Chương 2. HÌNH TƯỢNG NGUYỄN ÁI QUỐC- HỒ CHÍ MINH
2.2. Hình tượng người chiến sỹ cộng sản đấu tranh cho lý tưởng
2.2.4. Bảo vệ quan điểm, lý tưởng cách mạng của mình
Trong quá trình học tập, nghiên cứu Chủ nghĩa Mác – Lênin và từ thực tiễn đấu tranh cách mạng tại các nước chính quốc và các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam, Người đi đến kết luận “Nước Anh là quê hương của Marx, người sáng lập chủ nghĩa cộng sản. Học thuyết Marx được xây dựng từ thực tế khảo sát phong trào đấu tranh của công nhân Anh và Châu Âu mà nước Anh và Châu Âu thì chưa phải là tất cả” [65, tr.58]. Trong cuốn Hồ Chí Minh toàn tập - tập 2 giai đoạn 1924- 1930, đã in lại bài đăng trên báo Thanh niên, số 80, ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
20/2/1927 của Nguyễn Ái Quốc có đoạn “Còn những người An Nam chúng ta hãy tự hoàn thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử và về cách mạng thì cần đọc các tác phẩm của Lênin” [31, tr. 454].
Có thời điểm, Nguyễn Ái Quốc bị Quốc tế Cộng sản phê phán, thậm chí bị ngay một số đồng chí trong Đảng Cộng sản Đông Dương phê phán. Vì cho rằng Nguyễn Ái Quốc là người có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, theo đường lối
“hữu khuynh”... Bức thư của Ban lãnh đạo Hải ngoại Đảng cộng sản Đông Dương đề ngày 31/3/1935 gửi Quốc tế cộng sản như sau: “Ở Xiêm và Đông Dương, những tổ chức cộng sản tiến hành một cuộc đấu tranh công khai chống tàn dư của hệ tư tưởng dân tộc chủ nghĩa cách mạng pha lẫn chủ nghĩa cải lương, chủ nghĩa duy tâm của Hội Việt Nam thanh niên cách mạng và của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Những tàn dư ấy rất mạnh và là trở ngại rất nghiêm trọng cho sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản... Chúng tôi đã đề nghị Lin (Nguyễn Ái Quốc) viết một cuốn sách mỏng phê phán chính mình về những khuyết điểm đã qua” [65, tr.488]. Rồi Nguyễn Ái Quốc bị thực dân Anh bắt ở Hồng Kông rồi được thả cũng làm cho Quốc tế cộng sản nghi ngờ “không chỉ có bức thư này mà còn những vấn đề nghi vấn khác như tại sao tội thì nặng mà khi bị bắt ở Hồng Kông lại được xử nhẹ, cho trắng án và trục xuất? Tại sao thoát khỏi Hồng Kông một cách dễ dàng để đến được Matsxơva...” [65, tr.488]. Trước những hiểm lầm trên, Nguyễn Ái Quốc đã kiên trì giải thích, đã giải trình tất cả với tổ chức để minh oan cho mình và cũng để bảo vệ quan điểm của mình.
Tuy vậy, do hạn chế của thời đại, thông tin không đủ và việc dập khuôn máy móc, bị ảnh hưởng của tư tưởng “tả khuynh” nên Quốc tế cộng sản ra chỉ thị Về nhiệm vụ trước mắt của những người cộng sản Đông Dương do Trần Phú nhận từ Quốc tế cộng sản về quán triệt cho các đồng chí ở Đông Dương có đoạn “...Việc không có một Đảng cộng sản thống nhất trong lúc phong trào quần chúng công nông lên cao là một nguy cơ lớn cho cuộc cách mạng ở Đông Dương sau này... Nhiệm vụ quan trọng nhất và vô cùng cấp bách đối với tất cả
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
những người cộng sản Đông Dương lúc này là thành lập một Đảng cách mệnh của giai cấp vô sản, nghĩa là một Đảng cộng sản của quần chúng. Đảng đó phải là Đảng Cộng sản thống nhất và duy nhất ở Đông Dương” [65, tr.404]. Quốc tế cộng sản tiếp tục khẳng định “... nhiệm vụ quan trọng nhất trong đấu tranh cách mạng là giai cấp chống giai cấp” [65, tr. 411]. Vì vậy, tại Hội nghị của Đảng tháng 10/1930, do Trần Phú chủ trì, Nguyễn Ái Quốc bị phê phán mạnh mẽ.
Hội nghị tháng 10/1930 cho rằng: Tại Hội nghị thành lập Đảng tháng 2/1930 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì và các văn kiện Chánh cương vắn tắt, Sách lược văn tắt... do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo được thông quan đã mắc vào các sai lầm:
Đó là đã quá chú ý đến vấn đề giải phóng dân tộc, coi nhẹ vấn đề đấu tranh giai cấp và có tư tưởng thỏa hiệp về vấn đề đấu tranh giai cấp khi cho rằng “Đảng phải hết sức liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông, ... để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với bọn phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít nhất là làm cho họ đứng trung lập...”[45, tr.63]. Từ đó, Hội nghị tháng 10/1930 đưa ra vấn đề phải đổi tên Đảng, bác bỏ Chánh cương vắn tắt, Sách lược văn tắt, Điều lệ vắn tắt...
do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo đã được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng tháng 2/1930.
Với tất cả các vấn đề khác “Nguyễn ngồi nghe vẻ điềm tĩnh, khiêm tốn và tôn trọng những ý kiến phát biểu, anh hầu như không phát biểu, tranh luận dù nhiều vấn đề anh không đồng ý và thấy đó là sự lệch hướng cần nắn chỉnh...
Nguyễn biết rằng những luận điểm mà Trần Phú đưa ra hoàn toàn theo đường lối tả khuynh của Quốc tế Cộng sản mà rõ nhất từ quan điểm của Stalin về dân tộc, khi Stalin lập luận: “Vấn đề dân tộc là vấn đề thứ yếu trong khi cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng quyết liệt” [65, tr. 412]. Nhưng vấn đề gay cấn thứ hai, buộc Nguyễn Ái Quốc phải phát biểu đó là vấn đề đổi tên Đảng, vì theo Nguyễn “Cái từ Đông Dương rất rộng và theo nguyên lý của Chủ nghĩa Lênin,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
vấn đề dân tộc là một vấn đề rất nghiêm túc, người ta không thể bắt buộc các dân tộc khác gia nhập Đảng mình, làm như thế là trái với nguyên lý chủ nghĩa Lênin” [65, tr. 423].
Nhưng với nguyên tắc của Đảng là tập trung dân chủ, cấp dưới phục tùng cấp trên, cá nhân phục tùng tổ chức. Nên mặc dù “Nguyễn có thể tiến hành một cuộc đấu tranh gay gắt, nặng nề với những người đồng chí của mình để phân giải ai đúng, ai sai để bảo vệ quan điểm, danh dự và lòng tự trọng của bản thân, nhưng như thế một Đảng non trẻ mới được thành lập sẽ mất đoàn kết trầm trọng và có thể tan rã. Vì sự đoàn kết, nhất trí trong Đảng, vì sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, Nguyễn đã kìm nén, hy sinh để chấp nhận cả những điều mình thấy sai...” [65, tr.414]. Cuối cùng, tuân theo chỉ thị của Quốc tế cộng sản, Nghị quyết về tình hình hiện tại ở Đông Dương và nhiệm vụ cần kíp của Đảng và đổi tên Đảng cũng được nhất trí tán thành, cùng với việc Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời tháng 2/1930 bị hủy bỏ.
Nguyễn Ái Quốc không phản đối, nhưng các đảng viên và tổ chức Đảng trong nước có ý kiến: Trong bức thư ngày 09/12/1930, Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương gửi các cấp Đảng bộ đã ghi nhận “Ở Bắc kỳ thì giải thích rằng vì dân tộc tự quyết của Lênin nên không thể bắt vô sản Cao Miên và Lào vào Đảng của mình được; ở Trung Kỳ thì nói rằng Đảng ta do sự hợp nhất Tân Việt, Cộng sản Liên đoàn và An Nam Cộng sản Đảng mà ra, nên cái tên phải do sự liên kết chữ Việt và chữ Nam; ở Nam Kỳ lại cho rằng lấy tên là An Nam thì hẹp quá, còn lấy tân Đông Dương thì rộng quá, nên phải lấy tên Việt Nam” [65, tr.418]. Do ảnh hưởng của luận điểm đấu tranh giai cấp “Vấn đề dân tộc là vấn đề thứ yếu trong khi cuộc đấu tranh giai cấp ngày càng quyết liệt” của Hội nghị tháng 10/1930, nên đầu năm 1931, Xứ ủy Trung Kỳ Đảng Cộng sản Đông Dương đã ra chỉ thị Thanh Đảng ghi rõ “thanh trừ trí phú, địa hào, đào tận gốc, trốc tận rễ”. Đó là những sai lầm, vì vậy tháng 3/1931, Hội nghị lầm 2 của Trung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
ương Đảng tại Sài Gòn do Trần Phú chủ trì, hội nghị đã có những khắc phục sai lầm một bước, khi khẳng định “Đảng ta là Đảng tiên phong của giai cấp vô sản.
Đảng chiến đấu cho lợi ích sống còn của dân tộc, cho quyền lợi của giai cấp bị bóc lột, bị áp bức, kiên quyết chống tả khuynh, hữu khuynh” [65, tr. 425].
Đường lối chính trị của Nguyễn Ái Quốc bị Quốc tế cộng sản hiểm lầm nên trong một thời gian dài Nguyễn không được giao nhiệm vụ. Nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn kiên trì, vẫn giữ bản chất của người chiến sỹ cách mạng, nhiều lần xin Quốc tế cộng sản giao nhiệm vụ cho mình. Đây là bức thư Nguyễn Ái Quốc ký tên Lin, gửi một đồng chí ở Quốc tế cộng sản, ngày 6/6/1938 có đoạn “ Đồng chí thân mến! Hôm nay là ngày kỷ niệm thứ bảy việc tôi bị bắt ở Hồng Kông. Đó cũng là ngày mở đầu năm thứ tám tình trạng không hoạt động của tôi. Nhân dịp này, tôi viết thư gửi đồng chí để xin đồng chí giúp đỡ tôi thay đổi tình cảnh đau buồn này.
Đồng chí hãy phân tôi đi đâu đó. Hoặc là giữ tôi lại đây. Hãy giao cho tôi làm một việc gì đó mà theo đồng chí là có ích. Điều tôi muốn đề nghị với đồng chí là đừng để tôi sống quá lâu trong tình trạng không hoạt động và giống như là sống ở bên cạnh, ở bên ngoài Đảng...” [65, tr.493]. Dù suốt một thời gian dài bị hiểu nhầm, “không hoạt động” như vậy, nhưng Nguyễn Ái Quốc vẫn tin tưởng vào sự nhận định, đánh giá của mình, vẫn tin rồi thực tiễn sẽ chứng minh những luận điểm của mình đưa ra là đúng.
Qua thời gian, thực tiễn đã chứng minh những luận điểm của Nguyễn Ái Quốc là đúng với tình hình Đông Dương, với Việt Nam. Đây là sự phát triển sáng tạo Chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể nước ta. Đó là phải đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên trên, lên trước vấn đề đấu tranh giai cấp, cần phân hóa giai giai cấp địa chủ, thực hiện đại đoàn kết các tầng lớp để thực hiện nhiệm vụ đấu tranh giải phóng dân tộc. Trong cuốn Tìm hiểu lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam qua các kỳ Đại hội và hội nghị trung ương 1930- 2002 do PGS, TS Nguyễn Trọng Phúc chủ biên đã nhận định sự kiện này như sau “Trong thời
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
kỳ này, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế đang chịu tác động của những sai lầm “tả khuynh” nghiêm trọng về chính trị và tổ chức. Do không nhận thức rõ tình hình ở Việt Nam và đường lối chính trị của Nguyễn Ái Quốc, những người cộng sản “tả khuynh” đã phê phán Nguyễn Ái Quốc mắc sai lầm chính trị “hữu khuynh”, “dân tộc chủ nghĩa” [45, tr.56-57]. Tại Đại hội VII Quốc tế cộng sản, khai mạc 25/7/1935, “Đại hội đã bác bỏ luận điểm tả khuynh trước đây... Có sự hài hòa trở lại của cuộc đấu tranh giai cấp và cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc” [65, tr.483].
Những ghi vấn về Nguyễn Ái Quốc đã dần được làm sáng tỏ, Ban thẩm tra của Quốc tế cộng sản đã đưa ra kết luận: “Ban thẩm tra không tìm ra chứng cứ nghi ngờ nào về sự trung thành chính trị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Hồ sơ vụ việc đồng chí Nguyễn Ái Quốc được hủy bỏ. Bản kết luận được Krapxki và Lê Hồng Phong ký. Vụ án (hay sự kiện) Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1934- 1938 đã kết thúc có hậu” [65, tr. 498].
Ngày 30/9/1938, Quyết định của Phòng cán bộ Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa - Quốc tế Cộng sản được ban hành chuẩn y để Nguyễn Ái Quốc trở về nước hoạt động. Đây đoạn hội thoại giữa đồng chí Vêra Vasilieva (người được Quốc tế cộng sản giao đọc, nghiên cứu kỹ và xác minh những vụ việc nghi vấn về Nguyễn Ái Quốc) với Nguyễn Ái Quốc tại nhà ga khi Nguyễn Ái Quốc dời Liên Xô, được nhà văn Hoàng Quảng Uyên miêu tả trong Trông vời cố quốc:
“- Chị Vêra thân mến! Tôi không bao giờ quên những sự giúp đỡ, hỗ trợ của chị trong lúc tôi gặp nạn.
- Gặp nạn ư! – Vêra ngước nhìn Nguyễn – Và chính qua cơn hoạn nạn này tôi và những người cộng sản mới nhận ra sự kiên định của anh, tất cả vì lợi ích của Đảng nơi anh, tôi cảm phục lối hành xử của anh... Điều đó chứng tỏ những việc làm của anh không có gì sai trái, sai lầm và đó là điều chúng tôi tin tưởng để tiến hành điều tra và việc điều tra đã có kết quả với việc anh được trở
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
về với đồng bào anh, với đồng chí anh. Trở về trong danh dự, trong niềm tin và sự hứng khởi mới...” [65, tr. 502].
Có thể nói, nhà văn Hoàng Quảng Uyên dựa vào những sự kiện lịch sử để đặt nhân vật Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh vào những hoàn cảnh đầy thử thách ngặt nghèo. Nhưng khi vượt qua thử thách, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh càng chứng tỏ được bản thân mình và quan điểm đúng đắn của mình.