niệm lần thứ bảy việc tôi bị bắt giữ ở Hồng Kông. Đó cũng là ngày mở đầu năm thứ tám tình trạng không hoạt động của tôi. Nhân dịp này, tôi viết thư gửi đồng chí để xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này.

Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó. Hoặc là giữ tôi lại đây. Hãy giao cho tôi làm một việc gì mà theo đồng chí là có ích. Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài Đảng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tôi sẽ rất biết ơn đồng chí, thưa đồng chí thân mến, cho phép tôi được hội kiến. Tôi tin tưởng rằng như vậy sẽ tốt hơn. Đã lâu rồi đồng chí không gặp tôi.

Đồng chí thân mến, xin đồng chí nhận lời chào cộng sản anh em của tôi”

Ngày 6/6/1938 Lin

Nguyễn Ái Quốc

(Thư gửi một đồng chí ở Quốc tế Cộng sản) [65, tr. 493]

Có thể nói, trong hai mươi lăm chương của tác phẩm Trông vời cố quốc là hai mươi lăm đề từ khác nhau: Lời đề từ có khi là một nhận xét, đánh giá của Nguyễn Ái Quốc về một vấn đề nào đó; có khi là tâm trạng, mong muốn của Nguyễn Ái Quốc; có khi ý kiến đánh giá của người khác về Nguyễn Ái Quốc...

Những lời đề từ đó giúp người đọc nắm được nội dung chính của chương đó.

Tiểu thuyết Trông vời cố quốc cũng như tiểu thuyết Mặt trời Pắc PóGiải phóng của Hoàng Quảng Uyên được kể theo trình tự thời gian, trong đó mỗi chương tập trung thể hiện một sự kiện, một sự việc và cơ bản sự việc, sự kiện ấy được giải quyết tương đối trọn vẹn ngay trong chương đó. Điều này giúp cho người đọc khi đọc một chương cụ thể vẫn có thể hiểu được nội dung chứ không nhất thiết cứ phải đọc hết cả hai mươi lăm chương của tiểu thuyết.

Đây là cách thức truyền thống của “tiểu thuyết chương hồi”. Những sự hấp dẫn và đổi mới của nhà văn ở đây là: Nếu đọc hết hai mươi lăm chương sẽ giúp người đọc hình dung trọn vẹn hình tượng nhân vật Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh trong suốt một giai đoạn lịch sử từ 1911 đến 1941; nhưng nếu đọc một chương, người đọc cũng hình dung được hình tượng Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh ở một “ lát cắt”, “trọn vẹn” ở một khía cạnh, một thời điểm nào đó.

Một phần của tài liệu Hình Tượng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh Trong Tiểu Thuyết Trông Vời Cố Quốc Của Hoàng Quảng Uyên (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)